Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan

- Chính sách của Nhà nước

Mọi hoạt động của các đơn vị hành chính công đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật như Luật Ngân sách nhà nước, Luật kế toán, Luật đầu tư công và các quy định tài chính khác. Do đó, sự thay đổi các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ sẽ có tác động trực tiếp đến quản lý tài chính tại đơn vị hành chính công. Mỗi chính sách được xây dựng nhằm vào một mục tiêu cụ thể. Thông qua công cụ này Nhà nước định hướng hành vi chủ thể kinh tế xã hội để cùng định hướng tới mục tiêu chung, xác định những chỉ dẫn chung, vạch ra phạm vi giới hạn cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế xã hội. Đồng thời, định hướng việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để giải quyết các vấn đề một cách kịp thời và có hiệu quả.

- Môi trường của hoạt động tài chính:

Môi trường ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị- xã hội và môi trường pháp lý.

Về môi trường kinh tế cung cấp các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính cho các hoạt động của cơ quan hành chính thông qua nguồn thu thuế, phí, lệ phí vào

NSNN. Môi trường kinh tế càng lành mạnh, các hoạt động kinh tế sôi động, kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Nguồn thu vào NSNN càng gia tăng, tác động trực tiếp đến nguồn kinh phí được phân bổ cho mỗi cấp chính quyền địa phương.

Môi trường chính trị- xã hội ảnh hưởng tới việc thực hiện những chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước, qua đó tác động đến nhiệm vụ mà mỗi cấp chính quyền. Sự ổn định về chính trị- xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị- xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính.

- Điều kiện tự nhiên của huyện

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi thì kinh tế phát triển, thu NSNN nhiều và thuận lợi, do đó quy mô chi NSNN rộng rãi hơn. Ngược lại, các vùng núi và trung du, điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế chậm phát triển, thu NSNN sẽ khó khăn, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi ngân sách cấp huyện.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

Các huyện có cơ cấu kinh tế hiện đại, quy mô giá trị gia tăng cao, dân cư có kỹ năng tay nghề và trình độ cao thì thu và chi NSNN đều thuận lợi, quản lý chi NSNN nhờ đó dễ dàng hơn. Ngược lại, các huyện chậm phát triển, thường thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung ngân sách từ trugn ương sẽ rất bị động trong quản lý chi NS cấp huyện, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…

1.1.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan

- Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

Ngân sách huyện là một cấp NSNN, là một bộ phận quan trọng trong NSĐP. Để đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cho ngân sách cấp huyện thì

phân cấp thu, chi cho ngân sách cấp huyện một tất yếu. Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp thuộc NSĐP do HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định của Trung ương. Trong những trường hợp cụ thể, việc quyết định tỷ lệ phân chia giữa các địa phương còn mang tính chủ quan. Do vậy, ngân sách huyện nếu được phân cấp nguồn thu lớn sẽ có điều kiện đầu tư phát triển và đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu của mình. Ngược lại, nếu được phân cấp nguồn thu nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu, không tạo được nguồn cho chi đầu tư phát triển cũng như các hoạt động của huyện, ảnh hưởng đến sự chủ động trong điều hành ngân sách huyện do còn phụ thuộc tương đối nhiều vào bổ sung từ ngân sách cấp trên.

- Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Những người làm quản lý ngân sách cấp huyện đòi hỏi phải có một trình độ nhất định về mọi mặt và chuyên sâu nghiệp vụ quản lý thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu chung. Việc tổ chức bộ máy ngân sách cấp huyện phải thống nhất, đồng bộ từ khâu tổ chức thu, quản lý cấp phát, kiểm soát chi tiêu đến từng công việc cụ thể. Các khâu lập, trình duyệt ngân sách, điều hành ngân sách đến quyết toán ngân sách đều phải dựa trên cơ sở các điều luật quy định, đòi hỏi cán bộ tài chính huyện phải thông hiểu Luật NSNN, nắm chắc tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng chế độ quy định. Như vậy quản lý ngân sách cấp huyện có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách cấp huyện cũng như việc tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện.

- Đặc điểm, đặc thù của chính quyền cấp huyện.

Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng đến những cơ hội, thách thức, tiềm năng, lợi thế của Huyện. Từ đó, tác động đến những nguồn thu và các khoản chi mà chính quyền cấp Huyện phải đảm nhận. Điều này đòi hỏi trên cơ sở nguyên tắc quản lý chung, từng trường phải có các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi cấp chính quyền.

Kiểm tra, kiểm soát là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu trong khoa học quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động theo kế hoạch vạch ra, phát hiện kịp thời các sai sót, vướng mắc để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh những tổn thất. Công tác kiểm tra tài chính tại các cấp chính quyền có tác động tăng cường quản lý tài chính, thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch của đơn vị, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý kinh phí được cấp nhằm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Đồng thời, góp phần thực hiện tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính, tôn trọng chính sách, chế độ kỷ luật tài chính Nhà nước ban hành.

Cùng với hoạt động kiểm tra thì kiểm soát thường xuyên là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính công. Kiểm soát thường xuyên là hoạt động nhằm thực hiện việc giám sát, kiểm tra liên tục đối với hoạt động tài chính, nghiệp vụ tài chính phát sinh nên có thể kịp thời phát hiện những sai sót, những vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính. Trên cơ sở đó, thúc đẩy việc hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí, đảm bảo chi đúng, chi đủ, có hiệu quả phù hợp với mục tiêu của Nhà nước giao cho và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại một số địa phương trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Tại Sóc Sơn, Việc phân cấp quản lý điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương từ Thành phố đến huyện, từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Thông qua việc phân cấp quản lý ngân sách đã thúc đẩy phân cấp các qui trình quản lý về ngân sách tạo sự chủ động và làm rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lý ngân sách trong phạm vi phân cấp.

Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đảm bảo công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo qui định, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán đồng thời thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quản lý điều hành và thực hiện tài chính ngân sách được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống KBNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm hiệu quả theo qui trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, xóa bỏ được các hình thức cấp phát gán thu bù chi, hạn chế ghi thu, ghi chi khắc phục tình trạng cấp phát vòng vèo nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định. Công tác quyết toán NSNN đã đi vào nề nếp. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã thường xuyên. Tăng cường sự giám sát của HĐND các cấp góp phần sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tiêu cực, lãng phí.

Tuy nhiên, trong quản lý ngân sách nhà nước của huyện vẫn còn một số hạn chế: Việc lập, quyết định, phân bổ giao dự toán thu, chi NSNN thường do phòng TCKH huyện tham mưu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng chủ quan của cơ quan tham mưu; Tốc độ tăng chi thường xuyên lớn hơn tốc độ tăng chi phát triển không phù hợp với tình hình thực tế của huyện; Một số đơn vị thực hiện chậm, chưa tập hợp, rà soát hết các khoản thu, nhiệm vụ chi, chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để thực hiện việc khóa sổ kế toán, lập báo cáo chưa đầy đủ các biểu mẫu, có mẫu biểu lập chưa đúng, số liệu chưa chính xác, thời hạn nộp báo cáo còn chậm.

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Tại Lục Yên, khi UBND huyện giao dự toán, các cơ quan tham mưu xác định và quản lý nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng giúp cho địa phương đảm bảo nguồn chi. Thực hiện công khai quy trình thu tại trụ sở UBND, đài truyền thanh về số hộ kinh doanh, mức thuế để nhân dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên nhắc nhở các hộ nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn xóm và gia đình văn hóa. [11]

Trong điều hành chi ngân sách, chính quyền các cấp đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển được đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả ở huyện và cơ sở, đáp ứng nhu

cầu chi đột xuất của huyện, cơ sở, tạo điều kiện cho các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chưa chủ động thảo luận dự toán ngân sách với các xã trong năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và xem xét lại trong những năm tiếp theo. Việc phối hợp giữa phòng Tài chính kế hoạch huyện với các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan trong lập dự toán ngân sách chưa được tốt. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình xét duyệt dự toán ngân sách huyện chưa được đề cao. [11]

1.2.3. Bài học rút ra về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Từ những kinh nghiệm quản lý NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý NSNN ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai như sau:

Thứ nhất, coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc lập dự toán ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Việc phân tích cơ cấu kinh tế, quy mô giá trị gia tăng, thu nhập dân cư của huyện sẽ phục vụ cho việc lập dự toán thu, chi ngân sách huyện sát với thực tế hơn.

Thứ hai, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NS thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong các cơ quan hành chính.

Thứ ba, tăng cường thẩm quyền, trách nhiệm cho cán bộ quản lý tài chính để họ chủ động, tự do và linh hoạt hơn trong quản lý điều hành. Các cơ quan đầu tỉnh cần thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý chi NS cho chính quyền cấp huyện trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp huyện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những

biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế từng huyện, quận, thành phố. Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những người chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý NSNN tại huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai trong thời gian qua như thế nào?

Câu hỏi 2: Những tồn tại hạn chế trong quản lý NSNN tại huyện Bát Xát hiện nay là gì?

Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng quyết định tới quản lý NSNN tại huyện Bát Xát?

Câu hỏi 4: Những giải pháp nào có thể được đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý NSNN cho huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Tác giả luôn quán triệt quan điểm tổng thể trong nghiên cứu đề tài. Trước hết tác giả đi từ nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thu – chi NSNN. Tiếp đó, bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN của các địa phương của Việt Nam. Việc đánh giá hiện trạng trong quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai sẽ cho phép tác giả nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế và nguyên nhân trong quản lý NSNN. Đây chính là cơ sở cho phép tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý NSNN tại Huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới một cách toàn diện.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại huyện bát xát tỉnh lào cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)