CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phƣơng pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn đƣợc cung cấp bởi các nguồn tài liệu có sẵn. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi
nhận thông tin có sẵn thông qua tìm hiểu sách, báo, tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu trƣớc đây và những số liệu đƣợc Hiệp hội các làng nghề Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa cung cấp (Cụ thể ở phần tài liệu tham khảo).
* Ưu điểm:
Dễ dàng, tiện lợi cho ngƣời nghiên cứu trong công tác thu thập thông tin. Những dữ liệu thu đƣợc bằng phƣơng pháp này là những thông tin có độ tin cậy cao do đã đƣợc thu thập bằng các phƣơng pháp khoa học đƣợc tập thể áp dụng thực hiện.
* Nhược điểm:
Thông tin đã đƣợc xử lý để phục vụ cho ngƣời thu thập trƣớc đó nên tính khách quan của thông tin ít nhiều bị giảm đi.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nhất định.
* Ưu điểm:
Đây là phƣơng pháp điều tra dễ thực hiện, chi phí thấp và thông tin thu đƣợc dễ xử lý do đã đƣợc định hƣớng sẵn theo bản câu hỏi.
* Nhược điểm:
Tính hữu dụng của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào việc lập phiếu điều tra (bảng câu hỏi) và trình độ nhận thức (sự hiểu biết) của đáp viên đối với câu hỏi.
* Phương pháp điều tra:
- Chọn điểm điều tra: Tiến hành điều tra trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là những huyện có nhiều làng nghề truyền thống nhƣ: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Nga Sơn, TP Thanh Hóa, Đông Sơn, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa, Quảng Xƣơng, Yên Định… chọn hộ gia đình làm nghề trong các làng nghề thuộc các huyện..
- Số mẫu điều tra: Mỗi xã tác giả chon 10 cơ sở kinh doanh đại diện cho xã. Chọn 10 cơ sở trên là do những cơ sở này có kết quả kinh doanh tốt về hàng thủ công mỹ nghệ. Phỏng vấn mỗi cơ sở 15 ngƣời là lãnh đạo công ty và nhân viên văn phòng công ty. Tổng số mẫu điều tra là 150 phiếu. Kết hợp làm việc với các cán bộ quản lý nhà nƣớc trên địa bàn huyện.
- Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát: + Số lƣợng phiếu điều tra phát ra: 150 phiếu; + Số lƣợng phiếu thu về: 130 phiếu;
+ Thời gian phát phiếu : 10/05/2016 – 20/05/2016;
+ Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu: 25/05/2016– 20/6/2016;
+ Thời gian xử lý, tổng hợp các dữ liệu để đƣa vào báo cáo: 15/07/2016– 10/08/2015.
Bằng phƣơng pháp này tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin liên quan đến thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc marketing đối với hàng TCMN tại các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa.