CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Đặc điểm hàng TCMN và các yếu tố ảnh hƣởng tới sản xuất và tiêu thụ hàng
hàng TCMN Thanh Hoá.
3.2.1. Đặc điểm phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Tỉnh Thanh Hoá có 59.800 cơ sở sản xuất ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó chủ yếu là cơ sở tổ hợp, hộ cá thể với 58.100 cơ sở, 230 doanh nghiệp tƣ nhân, 651 hợp tác xã, 649 công ty trách nhiệm hữu hạn, 178 công ty cổ phần. Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 219 làng nghề, trong đó làng nghề
truyền thống 103, làng có nghề mới 116; có tổng số lao động đƣợc đào tạo và có việc làm trên 21.000 lao động. Do vậy xuất khẩu hàng TCMN có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh cũng nhƣ giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn.
- Trong các mặt hàng xuất khẩu thì giá trị thực thu của hàng TCMN đƣợc sản xuất bằng nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 3 - 5% giá trị xuất khẩu vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN rất cao chiếm khoảng 95 - 97%. Nếu tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD của hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tƣơng đƣơng với tăng giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD của hàng dệt may trong khi đó đầu tƣ để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu làm bằng tay không đòi hỏi đầu tƣ nhiều máy móc, mặt hàng sản xuất nhỏ đƣợc phân tán trong các hộ gia đình ở các làng nghề do vậy không cần đầu tƣ lớn vẫn tạo ra một giá trị hàng hoá xuất khẩu cao.
- Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu đƣợc sản xuất bằng tay và ngƣời sản xuất ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia theo từng công đoạn phù hợp với sức khoẻ của mình, do vậy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và trhu nhập cho ngƣời lao động nông thôn.
- Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và các vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng nhƣ duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống và các vấn đề xã hội của địa phƣơng.
Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu a) Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hoá (2010 - 2016)
Trong thời gian qua, mặc dù xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng có những bƣớc thăng trầm chủ yếu là do tác động của ngoại cảnh. Song sự cố gắng lớn của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trƣờng mới nên từ năm 2010 đến nay, mặt hàng này đã tìm đƣợc thị trƣờng, khôi phục và phát triển. Các chính sách đã và đang dần dần hoàn thiện theo hƣớng ƣu tiên và khuyến khích xuất khẩu, với mặt hàng TCMN thuế xuất khẩu và thuế giá trị
gia tăng luôn bằng không. Nhà nƣớc đã quy định thƣởng theo giá trị kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này. Chính vì vậy, những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của nhiều mặt, song xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam cũng đã phát triển theo hƣớng ổn định.
Xuất khẩu hàng TCMN của tình Thanh Hoá từ năm 2010 đến năm 2016 đã có sự tăng trƣởng khá; năm 2010 mới đạt 21,78 triệu USD nhƣng đến năm 2016 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đã đạt 66,89 triệu USD. Sản phẩm TCMN đang xuất khẩu gồm các mặt hàng: mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...
Bảng 3.1: Kim ngạch XK hàng TCMN so với kim ngạch XK của tỉnh
ĐVT: 1.000 USD
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hàng TCMN 21.780 30.891 35.850 39.190 47.960 59.200 66.890
Xuất khẩu toàn tỉnh 377.850 492.160 730.676962.0301.042.8761.518.4801.719.189
Tỷ lệ (%) 5,76 6,28 4,90 4,07 4,60 3,90 3,90
Nguồn: Sở Công Thƣơng Thanh Hóa; Cục Thống Kê Thanh Hóa
- Sản phẩm xuất khẩu hàng TCMN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là mây tre đan; cót ép; thảm, chiếu cói; thêu ren; sơn mài; đá mỹ nghệ; thảm xơ dừa v.v...
Mặt hàng mây tre đan là sản phẩm xuất khẩu truyền thống và là thế mạnh của tỉnh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với thị trƣờng xuất khẩu chính là Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Oxtraylia...
Mặt hàng thêu ren trƣớc đây là mặt hàng thế mạnh của tình nhƣng trong những năm trƣớc đây do nhu cầu thị trƣờng có hạn chế, giá cả lại không tăng làm cho mặt hàng này không có sự phát triển, một vài năm gần đây đang đƣợc phục hồi và phát triển với thị trƣờng chủ yếu là Nhật Bản, Pháp, Đức, Thái Lan, Nga.
Sản phẩm chiếu cói, thảm cói là mặt hàng xuất khẩu truyền thống lâu đời của tỉnh Thanh Hoá nhƣng những năm gần đây mới phục hồi và đƣợc xuất sang thị trƣờng Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,….
Ngoài các mặt hàng nêu trên, thời gian qua hàng TCMN của Thanh Hoá còn có một số mặt hàng khác đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Italia, Âu nhƣ mặt hàng đá mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ từ xơ dừa, nón lá, dụng cụ thể thao, tóc, lông my giả v.v...
Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng TCMN giai đoạn 2010 - 2016
ĐVT: 1.000 USD Năm
Sản phẩm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1. Hàng Thêu 480 430 221
2. Hang mây + Tre 3.650 5.315 7.305 8.220 12.000 15.178 18.230
3. Hàng đay, Cói, dứa,
dừa 4.515 6.620 8.736 9.020 12.612 13.903 15.756
4. Hàng Sơn mài 658 750 183 200 230 253 321
5. Hàng khác 7.125 17.776 19.408 21.750 23.118 29.866 32.583
Nguồn: Sở Công Thƣơng Thanh Hóa, Cục Thống kê Thanh Hóa
b) Việc tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là lao động thủ công, chất lƣợng sản phẩm không cao, doanh thu nhỏ, khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng. Chỉ có một số đơn vị đƣợc đầu tƣ trang thiết bị máy móc để sản xuất hàng TCMN đó là Công ty TNHH Tƣ Thành, Công ty TNHH Tiên Sơn, Công ty chiếu cói Hoàng Long...
Hàng TCMN thƣờng đƣợc sản xuất ở các làng nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh trên cơ sở mẫu mã của khách nƣớc ngoài đƣa ra. Ngƣời sản xuất ở các làng nghề chỉ biết sản
của mình ở nƣớc ngoài, do vậy nhiều khi không có đƣợc thông tin chính xác để tính giá sản xuất cho phù hợp.
Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá sau khi thu mua sản phẩm từ các làng nghề theo đơn đặt hàng của khách thì tổ chức hoàn thiện và đóng gói để gửi hàng cho khách nƣớc ngoài đã ký hợp đồng mua hàng, nhƣng thực tế các doanh nghiệp trong tỉnh cũng không nắm đƣợc chính xác thông tin về thị trƣờng, giá cả do vậy nhiều khi xây dựng giá cho sản phẩm TCMN còn có những bất cập.
c) Cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN
Nguyên liệu, vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng đối vói sản xuất hàng TCMN trên các mặt nhƣ: Chất lƣợng sản phẩm, sự ổn định đều đặn của sản xuất, chi phí và giá thành sản phẩm thông qua đó quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.
Sản xuất hàng TCMN của tỉnh diễn ra ở các doanh nghiệp sản xuất và các làng nghề thủ công trong tỉnh, nguyên liệu để sản xuất hàng TCMN của Thanh Hóa cho một số mặt hàng (mây tre đan, sơn mài, thêu ren, đay cói...). Các nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất hàng TCMN ở Thanh Hoá tập trung ở một số mặt hàng sau:
- Nguyên liệu cói: đƣợc cung cấp chủ yếu từ huyện Nga Sơn, ngoài ra còn một số huyện nhƣ Quảng Xƣơng, Nông Cống, Hoằng Hoá; ngoài ra còn mua từ một số tỉnh phía nam đƣa đƣa ra.
- Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng tre ghép hoặc sơn mài trong tỉnh hoặc mua tại một số tỉnh phía Bắc nhƣ Hoà Bình...
- Nguyên liệu hàng thêu ren mua tại một số nhà máy sản xuất trong nƣớc, ngoài ra với một số mặt hàng khách yêu cầu chất lƣợng hàng cao cấp thì phải nhập khẩu vải và chỉ từ nƣớc ngoài về để sản xuất cho khách hàng.
- Nguyên liệu gỗ, mây, song: Ngoài khai thác trong tỉnh cũng nhập từ Lào.
Những nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu trong tỉnh chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc mà thƣờng phải mua của các tỉnh ngoài hoặc nhập khẩu từ nƣớc ngoài, do vậy nhiều khi các đơn vị sản xuất không chủ động đƣợcnguồn nguyên
liệu, mặt khác giá cả thị trƣờng thay đổi nên làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và giá cả của sản phẩm hàng TCMN.
d) Chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
Xuất phát từ đặc điểm chủ yếu của việc sản xuất hàng TCMN không phải đƣợc làm bằng máy móc mà chủ yếu đƣợc làm bằng tay nên việc đánh giá và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cũng gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các thông số kỹ thuất đều nằm trong sự dung sai cho phép. Một đặc điểm khác của hàng TCMN là sự phong phú đa dạng và sự thay đổi liên tục về mẫu mã cũng làm cho việc theo dõi quản lý chất lƣợng hàng hoá gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, thực tế trong thời gian qua chất lƣợng hàng TCMN của Thanh Hoá có xu hƣớng tăng, sản phẩm sản xuất ra ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn, tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng của hàng TCMN xuất khẩu đƣợc hiểu là theo đúng mẫu đối chứng đã đƣợc hai bên ngƣời bán và ngƣời mua xác nhận, hầu hết hàng hoá sẽ không đƣợc chấp nhận hoặc không đƣợc thanh toán khi không đảm bảo đúng với chất lƣợng của mẫu, có rất ít trƣờng hợp hàng kém chất lƣợng mà đƣợc khách hàng chấp nhận và có chăng khách hàng sẽ giảm giá hàng hoá dƣới dạng phạt thật nặng hợp đồng (khoảng 20 -30% giá trị) và nhƣ vậy các doanh nghiệp phải cố gắng để làm tăng chất lƣợng hàng hoá và thực hiện tiến độ giao hàng.
Trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, có thị trƣờng đòi hỏi sản phẩm chất lƣợng tốt, giá trị cao, ngƣời ta thƣờng gọi là hàng kỹ nhƣ một số mặt hàng mây tre đan xuất sang Nhật, Pháp, Đức; có thị trƣờng chỉ tiêu thụ sản phẩm có chất lƣợng thấp hơn nhƣ hàng thêu xuất khẩu vào Thái Lan, Nga; hàng cói xuất sang Trung Quốc, Đài Loan...
Thực tế, trong những năm qua do hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có sự tăng trƣởng và mở rộng, số lƣợng các doanh nghiệp và các làng nghề ngày càng tăng song vấn đề chất lƣợng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nhiều khi chƣa đƣợc các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm đúng mức, do vậy có những lô hàng xuất khẩu quan tâm đúng mức, do vậy có những lô hàng xuất khẩu đã xuất đi cho các nƣớc lại bị trả lại do chất lƣợng không đảm bảo đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả
của đơn vị và ảnh hƣởng đến uy tín các nhà xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy chất lƣợng hàng hoá luôn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng ISO...
Thực trạng các tổ chức sản xuất hàng TCMN
Tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Phát triển mạnh doanh nghiệp cả về số lƣợng, chất lƣợng; có quy mô, cơ cấu hợp lý, trình độ công nghệ thích hợp với tiềm năng và đặc điểm của các vùng, miền trong tỉnh; tạo dựng mối quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, với HTX và các hộ sản xuất để phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc làm, thu nhập cho ngƣời lao động và tăng thu ngân sách. Triển khai thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ về phát triển doanh nghiệp giai đoan 2006 - 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngành tạo sự chuyển biến tích cực và thu đƣợc những kết quả đáng kể, cụ thể:
- Những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế chuyển dịch theo hƣờng tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm cải tiến thiết bị, đầu tƣ công nghệ mới, tăng năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh đƣợc nâng lên, Doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc sắp xếp, cổ phần hoá, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mở rộng sản xuất, kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp dân doanh phát triển ngày càng nhiều, góp phần tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách, đóng góp thiết thực vào thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội.
- Các cấp các ngành đã từng bƣớc cải cách thủ tục hành chính trong các khâu, thực hiện cơ chế một cửa, niêm yết công khai các thủ tục hành chính, phí và lệ phí và thời gian thực hiện; thƣờng xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với các loại thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật, đơn giản và mẫu hoá tối đa
các loại thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đã quan tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công tác đào tạo nghề cho lao động đã đƣợc quan tâm về phát triển mạng lƣới đào tạo, quy mô đào tạo, đầu tƣ cơ sở vật chất dạy nghề, đội ngũ giáo viên và chƣơng trình đào tạo. Thực hiện Chƣơng trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều Sở, ngành và tổ chức đã tổ chức đƣợc nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lao động và cán bộ quản lý các doanh nghiệp, góp phần tạo cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bắt đƣợc thông tin thị trƣờng, cung cấp những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những ngƣời có ý định thành lập doanh nghiệp; trợ giúp nhà quản lý các doanh nghiệp kiến thức, ký năng xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
- Hoạt động xúc tiến thƣơng mại bƣớc đầu đã có sự quan tâm, tập trung vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, tìm kiếm thị trƣờng, bạn hàng.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn vay đƣợc thực hiện ngày càng tốt hơn: Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động ban hành các chính sách lãi suất huy động một cách linh hoạt,, đã quan tâm hơn đến việc thực hiện cho doanh nghiệp vay trên cơ sở hiệu quả của dự án, thƣờng xuyên cải tiến quy trình, thủ tục cho vay theo hƣớng đơn giản thuận tiện, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp vay vốn.
- Nhiều doanh nghiệp đã năng động hơn trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng mới, sản phẩm mới nên kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt, góp phần tăng trƣởng về kinh tế cho tỉnh, làm thay đổi cơ cấu GDP theo hƣớng tích cực (giảm tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ).
* Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém:
- Số lƣợng doanh nghiệp tuy có tăng nhƣng tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số còn thấp xã so với bình quân chung cả nƣớc. Đa số có quy mô nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp