Xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lược marketing đối với ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 92 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lƣợc Marketing đối với hàng TCMN tạ

4.3.1. xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lược marketing đối với ngành nghề

thủ công nghiệp và làng nghề Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu và các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Quy hoạch vùng sản xuất cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

Việc đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của làng nghề, vì thế để phát triển làng nghề cần phải quy hoạch vùng nguyên liệu, có kế hoạch khai thác hợp lý và bảo vệ chu đáo. đồng thời xây dựng các cơ sở chuyên khai thác, chế biến và cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các làng nghề. Cùng với việc tổ chức khai thác nguyên liệu tốt hơn để tránh tuỳ tiện khai thác một cách bừa bãi không có kế hoạch cần tiến hành quy hoạch và nhân rộng mô hình trồng nguyên liệu để chủ động cung ứng cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây, chuối, bèo tây...).

Nhóm hàng mây tre, lá, cói, hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tƣ, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính nhƣ gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Ngoài việc nhập khẩu từ Lào về thì cần phải tổ chức quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu bởi vì đây là những nguyên liệu dòng đời ngắn, dễ trồng, dễ khai thác thu hoạch. Vì vậy, vấn đề đặt ra phải xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững và chế biến nguyên liệu thô... để làm đƣợc việc đó cần:

+ Khảo sát về thực trạng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công, đặc biệt đối với mây, đất sét, gỗ, chuối, bèo tây... để đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng thực tế, đồng thời đánh giá hoạt động khai thác phục vụ sản xuất

+ Triển khai các chƣơng trình trồng mới và các chƣơng trình khai thác đối với nguyên liệu trong tỉnh, liên kết giữa các khu vực cung cấp nguyên liệu với khu vực sản xuất trên cơ sở ký kết hợp đồng thu mua... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ tham gia đầu tƣ, quản lý và trực tiếp khai thác vùng nguyên liệu.

+ Hỗ trợ các nhà cung cấp nguyên liệu thô đầu tƣ vào công nghệ chế biến và kỹ thuật xử lý tiên tiến

+ Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực chế biến nguyên liệu (gỗ, tre, cói, nhuộm trong ngành dệt) để thực hiện chuyển giao công nghệ.

Quy hoạch các làng nghề sản xuất hàng TCMN

Sản phẩm TCMN xuất khẩu do các doanh nghiệp và các làng nghề sản xuất ra, trong đó sản lƣợng từ các làng nghề là chủ yếu. Để đạt đƣợc các dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN và giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh, Thanh Hoá cần khẩn trƣơng xây dựng quy hoạch lại làng nghề huyện đang mai một vì sản phẩm không có đầu ra, không cạnh tranh đƣợc với những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

UBND tỉnh Thanh Hoá sớm phê duyệt và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nga Sơn để tăng tình chuyên nghiệp, hỗ trợ phát triển, tạo thành vùng nghề; tập trung nâng cao năng lực marketing của các doanh nghiệp làng nghề huyện Nga Sơn để tạo sức lan tỏa ảnh hƣởng lan truyền sang các doanh nghiệp làng nghề lân cận nhƣng doanh nghiệp làng nghề gốc vẫn giữ vai trò chi phối và phân cấp. Doanh nghiệp làng nghề gốc này tập trung vào bảo tồn và phát triển công nghệ gốc, sáng tác mẫu mã sản phẩm. Đồng thời khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề trong vùng và giữa các vùng nghề ngày càng chặt chẽ trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ, đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần phải quy hoạch lại các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu để có kế hoạch sản xuất và phát triển theo tình hình phát triển của thị trƣờng nƣớc ngoài.

Quy hoạch phát triển làng nghề huyện theo hƣớng hình thành cụm trung tâm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của mỗi làng xã, tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở, đảm bảo kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục...), đảm bảo nhà xƣởng cho sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng; theo mô hình làng nghề - làng du lịch (trong các làng nghề có khu vực sản xuất, có nơi trƣng bày giới thiệu sản phẩm và khách hàng đến sẽ không chỉ tham quan mà còn đƣợc chứng kiến cách thức làm ra sản phẩm, từ đó thu hút đƣợc khách tham quan du lịch trong và ngoài nƣớc, tiêu thụ đƣợc sản phẩm, thu hút đƣợc đầu tƣ của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc);

Thực tế quy hoạch làng nghề huyện là việc khó và rất phức tạp do rất nhiều khó khăn khác nhau nhƣ thu nhập thấp, không có việc làm, lao động thủ công đã chuyển đi làm công việc khác để kiếm sống.

Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm không tiêu thụ và xuất khẩu đƣợc, bởi vậy thông qua điều tra nhu cầu của thị trƣờng nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN có thể ký đƣợc hợp đồng dài hạn ổn định để các làng nghề tự hồi phục là chính. Đồng thời các doanh nghiệp cùng với các cơ quan chức năng cùng hợp tác tháo gỡ các khó khăn vƣớng mắc đẻ phát triển sản xuất. Chỉ trên cơ sở quy hoạch các làng nghề ổn định sản xuất mới tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu.

Khôi phục và phát triển làng nghề

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề

Trên cơ sở quy hoạch làng nghề huyện đã nêu ở trên, cần xây dựng phƣơng án khôi phục và phát triển các làng nghề. Quy hoạch và kế hoạch khôi phục, phát triển làng nghề huyện phải gắn với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh, địa phƣơng và phải lấy thị trƣờng làm căn cứ.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề huyện:

- Trƣớc hết bản thân các hộ gia đình, cơ sở sản xuất trong làng nghề phải chủ động tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, phải chú ý đến đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra thƣơng hiệu sản phẩm có uy tín và đăng ký bản quyền thƣơng hiệu, cải tiến mẫu mã cho hợp thị hiếu, tạo sự hấp dẫn đối với khách

hàng về chất lƣợng, giá cả, phƣơng thức phục vụ và phải lấy chữa tín làm đầu. Không những thế, các cơ sở, các hộ sản xuất ở làng nghề cần đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nội bộ làng nghề mà cả đối với ngoài vung, ngoài tỉnh để có điều kiện tiếp cận, mở rộng thị trƣờng.

- Tỉnh cần tích cực tạo điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên cơ sở ký kết các hợp đồng buôn bán nhằm tạo ra một thị trƣờng nƣớc ngoài có tính chất lâu dài và ổn định; chỉ đạo trung tâm khuyến công tỉnh đẩy mạnh các hoạt động khuyến công trên địa bàn, nhất là đối với các làng nghề; tiếp tục đầu tƣ một cách thoả đáng cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trƣờng về sản phẩm của các làng nghề trong và ngoài nƣớc; tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất trong làng nghề xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình; nâng cao vai trò của các tham tán thƣơng mại ở các nƣớc để hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong làng nghề xúc tiến thƣơng mại tìm kiếm thị trƣờng; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, làng nghề truyền thống tham gia gia công cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung; hình thành hệ thống chợ làng nghề tại làng nghề kết hợp với xây dựng các trung tâm thƣơng mại cụm xã để thúc đẩy giao lƣu hàng hoá; khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề mở các đại lý, các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị và các tụ điểm thƣơng mại ở các địa phƣơng khác nhau.

Đào tạo, bồi dưỡng chủ doanh nghiệp, nâng cao tay nghề cho người lao động trong làng nghề

Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cho chủ hộ, chủ doanh nghiệp và kỹ năng tay nghề cho ngƣời lao động nhƣ đã nêu ở phần doanh nghiệp. Ở làng nghề lao động làm nghề ít đƣợc đào tạo cơ bản mà chủ yếu là truyền nghề trực tiếp. Việc truyền nghề vừa giữ đƣợc bí quyết nghề nghiệp, vừa tạo ra đội ngũ thợ có tay nghề và khả năng thực hành nhƣng họ lại yếu về lý luận cơ sở, yếu về các kiến thức khoa học, mỹ thuật, lịch sử truyền thống của nghề. Vì vậy, cần nâng cao trình độ văn hoá cho dân cƣ nông thôn với việc phát triển hệ thống trƣờng học; mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, cải tiến chƣơng trình và tổ chức lại hệ thống các trƣờng dạy nghề, tập trung chủ yếu

vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho phát triển làng nghề; gắn liền với việc sử dụng, giải quyết việc làm cho ngƣời học nghề; có chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho ngƣời đang làm nghề và đào tạo những ngƣời chƣa có tay nghề; cải tiến chƣơng trình và tổ chức lại hệ thống các trƣờng dạy nghề, khuyến khích các trung tâm dạy nghề tƣ nhân mở rộng quy mô đào tạo dƣới nhiều loại hình ngắn hạn, bồi dƣỡng...; động viên các nghệ nhân dạy nghề và truyền bí quyết nghề nghiệp cho thế hệ sau, đặc biệt là những nghề thủ công tinh xảo mà họ tích luỹ đƣợc.

Làng thuần nông đƣợc nhân cấy nghề và trở thành làng nghề theo tiêu chuẩn, tỉnh cần hỗ trợ cùng địa phƣơng về kinh phí để mở các lớp đào tạo tay nghề cho lao động mới.

Đối với chủ doanh nghiệp, chủ hộ trong các làng nghề thì tỉnh mà cụ thể là Sở Lao động Thƣơng binh xã hội, liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội ngành nghề, huyện cần kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp trong các làng nghề nông thôn thông qua các hình thức nhƣ: Mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý kinh tế, tiếp thị, kiến thức về hội nhập quốc tế... đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề.

Đối với những ngƣời lao động đang làm nghề trong các làng nghề và đối với những thanh niên nông thôn chƣa có việc làm, cần phải có chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho ngƣời đang làm nghề và đào tạo những ngƣời chƣa có tay nghề để họ có cơ hội tìm đƣợc việc làm trong các cơ sở ngành nghề trong làng nghề. Thực hiện tốt quy chế xét tặng danh hiệu “nghệ nhân”, danh hiệu “bàn tay vàng” cho những ngƣời thợ giỏi; tổ chức cho các nghệ nhân trong các làng nghề đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nƣớc ngoài...

Phát triển đa dạng các loại hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề

- Phát triển loại hình hộ gia đình: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các làng nghề hiện nay. Cần quan tâm giúp đỡ và hƣớng dẫn hộ gia

đình trong các làng nghề sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, tạo điều kiện cho các hộ gia đình kinh doanh thuận lợi.

- Phát triển loại hình tổ hợp tác: Là hình thức liên kết tự nguyện của các hộ gia đình trong làng nghề cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Cần có chính sách khuyến khích để các hộ gia đình trong một làng nghề cùng hợp tác trở thành một hoặc một vài tổ hợp tác quy mô lớn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng lớn hơn, hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Phát triển loại hình hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những ngƣời lao động có nhu cầu lợi ích chung tự nguyện cùng góp sức góp vốn lập ra theo quy định của pháp luật. Cần phải có biện pháp chuyển đổi phƣơng thức hoạt động cho phù hợp với các cơ chế mới với sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đồng thời cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: Cần tạo môi trƣờng pháp lý ổn định, khuyến khích và động viên các chủ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bỏ vốn vào phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

- Khuyến khích hỗ trợ phát triển các hình thức Hiệp hội ngành nghề, làng nghề nhằm giúp nhau về kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ lợi ích cho nhau chống lại các thế lực gây khó khăn cho các làng nghề trong tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm làng nghề.

Đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề

Đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất làng nghề nông thôn là việc cải tiến, hiện đại hoá các công nghệ cổ truyền hiện có và bằng con đƣờng du nhập, chuyển giao các thiết bị ký thuật, công nghệ tiên tiến từ nơi khác (cả trong nƣớc và ngoài nƣớc). Đổi mới công nghệ trƣớc hết là việc làm của bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề và do các cơ sở sản xuất tự quyết định. Đồng thời cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và các hiệp hội ngành nghề với việc khuyến

khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đầu tƣ chiều sâu đổi mới công nghệ hiện đại, hiện đại hoá công nghiệp theo phƣơng châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng; sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học trong việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo máy móc thiết bị phù hợp với từng loại ngành nghề, sản phẩm, lựa chọn công nghệ mẫu thích hợp với các cơ sở ngành nghề ở từng địa phƣơng, làng xã để nhân rộng ra các nơi khác, cung cấp thông tin về thiết bị công nghệ nhập ngoại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh để lựa chọn cho phù hợp với khả năng của mình; thành lập các trung tâm tƣ vấn phục vụ, hƣớng dẫn chuyển giao công nghệ tại các làng nghề...

Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng cho các làng nghề trong tỉnh

Kết cấu hạ tầng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành, tồn tại và phát triển làng nghề, cụ thể là:

- Phát triển hệ thống đƣờng giao thông nông thôn - Phát triển mạng lƣới cung cấp điện

- Phát triển hệ thống thông tin liên lạc

- Cải tạo, nâng cấp cơ sở trƣờng học, trạm y tế, nhà văn hoá

Đổi mới các chính sách kinh tế và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề

- Đổi mới các chính sách kinh tế:

+ Chính sách tài chính, tín dụng tạo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề phát triển: Tăng đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc cho chƣơng trình khuyến công từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; tăng vốn cho vay từ các quỹ; mở rộng mạng lƣới của Ngân hàng và quỹ tín dụng; đa dạng hoá các hình thức cho vay với chính sách lãi suất cho vay hợp lý; chính sách miễn giảm thuế đối với một số ngành nghề cần khuyến khích phát triển và thu hút nhiều lao động.

+ Chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái và chống ô nhiễm môi trƣờng cho các làng nghề: Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong việc đổi mới công nghệ sản xuất, trƣớc mắt là cần có giải pháp công nghệ thích hợp đối với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)