Từ phía Hiệp hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 112 - 114)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lƣợc Marketing đối với hàng TCMN tạ

4.3.4. Từ phía Hiệp hội

Chuyên nghiệp hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội. Tiếp tục quan tâm công tác thành lập mới và kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động của các hiệp hội ngành hàng để thực hiện tốt vai trò là ngƣời hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hiện hữu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp với các cấp, các ngành. Nâng cao năng lực thu thập và xử lý thông tin về thị trƣờng, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trƣờng nhập khẩu, về đối thủ cạnh tranh để tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận thị trƣờng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Hiệp hội thủ công mỹ nghệ tỉnh cần thành lập bộ phận thông tin của hiệp hội để thu thập và xử lý thông tin có tính chất chuyên ngành về các thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu, bộ phận chuyên trách về công tác xúc tiến thƣơng mại để nghiên cứu sâu về thị trƣờng xuất khẩu, phát hiện những rào cản mới và đƣa ra các đề xuất hƣớng giải quyết; xây dựng trang web của hiệp hội và các thành viên, kết nối giữa trang chủ của hiệp hội với các trang web của hội viên, tăng cƣờng khuếch trƣơng những hội viên hoạt động tốt, có uy tín trên các trang web và trên các bản tin của hiệp hội. Để các doanh nghiệp trong ngành hàng của mình vƣợt qua đƣợc rào cản trong thƣơng mại quốc tế thì phải biết đƣợc rào cản đó là gì, biện pháp khắc phục và đối phó ra sao? Phát huy hơn nữa vai trò điều hoà quy mô sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lƣợng sản

phẩm để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá. Nâng cao năng lực hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng (hiệp hội chiếu cói, hiệp hội thủ công mỹ nghệ) thông qua việc tăng cƣờng nguồn nhân lực có trình độ cao về pháp luật quốc tế và kinh doanh quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các hiệp hội tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng toàn quốc và quốc tế. Hỗ trợ cho các hiệp hội trong việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại.

Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để Hiệp hội thủ công mỹ nghệ hoạt động có hiệu quả, tăng cƣờng mối liên kết giữa các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN. Hình thức hiệp hội ngành nghề là sự liên kết diễn ra trên nhiều mặt của quá trình sản xuất nhƣ phối hợp về mặt quản lý, về quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, về thông tin và phát triển thị trƣờng. Thực tế cho thấy, hiệp hội là hình thức tổ chức phù hợp để hỗ trợ, liên kết và xây dựng tinh thần cộng đồng của các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trƣờng xuất khẩu. Trong thời gian qua, sự liên kết này chủ yếu mang tính chất sự vụ và đơn lẻ, chƣa thấy xuất hiện nhiều các hiệp hội ngành nghề, các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; các nhà sản xuất có thể liên kết với nhau theo sự vụ trong một thời gian xác định để cùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất một bộ phận nào đó của sản phẩm cuối cùng, hoặc sản xuất một số đơn vị sản phẩm nào đó. Chỉ có thông qua hợp tác, liên kết các doanh nghiệp TCMN của Thanh Hoá mới có thể phát triển đầy đủ năng lực marketing quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế. Liên kết có thể giúp cho doanh nghiệp đạt đƣợc lợi thế về quy mô, giảm giá thành sản xuất, xây dựng đƣợc quy trình sản xuất công nghiệp và quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng mạng lƣới phân phối sản phẩm vững chắc, ổn định và hiệu quả.

Sự liên kết ở đây có hai hƣớng liên kết, thứ nhất là sự liên kết của những nhà sản xuất hàng TCMN hoặc những nhà kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN với nhau, kết quả của sự liên kết này là sự ra đời của các hiệp hội, các tổ hợp tác và các hợp tác xã. Liên kết theo mô hình tổ hợp tác phù hợp với chủ doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi kỹ thuật cao. Hợp tác theo mô hình hợp

tác xã, tham gia là các chủ hộ kinh doanh. Với mô hình này, chủ hộ, chủ doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một số khâu, hoặc công đoạn, mặt hàng, một số chi tiết của sản phẩm... trong quá trình sản xuất kinh doanh để tham gia hợp tác.

Thứ hai là sự liên kết giữa những nhà sản xuất và những nhà xuất khẩu, sự

liên kết này đƣợc thể hiện qua các hợp đồng tiêu thụ hàng hoá. Thông qua hợp đồng, nhà xuất khẩu có nguồn hàng ổn định, chất lƣợng cao, đồng thời đựợc Nhà nƣớc hỗ trợ vốn từ các quỹ hỗ trợ phát triển. Ngƣợc lại gƣời sản xuất đƣợc hỗ trợ vốn, kỹ thuật công nghệ mới về sản xuất sản phẩm, thông tin giá cả thị trƣờng...

Ngoài ra các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu có thể liên kết với nhau trong xây dựng thƣơng hiệu và xúc tiến thƣơng mại. Một chiến lƣợc thƣơng hiệu có thể làm cho doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với các đối thủ tốt hơn, làm cho quảng cáo đáng tin cậy hơn hoặc cùng nhau phối hợp nguồn lực tham gia các hội chợ quốc tế, tham gia các gian trƣng bày tại các phòng trƣng bày sản phẩm tại nƣớc ngoài, các doanh nghiệp trong ngành có thể phối hợp nghiên cứu thị trƣờng và cùng sử dụng kết quả thu đƣợc để định hƣớng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình...

Quan tâm đúng mức đến việc nâng cao tính tổ chức kỷ luật và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, trong thời gian tới cần rà soát lại cơ cấu hội viên, xem xét kết nạp thêm những hội viên mới thuộc các thành phần kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhƣng có liên quan đến ngành hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cùng tham gia hiệp hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)