ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) I TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (A+B+C) 627.854,8 205.791,6 255.506,2 (422.063,2) (67,2) 49.714,6 24,2 A TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 569.767,5 200.413,8 254.908,3 (369.353,6) (64,8) 54.494,5 27,2
1 Thu từ DN Trung ương 248.318,5 1.780,3 33.381,0 (246.538,2) (99,3) 31.600,7 1.775,0 2 Thu từ DN địa phương 4.701,6 13.392,0 16.674,9 8.690,4 184,8 3.282,9 24,5 3 Thu từ khu vực đầu tư NN 21.120,9 597,9 (21.120,9) (100,0) 597,9 100,0 4 Thu từ khu vực CTN - NQD 71.548,7 63.084,8 87.571,2 (8.463,8) (11,8) 24.486,4 38,8 5 Thuế thu nhận cá nhân 3.416,3 3.556,9 8.441,4 140,6 4,1 4.884,5 137,3 6 Lệ phí trước bạ 9.085,6 10.327,8 12.555,8 1.242,2 13,7 2.228,0 21,6 7 Thuế bảo vệ môi trường 7.169,3 8.137,6 8.017,4 968,2 13,5 (120,2) (1,5) 8 Thu phí, lệ phí 155.666,4 67.048,2 34.994,3 (88.618,2) (56,9) (32.053,9) (47,8) 9 Thu tiền sử dụng đất 46.789,4 29.740,3 48.475,0 (17.049,1) (36,4) 18.734,7 63,0 10 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 203,2 804,1 1.311,2 600,9 295,7 507,1 63,1
11 Thu khác tại xã - - - - -
12 Thu khác ngân sách 1.747,6 2.541,9 3.485,3 794,3 45,5 943,4 37,1
B THU HOÀN TRẢ GIỮA CÁC CẤP NS 5.293,0 5.293,0 100,0 (5.293,0) (100,0) C THU QUẢN LÝ QUA NS 58.087,3 84,8 (58.002,6) (99,9) (84,4) (100,0) II TỔNG THU NS HUYỆN (A+B+C+D) 649.595,9 646.147,0 796.997,4 (3.448,9) (0,5) 150.850,4 23,3 A THU CÂN ĐỐI NS ĐỊA PHƯƠNG 549.039,4 578.272,8 709.396,4 29.233,4 5,3 131.123,6 22,7
1 Thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa 63.059,9 43.180,0 77.346,7 (19.879,9) (31,5) 34.166,7 79,1 2 Thu để lại đầu tư từ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, bán trụ sở gắn với quyền sử dụng đất 40.980,6 29.740,3 46.831,7 (11.240,3) (27,4) 17.091,4 57,5 3 Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh 444.998,9 505.352,5 498.215,0 60.353,6 13,6 (7.137,5) (1,4)
B THU KẾT DƯ 18.453,7 24.173,4 21.019,1 5.719,8 31,0 (3.154,3) (13,0) C THU CHUYỂN NGUỒN 24.015,5 43.616,0 65.984,0 19.600,5 81,6 22.368,0 51,3 D THU QUẢN LÝ QUA NS 58.087,3 84,8 597,9 (58.002,5) (99,9) 513,1 605,3
- Quy mô và sự biến động các khoản thu
Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy kết quả thu trên địa bàn huyện Bát Xát giai đoạn 2016 – 2018 ta thấy tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện có sự thay đổi và biến động mạnh qua các năm. Năm 2016, đạt 627.854,8 triệu đồng nhưng đến năm 2018 giảm xuống còn 255.506,2 triệu đồng, giảm 2,46 lần năm 2016. Giảm cả thu trong cân đối ngân sách nhà nước và thu qua quản lý ngân sách. Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy rõ, việc phân cấp thu đã có sự thay đổi như sau:
Nguồn thu từ các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn giảm rất lớn năm 2016 đạt 248.318,5 triệu đồng đến năm 2017 chỉ còn 1.780,3 triệu đồng, nguyên nhân giảm là do HĐND Tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết số 89/2016/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2016 về việc thay đổi phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương. Trước năm 2016 các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn huyện do Chi cục thuế huyện Bát Xát quản lý và thu thuế. Nhưng từ năm 2017 các doanh nghiệp trung ương trên địa bàn huyện chủ yếu do Cục thuế Tỉnh Lào Cai quản lý.
Nguồn thu trên địa bàn huyện còn phụ thuộc lớn vào nguồn thu phí, lệ phí đặc biệt phí giao dịch đối với 2 cửa khẩu tiểu ngạch của Huyện. Nhưng năm 2017 do cơ chế chính sách của Trung Quốc và Tỉnh Lào Cai thay đổi làm cho khoản thu phí, lệ phí trên địa bàn Huyện giảm đáng kể. Năm 2016 thu phí, lệ phí đạt 155.666,4 triệu đồng nhưng năm 2018 chỉ thu được 34.994,3 triệu đồng giảm 4.45 lần so với năm 2016.
Thu quản lý qua ngân sách của địa phương là giá trị ngày công làm đường GTNT do nhân dân đóng góp. Năm 2016 đạt 58.087,3 triệu đồng, đến năm 2018 giảm xuống còn 0 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do từ năm 2017, Tỉnh thấy được việc bất cập từ việc tính giá trị ngày công làm đường GTNT do nhân dân đóng góp nên không còn tính giá trị ngày công làm đường GTNT do nhân dân đóng góp vào thu quản lý qua ngân sách. Vì vậy, thu quản lý qua ngân sách của địa phương băng không năm 2018.
Ta tổng thu NSNN trên địa bàn nhìn chung giảm do cơ chế, chính sách của Tỉnh thay đổi làm tổng thu NSNN trên địa bàn giảm. Tuy nhiên, một số các khoản
thu trong cân đối NSNN lại mang tính chất ổn định và xu hướng tăng thể hiện sự phát triển của huyện, đó là:
Năm 2016, khoản thu từ các doanh nghiệp địa phương chỉ đạt 4.701,6 triệu đồng, đến năm 2018 tăng lên 16.674,9 triệu đồng tăng 254,67% so với năm 2016. Thể hiện các doanh nghiệp địa phương của huyện phát triển rất tốt trong giai đoạn 2016 – 2018.
Thu từ khu vực CTN – NQD năm 2018 đạt 87.571,2 triệu đồng, tăng 16.022,5 triệu đồng so với năm 2016. Hay như nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng từ 3.416,3 năm 2016 lên 8.441,4 triệu đồng, tăng 147,1% , cho thấy sự phát triển của Huyện. Nguồn thu từ các doanh nghiệp địa phương, Thu từ khu vực CTN – NQD, thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng ổn định qua các năm, cho thấy đây là một trong những nguồn thu ổn định của Huyện.
Ngoài ra nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tổng thu ngân sách huyện đạt kết quả khá cao, nguồn thu ngày càng tăng lên. Năm 2016, tổng thu ngân sách huyện 649.595,9 triệu đồng, năm 2018 tổng thu ngân sách huyện đạt 796.997,4 triệu đồng. Nguồn thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa tăng từ 63,059.9 triệu đồng năm 2016 lên 77,346.7 triệu đồng năm 2018; nguồn thu từ để lại đầu tư từ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bán trụ sở gắn với quyền sử dụng đất năm 2018 tăng 14,28% so với năm 2016. Tuy nhiên, nguồn thu của Huyện cũng chỉ đáp ứng được khoản tự cân đối tỉnh giao và nguồn thu mới chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy QLNN. Chi sự nghiệp kinh tế, văn hóa xã, an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã hàng năm chủ yếu do NS cấp trên bổ sung.
- Cơ cấu tổng thu trên địa bàn:
Việc thu ngân sách trên địa bàn huyện Bát Xát chủ yếu các khoản thu cân đối NSNN chiếm tỷ trọng lớn, thu quản lý qua ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ: năm 2016 thu cân đối chiếm 90,75%; năm 2017 thu cân đối chiếm 99,96%; năm 2018 thu cân đối chiếm 99,74%.
Việc thu ngân sách NS huyện chủ yếu là thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, còn lại là khác khoản thu từ thuế, phí và thu khác từ nội địa, thu để lại đầu tư từ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bán trụ sở gắn với quyền sử dụng đất. Năm 2016, thu bổ sung
từ ngân sách tỉnh chiếm 65,8%; Năm 2017 thu bổ sung từ ngân sách tỉnh chiếm 78,2%; Năm 2018, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh chiếm 62,51%. Cho thấy việc thu ngân sách huyện chưa thể cân đối được ngân sách mà còn phụ thuộc rất lớn vào ngân sách phân bổ của tỉnh. Vì vậy, Huyện không chủ động được cân đối và điều hành ngân sách.
3.3.1.2. Về công tác chi ngân sách
Chi ngân sách huyện gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trên cơ sở nguồn thu cân đối ngân sách huyện, bổ sung từ NS cấp trên và sự chủ động trong công tác tổ chức điều hành NS, cho nên chi ngân sách huyện trong giai đoạn 2016 – 2018 đã đảm bảo đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán và các nhu cầu chi phát sinh, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống thiên tai dịch bệnh và các nhiệm vụ cần thiết khác.
- Quy mô và sự biến động các khoản thu
Qua bảng số liệu 3.3, ta thấy tổng chi NSNN huyện Bát Xát cả 3 giai đoạn 2016 - 2018 tương đối ổn định và tăng nhẹ qua các năm. Năm 2017 tổng chi NSNN huyện 625.127,90 triệu đồng tăng 2.573,5 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tổng chi NSNN huyện 629.692,70 tăng 4.564,80 triệu đồng so với năm 2017. Chủ yếu tăng chi các nhiệm vụ cụ thể sau:
Mức chi cho đầu tư phát triển năm 2017 đạt 62.111,20 triệu đồng, tăng 82,75% so với năm 2016, tăng là do chính sách đầu tư của tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình xây dựng nông thông mới và chính sách lưới điện, nước sạch. Năm 2018 đạt 45.795,40 triệu đồng, giảm 16.315,80 triệu đồng so với năm 2017, do các dự án đã gần hoàn thiện xong và đi vào sử dụng.
Nhìn vào bẳng 3.3, ta thấy quy mô chi thường xuyên có xu hướng tăng lên: Chi thường xuyên năm 2017 là 491.654,90 triệu đồng tăng 3.01% so với năm 2016; năm 2018 là 515.492,30 triệu đồng tăng 4,85% so với năm 2017. Tăng chi thường xuyên qua các năm là do một số chính sách như chính sách cải cách tiền lương cơ sở theo quy định của nhà nước, bổ sung kinh phí để thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…
Bảng 3.2:Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN huyện Bát Xát giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: Triệu đồng
TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ TỔNG CHI NGÂN SÁCH 622.554,40 625.127,90 629.692,70 2.573,5 0,41 4.564,80 0,7302 A CHI ĐẦU TƯ 33.987,20 62.111,20 45.795,40 28.124,0 82,75 (16.315,80) (26,27) B CHI THƯỜNG XUYÊN 477.278,90 491.654,90 515.492,30 14.376,0 3,01 23.837,40 4,85
1 Quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể 120.995,40 121.764,70 117.995,20 769,3 0,64 (3.769,50) (3,096) 2 SN Văn hóa -TT-TT 2.221,30 2.996,60 2.943,90 775,3 34,90 (52,70) (1,759) 3 SN phát thanh - TH 2.436,30 2.622,30 3.529,40 186,0 7,63 907,10 34,592 4 Chi bảo vệ môi trường 1.138,00 2.952 1.138,0 100,00 1.814,0 159,4 5 Sự nghiệp kinh tế 24.215,10 7.983,20 19.248,3 (16.231,9) (67,03) 11.265,1 141,11 6 Sự nghiệp giáo dục và ĐT 254.638,20 275.662,10 297.810,30 21.023,9 8,26 22.148,20 8,0345 7 Sự nghiệp Y tế 31.781,70 31.438,40 31.908,20 -343,3 (1,08) 469,80 1,4944 8 Chi đảm bảo xã hội 19.788,00 24.292,60 16.764,00 4.504,6 22,76 (7.528,60) (30,99) 9 Chi an ninh quốc phòng 17.152,30 19.085,80 18.969,80 1.933,5 11,27 (116,00) (0,608) 10 Chi khác ngân sách 4.017,80 4.671,30 3.370,40 653,5 16,27 (1.300,90) (27,85)
C TIẾT KIỆM 10% CHI TX - 0 0 0 0 0
D DỰ PHÒNG - 0 0 0 0 0
E 50% TĂNG THU TH CCTL - 0 0 0 0 0
F CHUYỂN TRẢ NS CẤP TRÊN 9.585,00 5.293,00 4.838,00 (4.292,0) (44,78) (455,00) (8,59) G CHI CHUYỂN NGUỒN NS 43.616,00 65.984,00 63.567,00 22.368,0 51,28 (2.417,00) (3,66) H CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH 58.087,30 84,8 0 (58.002,5) (99,85) (84,80) (100)
- Cơ cấu tổng chi trên địa bàn:
Trong cơ cấu chi NSNN của huyện Bát Xát, ta thấy mức chi thường xuyên của huyện chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi. Năm 2018, chi thường xuyên chiếm 81,86% trong tổng chi NSNN huyện. Trong năm 2018, chi thường xuyên của huyện rất chú trọng cho công tác chi sự nghiệp giáo dục và ĐT, công tác chi sự nghiệp giáo dục và ĐT chiếm 57,77% tổng số chi thường xuyên của NSNN huyện. Tiếp đến là cho quản lý NN, đảng, đoàn thể chiếm 22,89% trong tổng số chi thường xuyên của NSNn huyện. Nhìn chung, chi thường xuyên của NSNN huyện tăng lên chủ yếu tập trung vào giáo dục đào tạo, y tế, công tác an sinh xã hội và nâng cao mức sống của người dân trong huyện.
Năm 2018 chi đầu tư của huyện chiếm 7,27% trong tổng chi NSNN của huyện. Chi đầu tư của huyện qua các năm tăng lên do tập trung ưu tiên cho chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ xây dựng trường, trạm chuẩn. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu chi NS huyện có thể thấy, trong thời gian qua huyện Bát Xát chưa chú trọng nhiều đến chi đầu tư phát triển mặc dù có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó chi thường xuyên lại tăng dần theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi cân đối NS.
Ngoài ra, ta thấy số chi chuyển nguồn NS hàng năm tương đối lớn, chiếm một phần không nhỏ trong tổng số chi NSNN huyện, năm 2016 là 43.616,00 triệu đồng bằng chiếm 7% tổng chi NS huyện; năm 2017 là 65.984,00 triệu đồng chiếm 10,55% tổng chi NS huyện; năm 2018 là 63.567,0 triệu đồng chiếm 10,0% tổng chi NS huyện. Điều đó chứng tỏ quản lý điều hành chi NS huyện còn những tồn tại nhất định, một số cấp ủy, chính quyền địa phương còn chưa quyết liệt trong công tác thực hiện, giải ngân các nguồn vốn dẫn tới số kinh phí chuyển nguồn qua các năm còn cao. Một số nguyên nhân như: Việc thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn chậm và gặp nhiều khó khăn; Việc giải ngân thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tiến độ còn chậm, nguyên nhân là do m ột số nguồn vốn được cấp trên giao muộn, bên cạnh đó, công trình do cấp xã làm chủ đâu tư năng lực quản lý và trình độ chuyên môn về lĩnh vực đầu tư xây dựng hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đên chậm tiến độ giải ngân vốn…
3.3.2. Thực trạng quản lý chu trình NSNN huyện Bát Xát 3.3.2.1. Lập dự toán NSNN huyện Bát Xát
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế biến động nhưng công tác lập dự toán ngân sách huyện đã đảm bảo được yêu cầu đặt ra. Để dự toán ngân sách của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đã dựa vào những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, của tinh và của huyện trong năm kế hoạch.
Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo.
Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi ngân sách năm.
Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách cho huyện;
Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh.
Thứ sáu, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
Bên cạnh đó, quá trình lập dự toán ngân sách huyện đựơc tuân thủ theo các bước chuẩn bị và lập dự toán.
Về chuẩn bị: Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến hành
vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo.
Về quá trình lập dự toán ngân sách: Hàng năm, căn cứ vào quyết định của
Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; văn bản hướng dẫn, UBND tỉnh thông báo số kiểm tra giao cho Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế thông báo số dự kiến dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách
cho các địa phương. Các tổ chức hưởng thụ ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục ngân sách nhà nước và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo UBND huyện và phòng tài chính huyện vào tháng 7 hàng năm. Trên cơ sở đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị. Cơ sở để xây dựng dự toán dựa trên việc thảo luận trực tiếp với các đơn vị. Chính vì vậy, việc xây dựng dự toán bám sát vào tình hình kinh tế - xã hội địa phương và cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ban hành cũng như quy định của các cơ quan có thẩm quyền Tỉnh.
Xây dựng dự toán thu NSNN trên huyện giai đoạn 2016 – 2018 đã căn cứ: (i)
Mục tiêu kế hoạt phát triển kinh tế xã hội của cả giai đoạn 2015 – 2020 đã được HĐND các cấp thông qua; (ii) Khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và NSNN của NSTW và NSĐP các cấp; (iii) Số bổ sung cân đối từ NS cấp tỉnh cho NS cấp huyện được giao ổn định để xác định nguồn được chi của NS huyện. Huyện đã ưu tiên bố trí các nhiệm vụ chi theo định hướng chung, tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi GD&ĐT, bảo đảm xã hội theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Đối với dự toán chi: đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán đã căn cứ