Tổ chức bộ máy và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tạ

Bát Xát

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN huyện Bát Xát

Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.

Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện. Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Bát Xát

* Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bát Xát

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.

Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai gồm 10 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 02 Trưởng phó phòng, 07 chuyên viên. Trình độ thạc sỹ 02 người, đại học 08 người. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng được thể hiện qua sơ đồ 3.2.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện

Phòng TC – KH huyện Bát Xát UBND huyện

Sở Tài chính Lào Cai HĐND huyện KBNN huyện Bát Xát Chi cục thuế huyện Bát Xát Đội kiểm tra Đội thuế xã, thị trấn Đội quản lý hành chính Quản lý DN trên địa bàn Quản lý cá thể Các đơn vị sử dụng NSNN Ban tài chính xã, thị trấn Phí, lệ phí thuộc NSNN

pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.

Sơ đồ 3.2: Hệ thống tổ chức phòng Tài chính Kế hoạch huyện Bát Xát

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

- Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy bannhân dân cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

Trưởng phòng Phó trưởng phòng 2 Phó trưởng phòng 1 Kế hoạch NS Dự toán, quyết toán NS Tổng hợp NS xã , TT Đầu tư XDCB KH KT - XH Quản lý TS Giá cả, các quỹ

- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

- Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện quản lý.

- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.

- Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm định giá đối với tài sản nhà nước tại địa phương theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, đầu tư, giá thị trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài chính.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN tại huyện Bát Xát

Việc phân chia nguồn thu, chi ngân sách huyện do HĐND Tỉnh Lào Cai quyết định trên cơ sở các quy định của Trung ương. Do vậy, việc phân cấp nguồn thu, chi của HĐND Tỉnh Lào Cai hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý NSNN ở Bát Xát, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, việc phân cấp nguồn thu, chi cho ngân sách huyện được qui định rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước góp phần tăng thu ngân sách, đồng thời đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ chi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Hiện nay căn cứ vào Nghị quyết số 89/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND Tỉnh Lào Cai về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2017 - 2020, nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện được phân cấp cụ thể như sau: [9] [10]

3.2.2.1. Phân cấp quản lý nguồn thu của ngân sách huyện

Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng một trăm phần trăm (100%)

1. Thuế tài nguyên nước do Chi cục Thuế quản lý thu.

2. Tiền sử dụng đất thu từ quỹ đất tạo ra bởi các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện.

3. Tiền cho thuê đất thu từ quỹ đất tạo ra bởi các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện; tiền cho thuê mặt nước.

4. Tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan, đơn vị thuộc huyện/ thành phố quản lý; tiền bán nhà do cơ quan, đơn vị thuộc huyện/thành phố quản lý, trừ nhà trên địa bàn các phường thuộc thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa.

5. Lệ phí môn bài thu từ doanh nghiệp và các tổ chức khác trên địa bàn các huyện.

6. Lệ phí trước bạ, trừ lệ phí trước bạ nhà, đất và lệ phí trước bạ ô tô, xe máy. 7. Thu từ bán tài sản gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện quản lý; thu từ bán các tài sản khác do cơ quan, đơn vị cấp huyện quản lý.

8. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương cấp huyện.

9. Thu phí, phần phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước, đơn vị cấp huyện quản lý thực hiện thu.

10. Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý thực hiện thu.

11. Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý ra quyết định xử phạt.

12. Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp huyện quản lý xử lý.

13. Thu huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

14. Thu đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

15. Thu kết dư ngân sách cấp huyện.

16. Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện.

17. Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang. 18. Thuế giá trị gia tăng thu từ các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu trên địa bàn các huyện; Thuế giá trị gia tăng thu từ cá nhân, hộ gia đình.

19. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu trên địa bàn các huyện.

21. Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật

* Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh - ngân sách cấp huyện - ngân sách cấp xã

1. Thuế tài nguyên khoáng sản (trừ khoáng sản kim loại, apatite, khoáng sản quý hiếm, tài nguyên rừng, tài nguyên nước);

2. Tiền sử dụng đất, trừ tiền sử dụng đất thu từ các quỹ đất tạo ra bởi các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng bằng: Nguồn vốn ngân sách Trung ương; nguồn vốn ngân sách tỉnh; nguồn vốn ngân sách cấp huyện; nguồn vốn ngân sách tỉnh lồng ghép nguồn vốn ngân sách cấp huyện.

3. Tiền cho thuê đất, trừ tiền cho thuê đất thu từ quỹ đất tạo ra bởi các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng bằng: Nguồn vốn ngân sách Trung ương; nguồn vốn ngân sách tỉnh; nguồn vốn ngân sách cấp huyện; nguồn vốn ngân sách tỉnh lồng ghép nguồn vốn ngân sách cấp huyện.

4. Lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn các phường, thị trấn.

5. Lệ phí trước bạ nhà, đất trên địa bàn các phường, thị trấn; Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy.

6. Thuế giá trị gia tăng thu của các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) do Cục Thuế quản lý thu; thuế giá trị gia tăng thu của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu trên địa bàn thành phố Lào Cai.

7. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu của các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) do Cục Thuế quản lý thu; thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu trên địa bàn thành phố Lào Cai.

8. Thuế thu nhập cá nhân do Chi cục Thuế quản lý thu trên địa bàn các huyện. 9. Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nước thu từ cá thể, hộ gia đình và các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu.

3.2.2.2. Phân cấp quản lý chi ngân sách địa phương Chi đầu tư phát triển

1. Đầu tư các công trình, dự án do cấp huyện quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại Điều 9 Quy định này, được đầu tư từ các nguồn vốn: a) Nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bán trụ sở. b) Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết do ngân sách tỉnh cấp trả (70% số thu trên địa bàn huyện, thành phố). c) Nguồn bổ sung có mục tiêu có tính chất XDCB từ ngân sách tỉnh. d) Các nguồn vốn hợp pháp khác do huyện quản lý.

2. Chi bổ sung vốn cho Quỹ phát triển đất.

3. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên

1. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do cơ quan cấp huyện thực hiện.

2. Các hoạt động sự nghiệp do các cơ quan cấp huyện quản lý, gồm: a) Sự nghiệp giao dục, đào tạo và dạy nghề,

b) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, c) Sự nghiệp văn hóa - thông tin d) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình

đ) Sự nghiệp thể dục, thể thao: Các hoạt động thể dục, thể thao do cấp huyện quản lý.

e) Sự nghiệp bảo vệ môi trường: Các hoạt động sự nghiệp về môi trường do huyện quản lý.

g) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý, gồm: Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; Sự nghiệp giao thông; Sự nghiệp thị chính; Hoạt động quy hoạch đối với các dự án do cấp huyện phê duyệt; Hoạt động thương mại, du lịch do cơ quan, đơn vị cấp huyện thực hiện; Các sự nghiệp kinh tế khác.

3. Chi bảo đảm xã hội

4. Hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cấp huyện. 5. Hoạt động ở cấp huyện của các tổ chức

6. Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cấp huyện để thực hiện các nhiệm vụ được huyện giao.

7. Các khoản chi thường xuyên khác ở cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi khác của ngân sách cấp huyện

1. Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.

2. Chi chuyển nguồn ngân sách huyện năm trước sang năm sau.

3. Chi sự nghiệp trong các chương trình, mục tiêu, dự án, nhiệm vụ bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh.

4. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

3.3. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát

3.3.1. Thực trạng thu, chi ngân sách nhà nước tại Huyện Bát Xát

3.3.1.1. Về công tác thu ngân sách

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền địa phương huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nó chỉ bao gồm những khoản thu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp.

Trong giai đoạn 2016 - 2018 công tác thu NSNN của huyện Bát Xát có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)