Giới thiệu làng nghề TCMN tại Thanh Hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu làng nghề TCMN tại Thanh Hoá

* Vị trí địa lý: Thanh Hoá là một địa phƣơng thuộc Bắc Trung Bộ, địa hình

phong phú, đa dạng với cả núi, biển và đồng bằng, giàu tiềm năng du lịch và có vị trí địa lý chiến lƣợc, kết nối giữa vùng đồng bằng sông Hồng với miền Trung và cả nƣớc. Thanh Hoá nằm ở phía Nam vùng Du lịch Bắc Bộ, tọa độ địa lý từ 19018' đến 20040' vĩ độ Bắc và từ 104020' đến 10605' kinh độ Đông; Bắc giáp với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá thuận lợi với đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh và đƣờng sắt Xuyên Việt, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh, với đƣờng chiến lƣợc 15A xuyên suốt vùng Trung du và miền núi Thanh Hoá, đƣờng 217 nối với nƣớc bạn Lào; có hệ thống sông ngòi với 4 hệ thống sông chính gồm Sông Mã, Sông Hoạt, Sông Yên, Sông Lạch, 5 cửa lạch chính thông ra biển, cảng biển Nghi Sơn tƣơng lai trở thành cảng nƣớc sâu cửa ngõ của khu vực Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển; cảng hàng không Thọ Xuân đã đi vào hoạt động, đây sẽ là cầu nối giao thông hiện đại, phục vụ tốt nhất nhu cầu kết nối thƣơng mại, đầu tƣ, du lịch và trao đổi văn hóa của nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung với TP Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nƣớc.

Dân số, lao động và tài nguyên lịch sử, văn hoá

* Dân số và nguồn nhân lực: Dân số toàn tỉnh đến năm 2013 có 3.440 nghìn ngƣời, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 0,68%; 82,5% dân số sống ở vùng nông thôn và 17,5% dân số sống ở thành thị. Có 28 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất Thanh Hoá, trong đó đông nhất là ngƣời Kinh (chiếm đến 81,37%), ngƣời

Theo số liệu thống kê, năm 2013 toàn tỉnh có 228.314 ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, trong đó lao động thuộc khu vực Nhà nƣớc 25.170 ngƣời, ngoài Nhà nƣớc 151.544 ngƣời, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 51.600 ngƣời. Thu nhập bình quân của lao động đạt bình quân 3,1 triệu đồng/ngƣời/tháng. Số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là 293.470 ngƣời.

* Các di tích lịch sử văn hoá vật thể: Vốn là một miền đất cổ của nƣớc ta,

Thanh Hoá là quê hƣơng của nền văn hoá lâu đời, phát triển rực rỡ qua nhiều thời đại cho đến ngày nay, của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng. Trên địa bàn hiện có hàng ngàn di tích lịch sử văn hoá trong đó có những di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đó là những chứng tích hào hùng của truyền thống hàng ngàn năm lịch sử lập nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc. Thanh Hóa là một trong những địa phƣơng có mật độ di tích cao, trong đó có tới 141 di tích xếp hạng quốc gia, chiếm 5,12% tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nƣớc. Phần lớn các di tích này tập trung ở vùng đồng bằng và trung du. So với một số tỉnh lân cận, Thanh Hoá nổi lên nhƣ một quần thể di tích không những có giá trị đặc trƣng mà còn khá đa dạng về thể loại. Các di tích văn hoá lịch sử của Thanh Hoá đều có giá trị phục vụ du lịch cao, trong đó tiêu biểu gồm những di tích: Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia Lam Kinh, Di tích khảo cổ hang con Moong, Chiến khu Ba Đình, Di tích khảo cổ Đông Sơn, Di chỉ khảo cổ văn hoá Đa Bút, Cụm di tích Sầm Sơn (đền Độc Cƣớc, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái...).

* Các tài nguyên văn hoá phi vật thể:

 Các lễ hội truyền thống: Thanh Hoá là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử gắn với nhiều lễ hội truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nƣớc và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Hằng năm, thƣờng tổ chức long trọng và trang nghiêm các lễ hội đặc trƣng của từng địa phƣơng để đáp ứng một phần đời sống tinh thần, tâm linh của ngƣời dân, đồng thời còn để phục vụ mục đích phát triển du lịch. Lễ hội ở Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng, mang nhiều

màu sắc đặc trƣng của từng tập tục, lề thói riêng biệt, hình thành và phát triển theo 3 loại hình nổi trội sau:

 Lễ hội tín ngƣỡng: Những lễ hội tiêu biểu của nhóm này phải kể đến lễ hội xã Thiệu Trung, tƣởng niệm ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, lễ hội xã Quảng Cƣ ở Sầm Sơn tƣởng niệm bà Triều - tổ sƣ nghề dệt săm xúc, lễ hội đình Phú Khê xã Hoằng Phú - Hoằng Hoá - Tổ nghề hát…Các lễ hội gắn với tín ngƣỡng thờ mẫu nhƣ lễ hội phố Cát ở Thạch Thành. Lễ hội đền Sòng ở thị xã Bỉm Sơn….

 Các lễ hội văn hoá lịch sử: Thƣờng gắn với việc tƣởng niệm các nhân vật lịch sử của dân tộc đã có công trong việc đấu tranh, giữ gìn và bảo vệ tổ quốc nhƣ lễ hội đền Bà Triệu ở Hậu Lộc, lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân, Lễ hội Lê Hoàn ở Thọ Xuân… Đây là các lễ hội thƣờng đƣợc tổ chức công phu, quy mô vƣợt ra khỏi phạm vi của tỉnh, có tác dụng thu hút khách du lịch trên phạm vi toàn quốc.

 Lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết: Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều truyền thuyết thấm đậm chất nhân văn nhƣ ở Thanh Hoá. Đó là: truyền thuyết Từ Thức gặp Giáng Hƣơng gắn với lễ hội Từ Thức; truyền thuyết Mai An Tiêm và quả Dƣa đỏ gắn với lễ hội Mai An Tiêm, truyền thuyết Thần Độc Cƣớc, Hòn Trống Mái ở núi Trƣờng Lệ, truyền thuyết cửa Thần Phù ở Nga Sơn; truyền thuyết ông Vồm ở Thiệu Hoá; Trạng Quỳnh ở Hoằng Hoá….

 Các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc Kinh, Mƣờng, Thái, H’Mông. Thanh Hoá vốn là miền đất văn hiến giàu chất dân gian, miền đất đã sinh ra các bậc văn sĩ kỳ tài nhƣ Lê Văn Hƣu, Lê Quát, Nguyễn Quỳnh… Thanh Hoá cũng là xứ sở của những làn điệu dân ca tha thiết trữ tình nhƣ hò sông Mã, hát sẩm xoan, múa đèn Đông Anh (Đông Sơn), trò diễn Xuân Phả (Thọ Xuân), múa sạp, múa xoè (các dân tộc thiểu số)….

* Các tài nguyên khác:

- Sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề: Khai thác các sản phẩm

nghề thủ công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò lớn trong việc phát triển du lịch. Đây là một hƣớng đi đúng đƣợc triển khai tích cực ở Thanh Hoá vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập và thu hút du khách

đến tham quan và mua sản phẩm. Tỉnh Thanh Hóa vốn có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo nhƣ: Nghề đúc đồng ở Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá; nghề dệt cói ở Nga Sơn; nghề chế tác đá ở Đông Sơn; dệt thổ cẩm ở Bá Thƣớc, Lang Chánh, Cẩm Thủy… Nhiều làng nghề nằm gần các tuyến điểm du lịch cho nên thuận lợi cho việc tổ chức các tour tham quan, làm phong phú thêm lịch trình đi, hấp dẫn nhiều du khách đến thăm.

- Các tài nguyên khác:

Xứ Thanh còn là nơi có nguồn sản vật phong phú đa dạng từ rừng, từ biển, từ đồng bằng, hoàn toàn có thể làm hài lòng du khách phƣơng xa, những món ăn dân dã mang đậm hồn quê gợi cho ta những cảm nhận khó quên nhƣ Chè Lam Phủ Quảng - thứ đặc sản của phố Giáng; Báo Sâm - loại sâm trên núi Báo (Vĩnh Lộc); bánh gai Tứ Trụ, bƣởi Luận Văn, Cốm tiến Vua, bánh lá Răng Bừa (Thọ Xuân); Nem chua (Thành phố); Dừa (Hoằng Hoá); cá Mè Sông Mực; nƣớc mắm Du Xuyên….

Hệ thống các chợ, gắn chặt với đời sống sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân địa phƣơng, cũng là một tiềm ẩn, hấp dẫn du khách bốn phƣơng trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Nhƣ vậy, ngoài những lợi thế về vị trí, nằm trong không gian du lịch của trung tâm du lịch thủ đô Hà Nội, với các điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, Thanh Hoá có những ƣu thế nổi trội trong vùng và khu vực về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, đặc trƣng, là điều kiện tốt để phát triển ngành du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp làng nghề tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)