Đánh giá qua phiếu điều tra về chiến lược marketing mà các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 73 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng chiến lƣợc marketing đƣợc doanh nghiệp làng nghề TCMN Thanh

3.3.2. Đánh giá qua phiếu điều tra về chiến lược marketing mà các doanh nghiệp

trong làng nghề TCMN tại Thanh Hóa áp dụng

Bảng 3.2: Cơ sở thực hiện chiến lƣợc marketing

stt Huyện Cơ sở kinh doanh Cơ sở thực hiện chiến lƣợc marketing Tỷ lệ tham gia (%) 1 Triệu Sơn 50 48 93.3 2 Thiệu Hóa 50 45 83.3 3 Nga Sơn 50 40 80 Tổng 150 133

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ hai bảng trên ta thấy số liệu báo cáo của 3 huyện nghiên cứu báo cáo đúng với thực tế điều tra tại 3 huyện sau khi tổng hợp từ phiếu điều tra. Ta thấy rằng tỷ lệ hộ kinh doanh có chiến lƣợc marketing rất cao chiếm trên 80%. Điều này chứng tỏ rằng các hộ kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh của mình.

Công tác lập kế hoạch xây dựng chiến lƣợc marketing của các doanh nghiệp làng nghề TCMN

Trong công tác quy hoạch, lập kế hoạch, sự tham gia của doanh nghiệp thông qua đóng góp những kinh nghiệm, ý kiến có vai trò hết sức quan trọng, đó là nguồn tài liệu quý giá và một kênh thông tin tƣơng đối chính xác giúp đơn vị tƣ vấn có cơ sở để khảo sát, nắm bắt thực tế nhằm đƣa ra phƣơng án xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN phù hợp với điều kiện tại địa phƣơng.

Tiểu ban xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN đƣợc thành lập là một tổ chức có vai trò hết sức quan trọng. Vì không phải chỉ thể hiện sự đồng nhất giữa các tổ chức ban ngành tại địa phƣơng, mà còn tiếng nói của doanh nghiệp.

Trong quá trình thành lập, doanh nghiệp là một yếu tố quyết định cấu thành nên tổ chức này. Do dân bầu ra, thể hiện mức độ tham gia của họ.

Ngoài việc tham gia thành lập, doanh nghiệp còn chủ động xây dựng kế hoạch phát triển các hoạt động phục vụ chính nhu cầu của mình. Càng thể hiện rõ hơn tính tự chủ của doanh nghiệp trong mỗi hoạt động. Đã khích lệ đƣợc sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp tham gia, tự tay mình xây quê hƣơng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Những khâu của hoạt động từ khi thành lập kế hoạch cho tới khi nghiệm thu kết quả đều có sự tham gia của doanh nghiệp . Họ đã tự biết tìm ý kiên riêng của mình, tham gia nhiệt tình vào việc xây dựng kế hoạch; xây dựng các quy chế và quyết định cho chính công việc của họ.

Tính tự chủ còn khơi dậy động viên, khích lệ tình thần mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là ngƣời nghèo hay tự ti, ít tham gia các hoạt động của thôn xóm. Nhƣng giờ đây họ đã có thể nói ra đƣợc tiếng nói chung của mình, đóng góp, đƣa ra các hoạt động đem lại lợi ích cho chính họ và toàn thể doanh nghiệp .

Hình thức tham gia là đi họp và đi thực tế. Việc khảo sát giúp có thể đánh giá đƣợc khách quan, chính xác. Ngoài ra giúp cho các công trình đƣợc diễn ra đúng thời điểm, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc thống nhất từ trƣớc. Công việc cuối cùng là nghiệm thu, quyết toán với sự tham gia của Sở

Nhƣ vậy, việc xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển đã kêu gọi đƣợc sự tham gia và hƣởng ứng nhiệt tình của doanh nghiệp. Nâng cao tính tự chủ của họ, đây là nét đặc trƣng và nổi bật nhất thể hiện vai trò của doanh nghiệp .

Bảng 3.3. Doanh nghiệp tham gia lập kế hoạch xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN

stt Huyện Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia (%)

2 Thiệu Hóa 85

3 Nga Sơn 84,7

Tổng

(Nguồn: báo cáo của BCĐ NTM)

Qua điều tra tại 3 huyện nghiên cứu cho thấy, số doanh nghiệp tham gia lập kế hoạch xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN là khá cao.

Sự tham gia của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế

Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động phát triển nông thôn, sự phát triển chung của cộng đồng phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Để nâng cao sự phát triển cá nhân cần tăng cƣờng sự tham gia của các cá nhân trong công tác phát triển kinh tế chung của cả tỉnh đặc biệt là trong sản xuất. Đầu tiên là nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất, phát triển hàng hóa, điều không thể thiếu là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đó là doanh nghiệp tham gia vảo các lớp tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để phát triển sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập và tích lũy, đó cũng là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế mỗi địa phƣơng. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội đƣợc thực hiện. Sau khi đã có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì họ đóng góp cho sự phát triển chung, và trong các nội dung xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN thì nội dung phát triển sản xuất hàng hóa là rất quan trọng.

Bảng 3.4. Sự tham gia của doanh nghiệp vào phát triển kinh tế

stt Huyện Số doanh nghiệp nghiên cứu Số doanh nghiệp tham gia Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia (%) 1 Triệu Sơn 50 45 90 2 Thiệu Hóa 50 40 80 3 Nga Sơn 50 41 82 Tổng 150 126 84

Doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí xây dựng chiến lược marketing làng nghề TCMN;

Những công trình cần thiết trong xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN của mỗi địa phƣơng là có bộ mặt nông thôn đổi mới trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu. Từ đó doanh nghiệp cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng cũng nhƣ đóng góp kinh phí.

Sự tham gia tự nguyện của doanh nghiệp vào những công việc chung, đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng tiến độ, các hoạt động ƣu tiên đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đó cũng là nền tảng cho sự thành công trong việc xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN.

Nghiên cứu tại 3 huyện có số tiền đóng góp nhƣ sau:

Bảng 3.5: Sự tham gia của doanh nghiệp trong đóng góp xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN ĐVT: Triệu đồng TT Huyện Số tiền đóng góp 1 Xã Triệu Sơn 650 2 Xã Thiệu Hóa 534 3 Xã Nga Sơn 486 Tổng 1,670

Nguồn: BCĐ xây dựng chiến lược marketing làng nghề TCMN các xã

Bảng 3.6: Sự tham gia của doanh nghiệp trong đóng góp xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN

TT Huyện Số DN nghiên

cứu Số DN tham gia

Tỷ lệ DN tham gia (%) 1 Triệu Sơn 50 25 50 2 Thiệu Hóa 50 20 40 3 Nga Sơn 50 15 30 Tổng 150 60 40

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng cho thấy doanh nghiệp qua quá trình khảo sát ta thấy Triệu Sơn số hộ dân tham gia đóng góp chiếm 50%; Thiệu Hóa chiếm 40%; Nga Sơn chiếm 30%, điều này cho thấy đƣợc thu nhập và ý thức doanh nghiệp ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình đóng góp. Xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu, là nhân tố thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần doanh nghiệp, đặc biệt các công trình đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, trƣờng học, nhà văn hóa.

Doanh nghiệp tham gia đóng góp một phần chi phí cho các hoạt động phát triển của địa phƣơng. Điều này không những làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nƣớc mà còn làm tăng tính trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình xây dựng chiến lƣợc marketing làng nghề TCMN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)