Mở rộng công khai ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 108)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện

4.2.4. Mở rộng công khai ngân sách nhà nước

Mở rộng công khai tài chính của NS các cấp là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách NS, nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý NS một cách khách quan. Đây là một biện pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.

Sở dĩ việc công khai, minh bạch ngân sách càng trở nên cấp thiết và cần thực hiện nghiêm theo quy định, bởi trong chi tiêu ngân sách ở đâu đó vẫn còn có hiện tượng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn, định mức. Các cấp quản lý ngân sách đều phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình, trên cơ sở giám sát của cộng đồng. Còn nhớ trong một cuộc hội thảo liên quan đến chi tiêu ngân sách, có vị chuyên gia kinh tế đã đưa ra thông điệp “mỗi người dân hãy quan tâm tới ngân sách nhiều hơn”. Bởi quan tâm đến chi tiêu ngân sách chính là quan tâm đến “túi tiền quốc gia”, là tiền

của người dân. Người dân tham gia giám sát chi tiêu ngân sách là một trong những biện pháp để sử dụng ngân sách hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Việc công khai ngân sách ở huyện chưa được thực hiện nghiêm, có công khai nhưng chậm công bố thông tin. Trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn như hiện nay thì việc thắt chặt chi tiêu, tăng cường kỷ cương cũng như công khai, minh bạch ngân sách cần phải đặt lên hàng đầu. Cách thức công khai: niêm yết công khai các chế độ chính sách nhà nước có liên quan, số liệu dự toán và tình hình thực hiện dự toán NSNN của mỗi đơn vị sáu tháng và kết thúc năm ngân sách. Niêm yết công khai ở nơi công cộng, có thông báo bằng văn bản đến những cơ quan, cá nhân có liên quan.

4.2.5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước

Con người là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động quản lý và điều hành ngân sách. Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện tại, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT-XH và quản lý thu, chi NS địa phương. Cụ thể nhất là đối với cán bộ thuế: cần thường xuyên học tập, nâng cao chuyên môn nhất là trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát hiện sớm các tình trạng trốn thuế nhằm truy thu thuế cho nhà nước. Bên cạnh đó cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.

Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng đối với các cá nhân, tổ chức làm quản lý NSNN; Kiểm tra, kiện toàn lại tổ chức bộ máy quản lý ngân sách từ huyện đến xã.

Có cơ chế tuyển chọn phù hợp, ưu tiên những cán bộ trẻ được đào tạo chính quy có kinh nghiệm.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với tỉnh Lào Cai

- UBND Tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, các sở ban ngành khác khi ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến cơ chế điều hành, chấp hành ngân sách trên địa bàn cần kịp thời và phù hợp với các căn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.

- Sở Tài chính tăng cường chỉ đạo, tập huấn, triển khai hướng dẫn các văn bản nhanh chóng, kịp thời tới phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, đơn vị sử dụng NSNN để các đơn vị thực hiện thống nhất trên địa bàn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của đơn vị để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các đơn vị sử dụng NSNN khi tham gia quản lý, thanh toán vốn NSNN.

4.3.2. Đối với UBND huyện Bát Xát

- Quan tâm, chỉ đạo điều hành NSNN huyện một cách sát sao, có hiệu quả thông qua việc phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công ổn định trong năm phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh bổ sung nhiều lần cho các nhiệm vụ thường xuyên; phân bổ kế hoạch vốn kịp thời cho các dự án cần thiết không phân bổ dàn trải cho các dự án không khả thi hoặc tiến độ thực hiện chậm, chưa triển khai.

- Quan tâm, có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán đặc biệt là các xã,thị trấn nhằm nâng cao chất lượng công tác Tài chính - kế toán đội để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Sao gửi các văn bản liên quan liên quan đến thanh toán vốn NSNN kịp thời cho các đơn vị sử dụng NSNN tránh tình trạng các đơn vị không nắm được các chế độ chính sách mới, gây khó khăn trong công tác giải ngân.

4.3.3. Đối với phòng Tài chính - Kế hoạch Bát Xát, đơn vị sử dụng NSNN

- Đối với phòng Tài chính - Kế hoạch: Tổ chức thực hiện nhập dự toán trên hệ thống TABMIS cho các đơn vị giao dịch kịp thời theo đúng quyết định, không nhập

định kỳ hàng tháng làm ảnh hưởng đến công tác kiểm soát của KBNN, thanh toán của các đơn vị.

Thường xuyên cập nhật và tập huấn, hướng dẫn các đơn vị về công tác Tài chính - Kế toán cho các đơn vị sử dụng NSNN đặc biệt là Thủ trưởng và Kế toán các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác này, nâng cao trách nhiệm của họ trong việc thanh toán vốn NSNN đặc biệt là các chế độ, nghiệp vụ mới liên quan đến thanh toán với KBNN theo đúng quy định.

Khi duyệt quy chế chi tiêu cho đơn vị, phòng Tài chính - Kế hoạch cần có thông báo cho đơn vị sử dụng NSNN và KBNN kết quả thẩm định quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán của các đơn vị thực hiện theo cơ chế khoán biên chế và tự chủ về tài chính. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan Tài chính trong việc thẩm định trên.

- Các đơn vị sử dụng NSNN cần chủ động tìm hiểu cơ chế thanh toán qua KBNN để chủ động trong việc gửi hồ sơ thanh toán tới Kho bạc, thực hiện tiến độ thanh toán đều vào các tháng trong năm tránh dồn vào cuối năm dẫn đến hồ sơ phải làm lại nhiều lần, làm chậm tiến độ thanh toán.

KẾT LUẬN

NSNN là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Quản lý NSNN phải đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, quản lý NSNN tồn tại như một yếu tố khách quan. Thông qua quản lý NSNN có thể duy trì mọi hoạt động của Nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước về mọi mặt.

Quản lý NSNN huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Với kết cấu 4 chương, đề tài "Quản lý NSNN huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai" đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động quản lý NSNN. Rút ra được các bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN Huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai.

+ Về thực trạng quản lý NSNN: Nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quan, có hệ thống về thực trạng quản lý NSNN Huyện Bát Xát trong giai đoạn 2018-2018. Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó đã được chỉ ra.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN huyện Bát Xát - Tỉnh Lào Cai. Các giải pháp và kiến nghị của đề tài không chỉ mang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2012), "Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012, Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.".

2. Bộ Tài chính (2013), "Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).".

3. Chính phủ (2005), "Nghị định số 130/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước;".

4. Chính phủ (2006), "Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.".

5. Chính Phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ - CP về kế hoạch đầu tư công trung

hạn và hằng năm, Chính phủ, Hà Nội.

6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai (2018), Giới thiệu Bát Xát, truy cập ngày, tại trang web http://batxat.laocai.gov.vn/huyenbatxat/Gioi-thieu-Bat-Xat.aspx. 7. Vi Thị Ngọc Hà (2014), Hoàn thiện công tác kiêm soát chi thường xuyên qua Kho

bạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

8. Vũ Thị Hậu và Vũ Thị Loan (2016), Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

9. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2016), Nghị quyết số 89/2016/NQ - HĐND ban hành quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương; Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; Thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai

đoạn 2017 - 2020., Tỉnh Lào Cai.

10. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2018), Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND sửa đổi một số điều của Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ (%) phân

chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 89/2016/NQ-HĐND ngày

15/12/2016 của HĐND tỉnh, Lào Cai.

11. Phạm Thị Mai Hương (2018), Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước Huyện

Lục Yên tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường ĐH Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

12. Phạm Văn Khoan (2010), Giáo trình quản lý tài chính công,, Học viện Tài chính. 13. Phan Văn Khoan và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010), Giáo trình Lý thuyết Quản

lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), Hoàn thiện quản lý nhà nước huyện Đức Phổ, tỉnh

Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

15. Vũ Thành Nam (2014), Hoàn thiện quản lý ngân sách cấp huyện tại tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

16. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2015), "Luật Ngân sách Nhà nước.". 17. Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay,

Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 18. Vũ Thị Thuận (2014), Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Cẩm Giàng - Tỉnh

Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Hành chính công, Học viện Hành chính.

19. Phạm Đình Thành (2005), Vận dụng lập NSNN theo kết quả đầu ra trong quản lý

chi tiêu công của Việt Nam, NXB Tài chính.

20. UBND huyện Bát Xát (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Bát Xát

giai đoạn 2015 - 2020, Huyện Bát Xát.

21. UBND huyện Bát Xát (2015 - 2018), Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách huyện

Bát Xát, Huyện Bát Xát.

22. UBND huyện Bát Xát (2015 - 2018), Báo cáo tình hình kết quả thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, Huyện Bát Xát.

23. UBND huyện Bát Xát (2015 - 2018), Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BÁT XÁT – LÀO CAI

Xin kính chào ông/ bà

Kính thưa các ông (bà)! Quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả, đem lại lợi ích lớn nhất cho người thụ hưởng ngân sách là nhiệm vụ không chỉ của cơ quan tài chính mà còn của những người thụ hưởng ngân sách. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã thực thi nhiều cải cách đổi mới để ngân sách nhà nước được sử dụng hiệu quả hơn. Để góp phần tham mưu cho hoàn thiện hơn trong quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bát Xát trong thời gian tới, Học viên Nguyễn Văn Hiệp đang thực hiện đề tài “ Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát – Lào Cai”. Học viên Nguyễn Văn Hiệp mong được các ông (bà) hợp tác cung cấp thông tin để đề tài được hoàn thiện hơn. Các ông (bà) tham gia trả lời phiếu điều tra sẽ điền thông tin vào các chỗ trống hoặc đánh dấu (x) vào ô tương ứng với ý kiến của mình. Nếu có ý kiến khác thì các ông (bà) sẽ ghi vào mục ý kiến khác. Học viên xin cám ơn sự giúp đỡ của các ông (bà). Những ý kiến của ông/ bà là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của học viên.

Rất mong sự quan tâm của ông/ bà

I. Một số thông tin cá nhân

Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Tên có quan đồng chí công tác:……… 2. Chức vụ:……… 3. Giới tính Nam: Nữ: 4. Trình độ học vấn Cao đẳng: Đại học: Sau đại học:

5. Thời gian công tác

Từ 1- 10 năm Từ 10 - 20 năm Trên 20 năm

II. THÔNG TIN KHẢO SÁT

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý. Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá quản lý ngân sách mà Ông/Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)