CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Nhận xét và đánh giá thực trạng
Những thành tựu
- Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Tỉnh trong thời gian qua tuy không lớn so với các mặt hàng chủ lực của Tỉnh nhƣng có số lƣợng tăng ổn định, năm sau cao hơn năm trƣớc về khối lƣợng, giá trị hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Thị trƣờng hàng hoá đƣợc mở rộng thêm. Mặt hàng trƣớc đây chỉ tập trung ở một số mặt hàng nhƣ thêu ren, đay cói nay đã phát triển thêm mặt hàng mới nhƣ: hàng tre ghép, sơn mài, bẹ chuối, hàng mây giang xiên mỹ nghệ... Kết quả xuất khẩu khả quan trên là do các doanh nghiệp, các làng nghề sản xuất hàng TCMN đã chủ động nghiên cứu thị trƣờng, thƣờng xuyên đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh để linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Tự tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp và làng nghề bằng tất cả sự nỗ lực nhƣ: thông qua các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành, qua bản tin, các thƣơng vụ Việt Nam tại nƣớc ngoài, cũng nhƣ thƣơng mại điện tử để tìm hiểu thị trƣờng và lựa chọn đối tác đẩy mạnh xuất khẩu.
- Hàng TCMN đã góp phần thu ngoại tệ, nâng cao đời sống của ngƣời lao động, cải thiện tích cực bộ mặt của nông thôn Thanh Hoá.
- Sản xuất hàng TCMN đã tạo hàng vạn chỗ làm cho ngƣời lao động, góp phần tích cực vào sử dụng thời gian nông nhàn của ngƣời nông dân.
- Các doanh nghiệp bƣớc đầu đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác có trình độ, am hiểu về nghiệp vụ marketing, tạo mẫu, tổ chức sản xuất,... có tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công việc tìm kiếm bạn hàng, phát triển các thị trƣờng mới, thị trƣờng tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã biết phát huy lợi thế của địa phƣơng về nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có để đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu nhƣ: xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, gia công xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác xúc tiến thƣơng mại, tạo thị trƣờng ổn định, khai thác thị trƣờng theo cả chiều rộng và chiều sâu. Góp phần xây dựng hình ảnh tích cực của tỉnh Thanh Hoá trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, tiếp tục duy trì thị trƣờng truyền thống, đồng thời mở rộng thị trƣờng mới, thị trƣờng tiềm năng; mặt hàng TCMN của tỉnh đã xuất khẩu sang 17 nƣớc và khu vực, chú trọng thị trƣờng Nhật Bản, EU và thị trƣờng Mỹ...
Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế chủ yếu
- Các mặt hàng của Thanh Hoá chƣa phong phú mà chỉ tập trung ở một số mặt hàng mây tre đan, hàng thêu, thảm cói, thảm xơ dừa, chiếu cói, đá mỹ nghệ... điều này đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của tỉnh Thanh Hoá.
- Kim ngạch và khối lƣợng các mặt hàng TCMN tuy có tăng trƣởng nhƣng so với các mặt hàng khác của tỉnh thì còn nhỏ bé; và so với giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nƣớc thì hàng TCMN Thanh Hoá mới chiếm 1,09%.
- Kim ngạch và số lƣợng của các đơn vị lại nhỏ; chỉ có một vài đơn vị có kim ngạch xuất khẩu trên 2- 3 triệu USD, sức cạnh tranh kém so với các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng xuất khẩu.
Quy mô sản xuất nhỏ bé, chất lƣợng hàng hoá không ổn định, không đồng đều, mẫu mã kiểu dáng đơn điệu khó hấp dẫn khách hàng và sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng.
- Chƣa chủ động về khâu nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN, sản phẩm làm ra có giá cao hơn so với các tỉnh khác, cũng nhƣ bị cạnh tranh của sản phẩm các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Trung Quốc... nên khó cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Nguyên nhân của hạn chế
Những hạn chế trong hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, Thanh Hoá còn thiếu chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển
sản xuất hàng TCMN, còn thiếu chính sách tín dụng hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng TCMN. Hoạt động đào tạo mới mang tính chất “truyền tay” của từng hộ gia đình, chƣa có tổ chức và quy hoạch đào tạo nghề trên phạm vi của Tỉnh.
Thứ hai, thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để tạo sự liên kết giữa các nhà sản
xuất, nhà cung cấp và nhà kinh doanh của Tỉnh. Sự liên kết chủ yếu mang tính tự phát, thiếu cơ chế cụ thể cho sự liên kết này. Điều này hạn chế sự đầu tƣ, kinh doanh của các nhà sản xuất hàng TCMN.
Thứ ba, các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh về sản xuất hàng TCMN
còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với nhu cầu về tiêu thụ hàng TCMN. Các nhà sản xuất còn thiếu thông tin về thị trƣờng và khách hàng.
Thứ tư, Thanh Hoá chƣa xây dựng đƣợc những trung tâm giới thiệu hàng
TCMN lớn, có sức thu hút các khách hàng. Chủ yếu việc giới thiệu sản phẩm mới mang tính chất thụ động và nhỏ lẻ.
CHƢƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN XUẤT CHIẾN LƢỢC
MARKETING ĐỐI VỚI HÀNG TCMN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LÀNG NGHỀ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020