5. Kết cấu của luận văn
3.1. Tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bát Xát * Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên 105.662,37 ha, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên của tỉnh, đứng thứ 2/9 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Phía bắc giáp huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); phía Nam giáp huyện Sa Pa, phía Đông Nam giáp thành phố Lào Cai; phía Đông giáp huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); và phía Tây giáp huyện Phong Thổ
(tỉnh Lai Châu). [6]
Bát Xát có vị trí tiếp giáp với thành phố Lào Cai, có 2 cửa khẩu tiểu ngạch và nằm trên tuyến đường Xuyên Á, trong những năm qua, Bát Xát đã khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế này cho phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, giao lưu ngoại thương với Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc và hàng hóa từ Trung Quốc thâm nhập vào ASEAN qua Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Vùng núi cao gồm có 16 xã , diện tích khoảng 82.666,38 ha chiếm 78,24% diện tích tự nhiên toàn huyện. Vùng thấp gồm 6 xã và Thị trấn, diện tích của vùng 22.995,98 ha, chiếm 21,76% diện tích đất toàn huyện. Địa hình huyện được kiến tạo bởi các dãy núi cao, cao dần theo hướng Tây Bắc; chia cắt mạnh và có độ đốc lớn. Phần lớn diện tích của vùng có độ dốc trên 250, địa hình chia cắt mạnh và độ dốc lớn gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp.. Tuy nhiên, trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng từng bước được nâng lên.
* Tài nguyên thiên nhiên
Bát Xát có 3/4 diện tích là đồi núi, thiên nhiên ban tặng cho Bát Xát một nguồn tài nguyên khá dồi dào như khoáng sản, thổ nhưỡng, rừng đặc biệt là tài nguyên du lịch sinh thái.
Đến năm 2018, Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 105.662,37 ha, chiếm 16,5% % diện tích của tỉnh, trong đó: Đất nông nghiệp 77.561,18 ha, chiếm 73,4% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất phi nông nghiệp 5.109,69 ha, chiếm 4,84% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng 22.991,49 ha, chiếm 21,76% diện tích đất tự nhiên.
Tài nguyên nước
- Nguồn tài nguyên nước mặt: Mạng lưới sông, suối trên địa bàn huyện khá
dày và phân bố tương đối đều trên địa bàn. Sông Hồng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua địa phận huyện Bát Xát với chiều dài khoảng 68 km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống suối, khe khá dày đặc, vùng cao có mật độ trung bình từ 1,0 - 1,5 km suối/1km2, vùng thấp mật độ thưa dần (0,3 - 0,5 km/1km2). [6] Các chi lưu lớn, dòng chảy của các dòng suối chính (suối Lũng Pô, Ngòi Phát, Ngòi Đum và suối Quang Kim) đã và đang được khai thác hiệu quả trong việc xây dựng các thuỷ điện vừa và nhỏ và các công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Do có hiện tượng castơ và vết gãy sông Hồng nên nguồn
nước ngầm có thường cạn kiện về mùa khô. Các vùng ven sông Hồng, vùng núi cao về mùa khô mực nước ngầm cạn kiệt hơn các vùng thung lũng.
Tài nguyên rừng
Bát Xát là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Đến năm 2018, diện tích đất lâm nghiệp có rừng 59.259,76 ha, chiếm 56,08% diện tích tự nhiên trong đó: Đất rừng sản xuất: 24.327,62 ha; đất rừng phòng hộ 19.647,05 ha; đất rừng đặc dụng: 15.285,09 ha.
Tài nguyên khoáng sản
Bát Xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, kết quả điều tra, thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều điểm mỏ trên địa bàn huyện: [6]
- Quặng đồng: Mỏ đồng Sin Quyền, kéo dài 60 km từ suối Lũng Pô tới thành
phố Lào Cai. Trữ lượng 53,5 triệu tấn, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1,03%. Đây là mỏ đa kim, ngoài đồng còn thu được vàng (trữ lượng 34,7 tấn); đất hiếm (trữ lượng 333.134 tấn); lưu huỳnh (trữ lượng 843.100 tấn); bạc (trữ lượng 25 tấn).
- Quặng sắt: Có 16 điểm kéo dài từ xã Bản Vược đến xã A Mú Sung dọc bờ phải sông Hồng. Các điểm mỏ có quy mô nhỏ nhưng hàm lượng sắt khá cao, chủ yếu là quặng manherit như các điểm: Nậm Mít, Bản Pho, Tùng Qua, Nậm Chạc Hồ, Na Non, Tân Quang, Cốc Mỳ, Bản Vược...
- Trên địa bàn huyện có một số mỏ đá vôi, sét xi măng, sét gạch ngói, Dolomit... trữ lượng lớn, chất lượng tốt phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số mỏ khoáng sản như: Mỏ Uranium ở A Mú Sung; cao lanh ở Tòng Sành, vàng sa khoáng, pen-pát, Môlipđen ở Nậm Pung; mỏ đất hiếm tại Mường Hum trữ lượng khoảng 3 triệu tấn; mỏ apatit chạy dài từ Lũng Pô tới xã Quang Kim....
Tài nguyên nhân văn
Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hoá truyền thống, lịch sử. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc cung sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 18,2%, Giáy chiếm 19,3%, H’Mông chiếm 28,4%, Dao chiếm 26,8%, Hà Nhì chiếm 5,4% và một số dân tộc khác. Bát Xát có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, đó là các di chỉ khảo cổ (cách đây hàng vạn năm) ở Bản Vược, Bản Qua, Cốc San, Bản Vền. Bên cạnh đó, Bát Xát có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên.
Sự phong phú về tài nguyên du lịch tạo thuận lợi cho huyện phát triển các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái cộng đồng; du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bát Xát
Trong những năm qua, Hà Giang đã đạt được những thành quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khá cao, quy mô nền kinh tế tăng nhanh: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân năm 2018 đạt 14,5%, tăng 1,4% so với cùng kỳ (Trong đó: Nông – lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,45%; Công nghiệp - xây dựng đạt 20,69%; Thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 21,9%). [6]
Thu nhập bình quân đầu người đạt năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 20,7% năm 2016 xuống còn 20,1% năm 2017; Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 59% năm 2016 lên 59,39% năm 2017; Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ - du lịch tăng từ 20,1% năm 2017 lên 20,51% năm 2017.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 do huyện quản lý thu đạt 77.000 triệu đồng, bằng 116,9% dự toán huyện. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2018 đạt 709.396,4 triệu đồng, bằng 102,2% dự toán huyện. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2018 thực hiện: 629.692,7 triệu đồng, bằng 90,7% dự toán huyện. Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua thực hiện từng năm.
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển của huyện
* Những thuận lợi
- Là huyện có đường biên giới với Trung Quốc, vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Lào Cai (trung tâm kinh tế của tỉnh) nên Bát Xát có nhiều cơ hội về phát triển kinh tế, nhất là hoạt động thương mại – dịch vụ.
- Nằm trong trục kinh tế động lực Bát Xát - thành phố Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên tạo thuận lợi cho huyện trong thu hút đầu tư phát triển.
- Tiềm năng đất đai dồi dào, trong đó 21,76% diện tích đất chưa được khai thác sử dụng kết hợp với sự đa dạng về khí hậu từng vùng tạo thuận lợi cho huyện phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản.
- Diện tích rừng lớn; hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng; có nhiều danh lam, thắng cảnh; có khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát; bản sắc văn hóa các dân tộc đa dạng, phong phú là tiềm năng và lợi thế phát triển ngành du lịch.
- Trên địa bàn huyện có các mỏ, điểm mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ phục vụ hoạt động công nghiệp.
- Trung ương và Tỉnh tiếp tục có những chủ trương, chính sách đầu tư phát triển các huyện vùng cao, biên giới, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.
* Những khó khăn
- Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt là thách thức cho huyện trong quy hoạch, đầu tư từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giao thông cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao.
- Chất lượng nhân lực thấp là hạn chế trong ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Diện tích đất chưa sử dụng còn khá cao nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực có độ dốc lớn, trong khi mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ra lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất gây khó khăn cho huyện trong quá trình khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất.
- Biến đổi khí hậu với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như rét đậm, rét hại, sương muối, hạn hán đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Mật độ dân số thưa, dân cư sống phân tán gây khó khăn cho huyện trong cung cấp đầy đủ và kịp thời các dịch vụ thiết yếu cho nhân dân (chăm sóc sức khỏe, giáo dục…).
3.2. Tổ chức bộ máy và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát Bát Xát
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN huyện Bát Xát
Bộ máy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồm: HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.
Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện. Chi cục Thuế và Kho bạc Nhà nước huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Bát Xát
* Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Bát Xát
Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.
Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai gồm 10 biên chế, gồm 01 trưởng phòng, 02 Trưởng phó phòng, 07 chuyên viên. Trình độ thạc sỹ 02 người, đại học 08 người. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng được thể hiện qua sơ đồ 3.2.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện
Phòng TC – KH huyện Bát Xát UBND huyện
Sở Tài chính Lào Cai HĐND huyện KBNN huyện Bát Xát Chi cục thuế huyện Bát Xát Đội kiểm tra Đội thuế xã, thị trấn Đội quản lý hành chính Quản lý DN trên địa bàn Quản lý cá thể Các đơn vị sử dụng NSNN Ban tài chính xã, thị trấn Phí, lệ phí thuộc NSNN
pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.
Sơ đồ 3.2: Hệ thống tổ chức phòng Tài chính Kế hoạch huyện Bát Xát
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy bannhân dân cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.
Trưởng phòng Phó trưởng phòng 2 Phó trưởng phòng 1 Kế hoạch NS Dự toán, quyết toán NS Tổng hợp NS xã , TT Đầu tư XDCB KH KT - XH Quản lý TS Giá cả, các quỹ
- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
- Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện quản lý.
- Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.
- Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý giá theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm