Phương hướng, mục tiêu công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phú thọ (Trang 94 - 98)

Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1. Phương hướng

Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến và Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 23/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngày 21/11/2014 và UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 13/7/2016 về việc đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII và tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đổi mới quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng. Đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, của các tổ chức trong hệ thống Chính trị, do vậy nhà nước phải quản lý và Đảng phải lãnh đạo.

- Đổi mới nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng. Trong giai đoạn phát triển đất nước và hội nhập quốc tế như hiện nay chúng ta không thể không đổi mới, không thể giữ mãi nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành thi đua, khen thưởng của giai đoạn cách mạng trước. Thực tế đã và đang đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng; phải có quy trình phát hiện, xem xét, lựa chọn, phong tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và những vấn đề có liên quan đến việc khen thưởng một cách khách quan, khoa học.

- Tiếp tục kiện toàn và đổi mới tổ chức, cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng nay là Ban Thi đua - Khen thưởng các cấp. Đây là cơ quan trực tiếp giúp Đảng và Nhà nước quản lý công tác thi đua, khen thưởng do vậy việc đổi mới tổ chức, cán bộ và hoạt động của cơ quan này có ý nghĩa rất lớn đối với đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

- Tiếp tục quán triệt, triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ.

- Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản của Chính phủ hướng dẫn, quy định thi hành luật chính là hành lang pháp lý quan trọng để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng trong cơ chế thị trường có nhiều thời cơ và cũng không ít thách thức. Đồng thời đây cũng là cơ sở để Nhà nước tiến hành quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong đó có vấn đề đổi mới quản lý Nhà nước đối với công tác này.

- Đối với Luật Thi đua, khen thưởng cần tập trung quán triệt sâu rộng hơn nữa trong các cơ quan thuộc hệ thống trính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và đến từng người dân. Trong quá trình triển khai luật cần tăng cường công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những điểm cần bổ sung để đề nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi nhằm đáp ứng được sự phát triển thực tế của đời sống xã hội.

Thứ hai, đổi mới trong tổ chức các phong trào thi đua

Mục tiêu, nội dung thi đua phải sát thực, có tính toàn diện, đột phá vào những trọng tâm, trọng điểm, những việc khó hoặc những mặt còn yếu kém của cơ quan, địa phương, đơn vị. Các chỉ tiêu thi đua phải cụ thể, sát thực tiễn, được sự đồng tình, hưởng ứng của các cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua.

Mở rộng đối tượng thi đua ở tất cả các thành phần kinh tế và lĩnh vực của đời sống xã hội, coi trọng việc phát triển phong trào thi đua cả trong các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước. Phong trào thi đua phải được phát động sâu rộng trong quần chúng nhân dân, quy tụ được mọi nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu chung của đất nước.

Xây dựng kế hoạch tổ chức thi đua phải phù hợp với thực tế, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và nguyện vọng của quần chúng. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Thứ ba, đổi mới trong công tác khen thưởng

Đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện công tác khen thưởng phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Công tác tổ chức xem xét, bình chọn các gương điển hình để khen thưởng phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, dân chủ và khách quan.

Tiến hành khen thưởng thành tích toàn diện đồng thời với thành tích từng mặt công tác. Khen thưởng thành tích thường xuyên hàng năm song song với việc khen thưởng thành tích đột xuất. Chú trọng khen thưởng chủ yếu cho cá nhân, các tập thể và đơn vị cơ sở.

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng, bảo đảm khen thưởng đúng đối tượng, đúng thành tích, tránh hình thức, bám sát các tiêu chuẩn theo quy định và tiến hành bình xét một cách chặt chẽ, công khai, công bằng, đúng quy định.

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cần phải tiến hành kiểm tra ngay tại chính cơ quan, đơn vị làm công tác thi đua, khen thưởng.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, thủ tục nhưng nhanh gọn, không gây xáo trộn, phiền hà cho đơn vị được thanh, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành toàn diện từ khâu thực hiện hồ sơ, thủ tục, thẩm định đối tượng khen thưởng, cấp phát hiện vật thi đua, khen thưởng và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.

Xây dựng đội ngũ công chức làm công tác thanh tra từ Tỉnh đến các địa phương nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng, nghiệp vụ thanh tra và có đạo đức nghề nghiệp.

3.1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Tiếp tục quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng tới mọi chủ thể tham gia thi đua trên địa bàn; đẩy mạnh, đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, đặc biệt là các phong trào: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các phong tràonhằm phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thời cơ tăng trưởng kinh tế gắn với tạo chuyển biến cơ cấu, lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ làm động lực tăng trưởng. Cần chú trọng phát triển các nhân tố thúc đẩy tăng năng xuất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy yếu tố con người, thành tựu khoa học - công nghệ; khuyến khích tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh thực hiện và gắn kết bốn khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân.

b. Mục tiêu cụ thể về thi đua, khen thưởng

- Hàng năm có 100% cơ quan, đơn vị đăng ký thi đua; - Mỗi năm có:

+ Từ 20-25 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại. + Từ 8 - 10 tập thể được Chính phủ tặng Cờ thi đua.

+ Từ 02 - 03 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc. + Từ 60 - 70 tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

+ Từ 60 - 80 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua. + Từ 100 - 150 cá nhân đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. + Từ 650 - 700 tập thể đạt Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực thi chính sách thi đua, khen thưởng ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phú thọ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)