Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Tác giả luôn quán triệt quan điểm tổng thể trong nghiên cứu đề tài. Trước hết tác giả đi từ nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thu – chi NSNN. Tiếp đó, bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN của các địa phương của Việt Nam. Việc đánh giá hiện trạng trong quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sẽ cho phép tác giả nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN. Đây chính là cơ sở cho phép tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới một cách toàn diện.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu; Phương pháp logic kết hợp với lịch sử; Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích – tổng hợp; Phương pháp so sánh… trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

- Tài liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu, các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một

số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Thông tin dữ liệu của đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, tìm kiếm nhanh, dữ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng. Vì vậy thời gian để thu thập dữ liệu thứ cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng. Chi phí cho việc thu thập dự liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với việc thu thập dữ liệu sơ cấp.

Số liệu được thu thập bao gồm các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, Tỉnh Lào Cai có liên quan được thu thập và đánh giá. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, các số liệu có liên quan, đặc biệt là công quản lý NSNN trên địa bàn Huyện Bát Xát được thu thập, phân tích và đánh giá. Để thông tin được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá trị, các yêu cầu của việc xác định dữ liệu, các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.

- Tài liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra ý kiến của các đơn vị thực hiện quản lý NSNN. Ngoài ra còn là một số các ý kiến phỏng vấn cá nhân của các cán bộ nhân viên thuộc Sở Tài chính, phòng Tài chính, đây là những người hiểu rõ nhất điểm mạnh, yếu, thiếu sót của hệ thống mà họ đang tác nghiệp, đây chính là nguồn thông tin có giá trị nhất.

Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên phòng tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm: Công tác lập dự toán; Quản lý nguồn thu; Quản lý chi; Công tác quyết toán thu, chi; Kết quả phân bổ ngân sách nhà nước; Công tác thanh tra, kiểm tra.

Mục đích khảo sát: Để đánh giá quản lý tài chính tại Huyện Bát Xát. Quy mô mẫu khảo sát:

Tổng số cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước năm 2018 là: 71 người. Quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005)

n = NZ 2 p(1-p) = 71*(1.96) 2. (0.5).(1 - 0.5) = 59,92 Nd2 + Z2 p(1-p) 71* (0.05)2+ (1.96)2.(0.5).(1- 0.5)

n = Quy mô mẫu mong muốn

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d = độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

Như vậy, quy mô mẫu được lựa chọn là 60. Số phiếu điều tra được phát ra là 60 phiếu.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,00 Rất tốt 4 3,41- 4,20 Tốt 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Kém 1 1,00 - 1,79 Rất kém

2.2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được hệ thống hóa theo các nội dung nghiên cứu, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán, minh chứng cho các nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hệ thống.

- Tổng hợp và phân tích số liệu, ý kiến chuyên gia

Dựa trên những số liệu báo cáo về hoạt động thu chi NSNN Huyện Bát Xát và phân tích quá trình thực hiện quản lý thu chi trên địa bàn Huyện Bát Xát, từ đó lấy ý kiến các đơn vị thực hiện, các cán bộ nhân viên trong Sở Tài Chính - đây là các chuyên gia trong lĩnh vực họ quản lý, thông qua kinh nghiệm lâu năm tác nghiệp với hệ thống, hiểu rõ các quy trình, từ dó những ý kiến của họ đưa ra là hết sức chất lượng. Từ những nguồn

thông tin trên, tác giả sẽ sử dụng để làm căn cứ đánh giá, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp.

- Phương pháp so sánh

So sánh giữa các kỳ với nhau để đánh giá hoạt động thu chi NSNN trong thời gian qua. Sau đó căn cứ vào các quy trình áp dụng cho các thời kỳ, bối cảnh kinh tế giữa các năm đưa ra đánh giá và đề xuất.

So sánh qua các năm để thấy được sự biến động của các chỉ số tài chính. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối:

∆y = y1 - y0

Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - y0 x 100% y0

2.2.2.3. Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ

những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, đặc biệt trong chương 3 - Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của địa phương trong quản lý NSNN.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình dân số và lao động của huyện.

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình cơ sở hạ tầng của huyện như: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình phát triển và cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý NSNN * Lập dự toán ngân sách

Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN. Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND cấp huyện phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.

Tỷ lệ tăng thu – chi dự toán NS = (DT năm N – DT năm (N-1))/ DT năm (N -1)

* Chấp hành ngân sách.

- Nhóm chỉ tiêu về thu ngân sách:

+ Tổng thu NSNN qua các năm;

+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa theo phân cấp: Thu từ các doanh nghiệp quốc doanh, các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp

và ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, bổ sung ngân sách, thu từ các nguồn khác).

+ Thu theo sắc thuế, gồm chỉ tiêu: Thuế giá trị gia tăng, thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp – Xây dựng, Thương mại – Du lịch, Nông lâm ngư nghiệp.

+ Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách… + Số thu quản lý ngân sách nhà nước

- Nhóm chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước:

+ Chi trong cân đối, gồm chỉ tiêu: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa – thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, phường, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.

+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới + Chi quản lý qua NSNN….

* Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách ngân sách

+ Kết quả quyết toán ngân sách các năm

+ Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách + Kết quả thanh tra thực hiện thu - chi ngân sách

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN BÁT XÁT TỈNH LÀO CAI

3.1. Tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bát Xát * Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên 105.662,37 ha, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, đứng thứ 2/9 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Phía bắc giáp huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); phía Nam giáp huyện Sa Pa, phía Đông Nam giáp thành phố Lào Cai; phía Đông giáp huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); và phía Tây giáp huyện Phong Thổ

(tỉnh Lai Châu). [6]

Bát Xát có vị trí tiếp giáp với thành phố Lào Cai, có 2 cửa khẩu tiểu ngạch và nằm trên tuyến đường Xuyên Á, trong những năm qua, Bát Xát đã khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế này cho phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, giao lưu ngoại thương với Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập vào ASEAN qua Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Vùng núi cao gồm có 16 xã , diện tích khoảng 82.666,38 ha chiếm 78,24% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng thấp gồm 6 xã và Thị trấn, diện tích của vùng 22.995,98 ha, chiếm 21,76% diện tích đất toàn huyện. Địa hình huyện được kiến tạo bởi các dãy núi cao, cao dần theo hướng Tây Bắc; chia cắt mạnh và có độ đốc lớn. Phần lớn diện tích của vùng có độ dốc trên 250, địa hình chia cắt mạnh và độ dốc lớn gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp.. Tuy nhiên, trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng từng bước được nâng lên.

* Tài nguyên thiên nhiên

Bát Xát có 3/4 diện tích là đồi núi, thiên nhiên ban tặng cho Bát Xát một nguồn tài nguyên khá dồi dào như khoáng sản, thổ nhưỡng, rừng đặc biệt là tài nguyên du lịch sinh thái.

Đến năm 2018, Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 105.662,37 ha, chiếm 16,5% % diện tích của tỉnh, trong đó: Đất nông nghiệp 77.561,18 ha, chiếm 73,4% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất phi nông nghiệp 5.109,69 ha, chiếm 4,84% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 22.991,49 ha, chiếm 21,76% diện tích đất tự nhiên.

Tài nguyên nước

- Nguồn tài nguyên nước mặt: Mạng lưới sông, suối trên địa bàn huyện khá

dày và phân bố tương đối đều trên địa bàn. Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua địa phận huyện Bát Xát với chiều dài khoảng 68 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống suối, khe khá dày đặc, vùng cao có mật độ trung bình từ 1,0 - 1,5 km suối/1km2, vùng thấp mật độ thưa dần (0,3 - 0,5 km/1km2). [6] Các chi lưu lớn, dòng chảy của các dòng suối chính (suối Lũng Pô, Ngòi Phát, Ngòi Đum và suối Quang Kim) đã và đang được khai thác hiệu quả trong việc xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ và các công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước ngầm: Do có hiện tượng castơ và vết gãy sông Hồng nên nguồn

nước ngầm có thường cạn kiện về mùa khô. Các vùng ven sông Hồng, vùng núi cao về mùa khô mực nước ngầm cạn kiệt hơn các vùng thung lũng.

Tài nguyên rừng

Bát Xát là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Đến năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp có rừng 59.259,76 ha, chiếm 56,08% diện tích tự nhiên trong đó: Đất rừng sản xuất: 24.327,62 ha; đất rừng phòng hộ 19.647,05 ha; đất rừng đặc dụng: 15.285,09 ha.

Tài nguyên khoáng sản

Bát Xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, kết quả điều tra, thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều điểm mỏ trên địa bàn huyện: [6]

- Quặng đồng: Mỏ đồng Sin Quyền, kéo dài 60 km từ suối Lũng Pô tới thành

phố Lào Cai. Trữ lượng 53,5 triệu tấn, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu được vàng (trữ lượng 34,7 tấn); đất hiếm (trữ lượng 333.134 tấn); lưu huỳnh (trữ lượng 843.100 tấn); bạc (trữ lượng 25 tấn).

- Quặng sắt: Có 16 điểm kéo dài từ xã Bản Vược đến xã A Mú Sung dọc bờ phải sông Hồng. Các điểm mỏ có quy mô nhỏ nhưng hàm lượng sắt khá cao, chủ yếu là quặng manherit như các điểm: Nậm Mít, Bản Pho, Tùng Qua, Nậm Chạc Hồ, Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)