Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Số liệu nghiên cứu thu thập từ 2 nguồn là Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các số liệu có liên quan trực hoặc gián tiếp đến nội dung về nghiên cứu của đề tài đã chọn. Tác giả đã căn cứ vào các số liệu đã được công bố rọng rãi, các báo cáo, dữ liệu thống kê, tổng kết về các chuyên đề qua các năm của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể là các dữ liệu được lưu và các báo cáo của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016 - 2018. Trong các báo cáo đã công bố này có đầy đủ các thông tin mà tác giả cần để phục vụ trong đề tài như số lượng máy ATM trên địa bàn toàn tỉnh, nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng và các dịch vụ của thẻ với các đối tượng khác nhau. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương thông tin đại chúng: tạp chí Ngân hàng, thời báo kinh tế của Việt nam và các trang web có liên quan,…
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập được thông tin sơ cấp phục vụ quá trình làm tính, nghiên cứu, đánh giá về hoạt động phát triển DV thanh toán thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tác giả đã tiến hành lập phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và 6 huyện, 1 thị xã của tỉnh Thái Nguyên.
*Kích thước mẫu
Tổng số khách hàng là chủ thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2018 là 1.300 khách hàng. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005).
Áp dụng công thức tính quy mỗ mẫu là chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ như sau: n = (1 ) ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p = 1.300(0.05) (1.96) (0.5)(1 0.5) ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 300 . 1 2 2 2 = 293 Trong đó:
n1 = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu
Z = Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
Như vậy, theo công thức tính quy mô mẫu đối với chủ thẻ là 293, để tăng độ chính xác của tài liệu điều tra, tác giả tăng quy mô mẫu điều tra lên là 300 mẫu.
*Đối tượng nghiên cứu: Là khách hàng sử dụng thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, các đơn vị chấp nhận thẻ như là nhà hàng, bệnh viện,... và khách hàng tiềm năng
- Phương pháp điều tra:
khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ, mạng cài đặt ATM, thái độ phục vụ khách hàng, khả năng thanh toán, tiện ích của thẻ, biểu phí dịch vụ,...
- Nội dung phiếu điều tra:
Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
Phần I: Thông tin chung về khách hàng với 5 câu hỏi về họ tên, trình độ, nghề nghiệp,...
Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ thanh toán thẻ của NHN0&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Gồm có 10 câu hỏi, khách hàng sẽ chọn câu trả lời tương ứng mà mình cho là thích hợp nhất.
Phần III: Khảo sát khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Gồm có 15 câu hỏi.
Trong phần này: căn cứ vào tiêu chí “Mức độ quan trọng” khách hàng sẽ lựa chọn các yếu tố được liệt kê có tầm quan trọng như thế nào trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên từ (1) mức độ quan trọng thấp nhất đến (5) mức độ quan trọng cao nhất
- Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,21 - 5,0 Rất tốt
4 3,41 - 4.20 Tốt
3 2,61 - 3,40 Trung bình
2 1,80 - 2,60 Kém
1 1.00 - 1,79 Rất kém
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bẳng biểu, biểu đồ, để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến dịch vụ thanh toán thẻ tại NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 2016 – 2018. Dựa trên các số liệu thu thập được, tác giả phân tích và chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại trong công tác phát triển dịch vụ thanh toán thẻ để từ đó đưa ra được những giải pháp
mang tính thực tiễn.
2.2.3. Phương pháp phân tích so sánh
Thông qua việc thu thập dữ liệu và thông tin do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, các chi nhánh Ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh và xem những ưu điểm cũng như hiện có trong hoạt động dịch thuật. Dịch vụ thanh toán thẻ của đơn vị đang học. Nội dung cần so sánh bao gồm:
So sánh số liệu qua các năm để thấy được kết quả đạt được cũng như chưa đạt được trong hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ tại NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
So sánh số liệu giữa các nhóm dịch vụ về thanh toán thẻ của NHNN&PTNT VN - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, từ đó thấy được nhóm dịch vụ nào có ưu thế, nhóm dịch vụ nào cần chú trọng phát triển trong thời gian tới.
So sánh về số lượng thẻ phát hành giữa các khu vực khác nhau như: thành phố, thị xã, nông thôn để có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển thị trường.