CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Bát Xát
3.3.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản lý ngân sách nhà nước trên
bàn huyện Bát Xát
3.3.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu kinh tế, chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng và mức sống của dân cư, qua đó ảnh hưởng đến thu và chi NSNN. Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, 3/ 4 diện tích của huyện là vùng núi cao. Phần lớn diện tích của vùng có độ dốc trên 250, địa hình chia cắt mạnh và độ dốc lớn gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, khí hậu vùng cao thường xuất hiện sương muối, sương mù gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Điều kiện sản xuất khó khăn, giao thương cách trở, kinh tế huyện có phát triển nhưng phát triển chậm, thu
NSNN gặp khó khăn trong những năm qua, trong khi nhu cầu chi xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và hỗ trợ mức sống của dân cư cao, gây áp lực cho quản lý chi NS cấp huyện.
3.3.5.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức thu nhập trên địa bàn huyện
Huyện Bát Xát là huyện miền núi, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm dư thừa mới được đem ra thị trường trao đổi, chưa có mô hình hay hình thức sản xuất mang tính hàng hóa hay theo chuối giá trị. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản kinh tê huyện Bát Xát đã có những bước phát triển, năm 2018 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 14,5%, tăng 1,4% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân đầu người đạt năm 2018 đạt 31 triệu đồng/người/năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo và người thu nhập vẫn ở mức cao, số đông hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách nên không muốn thoát nghèo...làm cho nguồn thu của huyện tăng chậm, thu không đủ cân đối chi, phải nhận bổ sung NS từ TW . Chính vì vậy, huyện thường bị động trong quản lý chi NS cấp huyện, khó khăn rất nhiều trong tìm kiếm nguồn đảm bảo chi…
3.3.5.3. Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước
Việc phân chia nguồn thu giữa các cấp thuộc NSĐP do HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định của Trung ương. Các cấp quản lý NS huyện Bát Xát đã thực hiện đúng quy định Luật NS, Luật Quản lý thuế và các quy định khác của NN, của tỉnh Lào Cai và huyện Bát Xát trong phân cấp quản lý NSNN về phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành dự toán, quyết toán NS. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các phòng, ban chức năng, UBND các cấp trong quá trình quản lý thu, chi NS, sử dụng quỹ NS. Chấp hành các quy định tài chính về những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương trong việc quy định về quản lý NSNN (như Luật NSNN, Nghị định của CP quy định chi tiết thi hành Luật, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính…). Vào từng thời kỳ NS mới HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết cơ bản để áp dụng thực hiện trên quy mô toàn tỉnh đó là Nghị
quyết Ban hành Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương qua các giai đoạn phát triển.
Thực tế cho thấy, nhân tố phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý thu - chi NS trên địa bàn huyện Bát Xát. Năm 2016, thực hiện theo quy Nghị định Số 26/2013/NQ-HĐND của Tỉnh Ban hành về Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, các khoản thu NS trên địa bàn huyện đạt 627.854,8 triệu đồng. Nhưng năm 2017, 2018, thực hiện theo Nghị định Số 89/2016/NQ-HĐND của Tỉnh Ban hành về Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách ở địa phương; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; thời gian phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, các khoản thu NS trên địa bàn giảm xuống còn 205.791,6 triệu đồng năm 2017, và 255.506,2 triệu đồng năm 2018.
3.3.4.5. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện
Tổ chức bộ máy quản lý NSNN có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý NSNN. Việc tổ chức bộ máy quản lý NSNN ở huyện Bát Xát được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp quản lý theo đúng Luật NSNN. Đặc biệt có sự tham gia quản lý, chỉ đạo điều hành sát sao của thường trực Huyện ủy, thường trực HĐND và UBND các cấp. Sự phối hợp giữa Chi cục thuế, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Kho bạc NN huyện Bát Xát trong quản lý NSNN.
Đội ngũ cán bộ làm quản lý NSNN là những người trực tiếp vận dụng các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước và của ngành thực hiện các bước quản lý thu, chi của các đơn vị sử dụng NSNN. Do đó, cán bộ làm quản lý NSNN phải có kiến thức tốt, nắm vững chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt. Có như vậy mới có thể thực hiện kiểm soát thu, chi ngân sách một cách chặt chẽ, đúng quy định đồng thời tránh được những hiện tượng cửa quyền, nhũng nhiễu phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Hiện nay, huyện có 76 cán bộ làm trong công tác chuyên môn liên quan đến quản lý NS (Phòng Tài chính - Kế hoạch có 9 cán bộ, Kho bạc NN có 7 cán bộ, Chi cục thuế có 13 cán bộ, 22 xã, 01 thị trấn có 47 cán bộ ). Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý ngân sách huyện đã từng bước được kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác tổ chức quản lý ngân sách cũng dần đi vào nề nếp.