Kết quả thanh tra NS huyện Bát Xát giai đoạn 2016 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 76)

của huyện, nắm bắt thường xuyên để điều chỉnh những sai sót, đề ra phương án tối ưu trong quản lý NS huyện.

Đối với KBNN huyện: thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách toàn huyện theo quy định, đồng thời thực hiện tốt khâu kiểm soát hoạt động thu chi hiệu quả.

Phòng tài chính – kế hoạch huyện: thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; thẩm tra quyết toán sáu tháng, một năm với các cơ quan, đơn vị trong huyện và đối với Ban tài chính các xã, thị trấn.

Kiểm tra đột xuất: việc kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra

hoặc có đơn thư khiếu nại đối với một số cơ quan, đơn vị nào đó, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện hay các cơ quan chuyên môn khác. Việc kiểm tra này có thể do Thanh tra nhà nước, cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra tài chính, công an kinh tế.

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác thanh tra đã được Thanh tra tỉnh phê duyệt, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua UBND huyện triển khai thực hiện, đạt một số kết quả như sau:

Bảng 3.6: Kết quả thanh tra NS huyện Bát Xát giai đoạn 2016 – 2018 T T

T Nội dung ĐVT Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 Tổng

1 Số cuộc thanh tra Cuộc 4 5 5 14

Thanh tra theo KH Cuộc 3 5 4 12

Thanh tra đột xuất Cuộc 1 0 1 2

2 Số đơn vị thanh tra Đơn

vị 10 6 8 24

3 Số đơn vị vi phạm Đơn

vị 6 4 3 13

4 Tổng số sai phạm Tr.đ 239,8 165,2 286,3 691, 3

5 Đã thu hồi nộp NSNN Tr.đ 126 37,6 70,8 234, 4

6 Kiến nghị xử lý khác Tr.đ 63,1 60,9 120,6 244, 6 Nguồn: Báo cáo thanh tra huyện giai đoạn 2016 -2018 Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của huyện, định hướng hoạt động của Thanh tra tỉnh Lào Cai. Thanh tra huyện xây dựng kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm nhằm ổn định tình hình, góp phần xây dựng phát triển kinh tế.

Năm 2016 phát hiện 6/10 đơn vị được thanh tra vi phạm, với số tiền 239,8 triệu đồng, sai phạm trong quản lý thu – chi ngân sách, trong xây dựng cơ bản. Thu hồi về NSNN 126 triệu đồng, kiến nghị xử lý 63,1 triệu đồng. Có một cuộc thanh tra ngân sách đột suốt do có đơn thư tố cáo thuộc trường học trực thuộc phòng giáo dục huyện Bát Xát.

Năm 2017 thực hiện 5 cuộc thanh tra theo kế hoạch, không có thanh tra đột suốt, trong đó có 4/6 đơn được thanh tra vi phạm, với số tiền 165,2 triệu đồng, đã thu hồi 37,6 triệu đồng, kiến nghị xử lý 60.9 triệu đồng.

Năm 2018 phát hiện số đơn vị có vi phạm 3/8 đơn vi được thanh tra. Những vi phạm phát hiện chủ yếu thuộc lĩnh vực quản lý đâu tư xây dựng cơ bản: phát hiện một hạng mục công trình nghiệm thu sai khối lượng, dẫn đến làm thất thoát ngân sách nhà nước, sai phạm trong quản lý thu – chi ngân sách.

Qua thực tế công tác thanh, kiểm tra NS huyện Bát Xát cho thấy mặc dù có một số sai phạm trong hoạt động thu, chi NS, nhưng về cơ bản những vi phạm này chủ yếu ở quy mô nhỏ, ít nghiêm trọng. Những vi phạm này đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng thất thu và thất thoát lãng phí lớn trong việc quản lý NS. Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra NS huyện Bát Xát được thực hiện thường xuyên. Thông qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hay kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, đồng thời khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

3.3.4. Kết quản khảo sát về quản lý NSNN trên địa bàn huyện

Căn cứ vào nội dung của đề tài, tác giả đã khảo sát quản lý NSNN tại huyện Bát Xát. Kết quả như sau:

3.3.4.1. Về lập dự toán

Việc đánh giá công tác lập dự toán được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về công tác lâp dự toán

TT Tiêu chí Điểm trung

bình Ý nghĩa

1 Mức độ công khai, minh bạch và đúng quy

trình trong công tác lập dự toán 3.00 Trung bình 2 Mức độ phù hợp giữa dự toán với hiện trạng

nguồn thu, khoản chi thực tế 2.86 Trung bình 3 Mức độ tham khảo các đơn vị trong huyện,

cán bộ huyện trong xây dựng dự toán 2.20 Kém 4 Dự toán thu chi có căn cứ vào kế hoạch định

hướng, và phát triển của huyện, của tỉnh 2.96 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và chuyên viên Bảng số liệu 3.7 qua nội dung khảo sát được đánh giá của cán bộ quản lý và chuyên viên về công tác lập dự toán đạt giá trị cao nhất là tiêu chí số 1 là 3,00, đạt mức trung bình. Các tiêu chí số 2, 4 đạt mức độ đánh giá trung bình, nhưng tiệm cần mức kém. Tiêu chí số 3 đạt mức kém. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, công tác dự toán nhìn chung đã bước đầu có sự công khai, minh bạch và đúng quy trình, nhưng vẫn chưa được tốt như quy định. Mặt khác, thông tin cho việc lập dự toán vẫn chưa thực sự căn cứ vào tình hình hiện tại và nguồn thu chi thực tế. Bên cạnh đó, dự toán thu chi dường như chưa thực sự được tiến hành căn cứ trên kế hoạch và định hướng phát triển của huyện. Mức độ tham khảo, xin ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên trong quá trình xây dựng dự toán là kém. Nhìn chung, công tác lập dự toán của huyện được đánh giá ở mức trung bình. Do vậy trong thời gian tới huyện cần hoàn thiện hơn nữa

công tác lập dự toán, đặc biệt là cần công khai, minh bạch thực hiện xin ý kiến nhà quản lý, chuyên viên trong quá trình xây dựng dự toán.

3.3.4.2. Về quản lý nguồn thu

Kết quả điều tra, phỏng vấn về đánh giá công tác thực hiện thu của huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về quản lý nguồn thu

TT Tiêu chí Điểm

trung bình Ý nghĩa

1 Mức độ nghiêm túc, minh bạch trong quản lý

nguồn thu 3.24 Trung bình

2 Mức độ xây dựng quản lý thu dựa trên thực

trạng nguồn thu của huyện 2.86 Trung bình 3

Kế hoạch kiểm tra công tác dự toán thu được tiến hành định kỳ và công bố thông tin rộng rãi

2.63 Trung bình

4 Mức độ thông tin kết quả phân tích, đánh giá

quản lý nguồn thu đến nhân dân 3.2 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên Qua điều tra phỏng vấn cán bộ, chuyên viên cho thấy quản lý thu của huyện mới chỉ dừng lại ở mức cơ bản đảm bảo trình tự theo quy định của nhà nước, các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp trên dựa trên định hướng phát triển của huyện. Vấn đề minh bạch, nghiên túc trong việc thực hiện đạt mức trung bình. Tương tự, quản lý thu, khai thác nguồn thu, dự toán thu định kỳ, cũng như công tác phân tích và đánh giá tình hình thực hiện đều chỉ đạt ở mức trung bình, thậm trí còn rất gần mức kém. Việc thực hiện công tác dự toán và thực hiện thu chuẩn xác, đầy đủ sẽ đảm bảo cho huyện có nguồn tài chính đúng như dự kiến, giúp mọi hoạt động đều diễn ra suôn sẻ. Việc đảm bảo minh bạch và nghiêm túc sẽ giúp huyện không bị thất thu và đảm bảo đúng quy định, đòi hỏi lãnh đạo huyện cần phải quan tâm và sát sao hơn nữa.

3.3.4.3. Về quản lý chi

Kết quả điều tra, phỏng vấn về đánh giá quản lý chi của huyện được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về quản lý chi

TT Tiêu chí Điểm trung

1 Mức độ nghiêm túc, minh bạch trong quản

lý chi 2.93 Trung bình

2 Mức độ phân bổ ngân sách đã phù hợp với

kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra 2.85 Trung bình 3 Mức độ phù hợp trong phân bổ kinh phí

cho hoạt động chi thường xuyên 2.96 Trung bình 4 Mức độ thông tin kết quả thực hiện chi

được thông báo đến nhân dân 3.02 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên Bảng số liệu trên cho thấy, các cán bộ, chuyên được điều tra đều đánh giá ở mức trung bình. Trong đó tiêu chí về mức độ minh bạch, mức phân bổ ngân sách đạt mức trung bình. Các tiêu chí kiểm tra định kỳ, thông tin kết quả quản lý chi đến nhân dân được cũng được đành giá ở mức trung bình. Kết quả khảo sát trên, dẫn đến nhận định quản lý chi của huyện chưa thực sự tốt và cần phải được quan tâm, sát sao chặt chẽ hơn nữa của các cấp lãnh đạo.

3.3.4.4. Về công tác quyết toán

Quá trình đánh giá công tác quyết toán được thể hiện ở bảng số liệu tại bảng 3.10. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quyết toán của huyện ở mức độ trung bình. Huyện đã ban hành các quy trình, biểu mẫu hướng dẫn hoạt động thanh quyết toán, yêu cầu về minh chứng cụ thể cho các khoản thu chi. Tuy nhiên, mức độ phổ biến quy trình, thủ tục trong công tác quyết toán đến cán bộ, chuyên viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cán bộ, chuyên viên. Kết quả công tác quyết toán được thông báo đến cán bộ, chuyên viên còn thấp.

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về công tác quyết toán

TT Tiêu chí Điểm trung

bình Ý nghĩa

1 Yêu cầu về minh chứng rõ ràng, đầy đủ cho

các khoản thu, chi của huyện 3.10 Trung bình 2 Huyện có các quy trình và biểu mẫu hướng

3

Mức độ hướng dẫn, phổ biến quy trình, văn bản, thủ tục trong công tác quyết toán đến cán bộ, chuyên viên

2.92 Trung bình

4 Mức độ thông báo kết quả công tác quyết

toán đến nhân dân 2.80 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên

3.3.4.5. Về công tác phân bổ tài chính

Quá trình đánh giá công tác phân bổ tài chính được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về công tác phân bổ ngân sách nhà nước

TT Tiêu chí Điểm trung

bình Ý nghĩa

1 Mức độ phân cấp quản lý NSNN đã đáp ứng

được yêu cầu thực tế 3.20 Trung bình 2 Mức độ phù hợp trong phân bổ kinh phí cho

hoạt động của huyện trong chi đầu tư phát triển 3.50 Tốt 3 Mức độ phù hợp trong phân bổ kinh phí cho

hoạt động chi thường xuyên 3.10 Trung bình 4 Mức độ công khai, rộng rãi việc xây dựng phân

bổ kinh phí của huyện 3.00 Trung bình Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, chuyên viên Công tác phân bổ tài chính phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tế trên địa bàn huyện. Hoạt động đầu tư phát triển huyện được quan tâm phù hợp với quy mô và tình hình kinh tế của huyện. Mức phân bổ kinh phí chi thường xuyên của huyện đáp ứng ở mức độ trung bình. Như vậy, huyện đã thực hiện phân bổ kinh phí phù hợp, đáp ứng cơ bản cho các hoạt động của huyện, đặc biệt chú trọng cho hoạt động chi đầu tư phát triển.

3.3.4.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra

Quá trình đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra

TT Tiêu chí Điểm trung

1 Mức độ phù hợp của các thành viên trong ban

thanh tra tài chính của huyện 3.10 Trung bình 2 Tần suất tiến hành công tác thanh tra và công

bố thông tin rộng rãi 3.60 Tốt 3 Mức độ phù hợp của các biện pháp, hình thức

xử phạt khi phát hiện vi phạm tài chính 2.80 Trung bình 4 Mức độ công khai kết quả thanh tra, kiểm tra

đến cán bộ, chuyên viên 2.60 Trung bình 5 Mức độ hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm

tra của huyện 2.70 Trung bình

Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên, chuyên viên Công tác thanh tra, kiểm tra là rất quan trọng đối với quản lý tài chính. Thông qua công tác này, lãnh đạo huyện và các bộ phận liên quan sẽ có thể dễ dàng phát hiện sai sót và kịp thời sửa chữa. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra tại huyện ở mức độ trung bình, nhưng chỉ cao hơn mức kém khoảng điểm nhỏ, cho thấy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, vẫn mang nhiều tính hình thức. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra được phổ biến tới cán bộ, chuyên viên ở mức độ trung bình, điều này cũng phù hợp với tính chất của hoạt động thanh tra khi kết quả chỉ được công bố cho đối tượng có liên quan. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thật sự phát huy đúng vai trò của nó, các cuộc kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện theo lộ trình thường xuyên. Đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi lãnh đạo huyện cần phải thực sự quan tâm và có biện pháp phù hợp để hoàn thiện.

3.3.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bát Xát bàn huyện Bát Xát

3.3.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, 3/ 4 diện tích của huyện là vùng núi cao. Phần lớn diện tích của vùng có độ dốc trên 250, địa hình chia cắt mạnh và độ dốc lớn gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, khí hậu vùng cao thường xuất hiện sương muối, sương mù gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế huyện có phát triển nhưng phát triển chậm, thu

NSNN gặp khó khăn trong những năm qua, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi NS cấp huyện.

3.3.5.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập trên địa bàn huyện

Huyện Bát Xát là huyện miền núi, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm dư thừa mới được đem ra thị trường trao đổi, chưa có mô hình hay hình thức sản xuất mang tính hàng hóa hay theo chuối giá trị. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản kinh tê huyện Bát Xát đã có những bước phát triển, năm 2018 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 14,5%, tăng 1,4% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và người thu nhập vẫn ở mức cao, số đông hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách nên không muốn thoát nghèo...làm cho nguồn thu của huyện tăng chậm, thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung NS từ TW . Chính vì vậy, huyện thường bị động trong quản lý chi NS cấp huyện, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…

3.3.5.3. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp thuộc NSĐP do HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định của Trung ương. Các cấp quản lý NS huyện Bát Xát đã thực hiện đúng quy định Luật NS, Luật Quản lý thuế và các quy định khác của NN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)