CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Tác giả luôn quán triệt quan điểm tổng thể trong nghiên cứu đề tài. Trước hết tác giả đi từ nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thu – chi NSNN. Tiếp đó, bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN của các địa phương của Việt Nam. Việc đánh giá hiện trạng trong quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sẽ cho phép tác giả nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN. Đây chính là cơ sở cho phép tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới một cách toàn diện.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so sánh… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.
2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một
số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.
Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng. Chi phí cho việc thu thập dự liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.
Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, Tỉnh Lào Cai có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công quản lý NSNN trên địa bàn Huyện Bát Xát được thu thập, phân tích và đánh giá. Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu, các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.
- Tài liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra ý kiến của các đơn vị thực hiện quản lý NSNN. Ngoài ra còn là một số các ý kiến phỏng vấn cá nhân của các cán bộ nhân viên thuộc Sở Tài chính, phòng Tài chính, đây là những người hiểu rõ nhất điểm mạnh, yếu, thiếu sót của hệ thống mà họ đang tác nghiệp, đây chính là nguồn thông tin có giá trị nhất.
Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên phòng tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm: Công tác lập dự toán; Quản lý nguồn thu; Quản lý chi; Công tác quyết toán thu, chi; Kết quả phân bổ ngân sách nhà nước; Công tác thanh tra, kiểm tra.
Mục đích khảo sát: Để đánh giá quản lý tài chính tại Huyện Bát Xát. Quy mô mẫu khảo sát:
Tổng số cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước năm 2018 là: 71 người. Quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)
n = NZ 2 p(1-p) = 71*(1.96) 2. (0.5).(1 - 0.5) = 59,92 Nd2 + Z2 p(1-p) 71* (0.05)2+ (1.96)2.(0.5).(1- 0.5)
n = Quy mô mẫu mong muốn
Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)
d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05
Như vậy, quy mô mẫu được lựa chọn là 60. Số phiếu điều tra được phát ra là 60 phiếu.
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,79 Rất kém
2.2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán, minh chứng cho các nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hệ thống.
- Tổng hợp và phân tích số liệu, ý kiến chuyên gia
Dựa trên những số liệu báo cáo về hoạt động thu chi NSNN Huyện Bát Xát và phân tích quá trình thực hiện quản lý thu chi trên địa bàn Huyện Bát Xát, từ đó lấy ý kiến các đơn vị thực hiện, các cán bộ nhân viên trong Sở Tài Chính - đây là các chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, thông qua kinh nghiệm lâu năm tác nghiệp với hệ thống, hiểu rõ các quy trình, từ dó những ý kiến của họ đưa ra là hết sức chất lượng. Từ những nguồn
thông tin trên, tác giả sẽ sử dụng để làm căn cứ đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp.
- Phương pháp so sánh
So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá hoạt động thu chi NSNN trong thời gian qua. Sau đó căn cứ vào các quy trình áp dụng cho các thời kỳ, bối cảnh kinh tế giữa các năm đưa ra đánh giá và đề xuất.
So sánh qua các năm để thấy được sự biến động của các chỉ số tài chính. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:
∆y = y1 - y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - y0 x 100% y0
2.2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả
Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ
những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của địa phương trong quản lý NSNN.