Bài học cho tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng cho công chức

1.3.2. Bài học cho tỉnh Phú Thọ

Từ thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng ở các địa phương, tỉnh Phú Thọ rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và công tác phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể với các ngành, các cấp; vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức, triển khai công tác thi đua, khen thưởng là yếu tố quyết định để tổ chức các phong trào thi đua có hiệu quả.

Thứ hai: Nội dung phong trào thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; coi trọng việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, tiêu chí thi đua; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình và tập trung chỉ đạo phong trào ở cơ sở theo phương châm hướng mạnh về cơ sở.

Thứ ba: Công tác khen thưởng phải đúng quy định, đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng, công khai. Coi trọng khen thưởng những tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp làm việc, lao động ở cơ sở, nhất là nông dân, công nhân lao động.

Thứ tư: Công tác tuyên truyền, biểu dương, phổ biến kinh nghiệm hay của các gương điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tổ chức thường xuyên để kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sức lan toả rộng khắp.

Thứ năm: Phải thường xuyên quan tâm củng cố bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp; các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể đảm bảo về số lượng, có năng lực, năng động sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác thi đua hiện nay.

Thứ sáu: Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng ở cơ sở, để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, khó khăn vướng mắc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn coi thi đua, khen thưởng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, cùng những thành tựu chung của đất nước, thi đua, khen thưởng đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

Nhận thức được vai trò của công tác thi đua, khen thưởng Chương 1 của luận văn đã tập trung khái quát những vấn đề mang tính lý luận như các khái niệm thi đua, khen thưởng, chính sách thi đua, khen thưởng, đặc điểm chính sách và việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng. Từ đó luận văn xây dựng khung lý thuyết về quy trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng gồm 6 bước cơ bản, bao gồm: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, (2) Phổ biến tuyên truyền chính sách thi đua, khen thưởng, (3) Phân công phối hợp thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, (4) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng, (5) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, (6) Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chính sách thi đua, khen thưởng. Trong chương này luận văn cũng trình bày một số kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua ở Thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực hiện công tác này tại tỉnh Phú Thọ.

Nội dung của Chương 1 là nền tảng để chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng, đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Phú Thọ ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp tổ chức thực thi chính sách thi đua, khen thưởng ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách thi đua khen thưởng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phú thọ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)