Những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 87)

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.2. Những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường

Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nhưng bên cạnh đó, thị trường chứng khoán vẫn còn tiềm ẩn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể tăng trưởng bền vững, trở thành “hàn thử biểu” của nền kinh tế.

2.2.2. Những vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trường chứng khoán Việt Nam

Có thể nói trong 10 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển khá mạnh mẽ. Về chất lượng, công nghệ giao dịch trên cả hai Sở giao dịch và các công ty chứng khoán đã có bước phát triển đáng kể. Từ chỗ sử dụng công nghệ giao dịch bán tự động với hình thức đại diện giao dịch tại sàn, hiện nay cả 2 Sở đều thực hiện giao dịch điện tử hóa hoàn toàn dưới hình thức kết nối và giao dịch trực tuyến. Về quy mô, từ vài công ty niêm yết trong những ngày đầu tiên, đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có khoảng 620 công ty niêm yết, 4 chứng chỉ quỹ, 612 trái phiếu, hơn 105 công

ty chứng khoán, 46 công ty quản lý quỹ, 8 ngân hàng lưu ký, trên 900.000 tài khoản đầu tư; trong đó có trên 14.000 nhà đầu tư nước ngoài [10]. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, đến nay, thị trường chứng khoán đã trở thành một thực thể không thể thiếu trong nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích có được, trong 10 năm qua, nhiều vấn đề mới đã và đang phát sinh, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tính minh bạch và sự ổn định của thị trường.

2.2.2.1. Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhỏ, chưa được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán được coi là “hàn thử biểu” của nền kinh tế khi nó đo lường được sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó tạo mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa thị trường chứng khoán và thị trường tài chính. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các yếu tố đó, cụ thể như sau:

 Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường còn nhỏ.

Một trong những yếu tố bắt buộc để thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành “hàn thử biểu” của nền kinh tế, đó là thị trường phải có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn tiêu biểu cho mọi ngành nghề, đại diện cho một nền kinh tế. Tuy nhiên, theo thống kê hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 620 doanh nghiệp niêm yết. Con số này còn quá nhỏ so với số lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động, và đó cũng chưa phải là những doanh nghiệp lớn đủ sức chi phối nền kinh tế.

Theo kế hoạch Chính phủ đặt ra thì năm 2010, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán phải chiếm 50% GDP và con số này phải tăng lên đến 70% GDP vào năm 2020. Khi đó quy mô thị trường mới đủ lớn để có thể đưa thị trường chứng khoán thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế theo đúng nghĩa

của nó. Nếu thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ như năm 2007, tỷ lệ vốn hóa thị trường đạt 40% GDP thì con số kế hoạch đặt ra không phải không khả thi. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới cũng như những yếu kém từ nội tại nền kinh tế khiến cho tỷ lệ này giảm xuống còn 18% GDP năm 2008. Năm 2009, mặc dù con số này đã tăng lên 38% GDP, nhưng năm 2010 cũng chỉ đạt khoảng 40% GDP - thấp hơn so với mục tiêu đề ra và để đạt được tỷ lệ 70% GDP vào năm 2020 theo như kế hoạch đã đặt ra thì vẫn còn là điều hết sức khó khăn.

 Giá chứng khoán chưa phản ánh tương đối chính xác giá trị thực tế của doanh nghiệp niêm yết.

Hiện nay, phần lớn con số tính toán về giá trị thực của cổ phiếu đều chỉ sử dụng một cách máy móc những số liệu ghi trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, chưa thể hiện được đầy đủ giá trị nội tại của doanh nghiệp mà nó phản ánh. Ngoài ra, sự kém minh bạch còn phổ biến, kèm theo đó là những yếu tố thuộc về tài sản vô hình của công ty (trình độ quản lý, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm,…) chưa phản ánh hết trong báo cáo tài chính. Mặt khác, sự thiếu kiến thức, thông tin và tâm lý đám đông của các nhà đầu tư cũng đang tác động mạnh mẽ đến giá cả chứng khoán trên thị trường.

2.2.2.2. Chưa kiểm soát được nguồn cung của thị trường, chất lượng hàng hóa thấp.

 Tồn tại nhiều hàng hóa kém chất lượng do phát hành bừa bãi

Việc các doanh nghiệp tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu là tất yếu, song một số doanh nghiệp công bố thông tin không đầy đủ, thổi giá cổ phiếu với những hình thức như vẽ ra triển vọng của doanh nghiệp, tô hồng sự thật và hạn chế công bố những mặt tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp để phát hành ồ ạt cổ phiếu ra công chúng. Rất nhiều đợt phát hành cổ phiếu với giá trên trời nhưng thực tế sử dụng vốn huy động lại không đúng mục đích hay không đạt kết quả như trong bản cáo bạch đã làm mất lòng tin của

các nhà đầu tư. Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng là rất cần thiết tuy nhiên vấn đề đặt ra là kiểm soát bằng cách nào cho hữu hiệu để không hành chính hóa, không tạo cơ chế xin cho, không làm mất đi cơ hội của các doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng của các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng.

 Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị ngừng trệ

Từ đầu năm 2008, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, trước tình hình đó các cơ quan quản lý nhà nước có chủ trương giảm nguồn cung hàng hóa từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như giãn tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực sau:

- Tiếp tục kéo dài cơ chế bao cấp, xin cho, cơ chế can thiệp hành chính từ cơ quan chủ quản… làm việc sử dụng vốn nhà nước không đạt hiệu quả, thậm chí gây thất thoát vốn nhà nước.

- Không tạo được cơ chế sử dụng và thu hút người tài, không giải quyết được cơ bản cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo cơ chế thị trường. Những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn sẽ bị mất dần thương hiệu, mất dần giá trị vô hình khi nhân lực chủ chốt trong doanh nghiệp nhà nước dịch chuyển sang khu vực tư nhân.

- Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước hiện nay chưa có cơ chế bắt buộc trong công khai minh bạch tình hình tài chính như các công ty đại chúng, công ty niêm yết, vì vậy tình trạng tiêu cực, tham nhũng tồn tại trong một bộ phận doanh nghiệp nhà nước.

- Nếu càng chậm chễ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước càng mất sức cạnh tranh bấy nhiêu và đến khi cổ phần hóa thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc tài sản nhà nước bị thất thoát.

 Nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán chưa được sử dụng đúng mục đích

Mặc dù trong tình cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, song Việt Nam vẫn là nơi thu hút một dòng vốn lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, những dòng vốn này dường như đang “chảy” chưa đúng đích.

Hiện nay tất cả các nguồn vốn được đầu tư vào thị trường Việt Nam đang ở các thị trường chính; đó là: thị trường chứng khoán, vàng, ngoại tệ và bất động sản.

Khi thị trường chứng khoán phát triển nóng, nguồn vốn trong và ngoài nước được huy động để đưa vào thị trường một con số khổng lồ, nhưng rõ ràng chỉ có thặng dư vốn từ lần phát hành đầu tiên của doanh nghiệp niêm yết mới là nguồn vốn khả dụng để đưa vào đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và chỉ có những cổ phiếu phát hành đúng thời điểm thị trường đang “bùng nổ” thì thặng dư vốn mới là con số thật sự đáng kể so với thị giá. Tuy nhiên, nguồn thặng dư vốn ấy lại được các công ty niêm yết năng động nhìn ra được những khoản lợi nhuận khổng lồ và nhanh chóng thu được từ thị trường tài chính nên không kể gì đến việc đầu tư trái ngành nghề vốn vẫn được gọi với cụm từ đầu tư đa ngành nhằm phân tán rủi ro, các công ty sản xuất vẫn tiếp tục đầu tư tài chính nhằm thu lợi nhuận. Như vậy, dòng tiền thặng dư ấy lại tiếp tục đẩy vào thị trường tài chính mà không được đưa vào đầu tư cho sản xuất. Khi thị trường chứng khoán gặp biến động, dòng tiền đầu tư lại chảy sang thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ hay các loại hàng hóa khác có thể đầu cơ được. Những hoạt động đầu tư này chỉ mang tính chất “lướt sóng” nhằm thu chênh lệch giá, chứ không được đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị.

2.2.2.3. Tạo cầu ảo do phong trào sử dụng vốn vay để đầu tư vào chứng khoán

Khi thị trường chứng khoán phát triển nóng, nhiều nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong nước đổ xô đi vay tiền từ ngân hàng và các tổ chức tài chính để gia tăng đầu tư. Phong trào đi vay để đầu tư đã tạo ra lượng cầu ảo lớn, tạo ra những giao dịch mua bán chứng khoán cực kỳ ngắn hạn (hay còn gọi là

“lướt sóng”) bằng vốn đi vay. Hậu quả là làm cho thị trường chứng khoán mất hết “khả năng đề kháng” và khi có biến động vĩ mô hay một tác nhân nào đó thì hình thành liên tiếp những đợt bán tháo cổ phiếu. Khi thị trường đi xuống, giá trị cổ phiếu giảm lại tiếp tục tạo những nguồn cung cổ phiếu rẻ mạt. Lúc này, không những nhà đầu tư vay vốn phải bán tháo cổ phiếu mà chính các ngân hàng thương mại cũng phải thực hiện giải chấp cổ phiếu để thu hồi nợ, điều đó càng làm cho tình trạng bán tháo chứng khoán trở nên trầm trọng hơn. Đây là một biểu hiện của sự phát triển không bền vững của thị trường chứng khoán, bởi nó hủy hoại việc đầu tư dài hạn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của những người không đi vay tiền hay đầu tư có bài bản.

2.2.2.4. Số lượng nhà đầu tư tăng chậm và còn hạn chế về kinh nghiệm và trình độ

Điều hết sức nghịch lý là trong khi nguồn cung chứng khoán có tốc độ phát triển mạnh, đôi khi đẩy thị trường đến tình trạng bội thực, số lượng các công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động cũng gia tăng nhanh quá mức cần thiết thì số lượng nhà đầu tư, đối tượng cần phát triển thì lại tăng quá chậm, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô dân số của Việt Nam.

Cụ thể, trong số hơn 900.000 tài khoản hiện có đến nay, nếu loại trừ số tài khoản được mở để tránh né các quy định thì con số tài khoản thực sự giao dịch ước tính chỉ khoảng 300.000 - 500.000. So với mức dân số xấp xỉ 85 triệu của nước ta, cho dù có muốn thừa nhận hay không, tỷ lệ chưa tới 1% nhà đầu tư chứng khoán trong tổng dân số là mặt hạn chế nhất trong 10 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đầu tư chứng khoán vừa là một phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận lớn lại vừa chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ở Việt Nam, những nhà đầu tư được đào tạo bài bản để đủ sức “bơi” trong thị trường cao cấp này không nhiều. Đa số các nhà đầu tư trong nước còn thiếu trình độ và kinh nghiệm nên

thường ra quyết định đầu tư theo tin đồn, theo tâm lý bầy đàn. Hiệu ứng bầy đàn ở Việt Nam rất mạnh đặc biệt là khi giá thị trường tăng liên tục trong một thời gian dài làm cho các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sốt sắng mua cổ phiếu khi thị trường đang trong giai đoạn nóng bỏng và đến lúc thị trường đóng băng, họ lại bắt đầu hoảng loạn, bán tháo cổ phiếu để rồi phải chịu một khoản thua lỗ lớn. Ngoài ra, rất nhiều nhà đầu tư mua bán cổ phiếu theo cảm tính, theo tin đồn hay lời khuyên của bạn bè mà không dành thời gian và công sức để tự tìm hiểu, nghiên cứu để có quyết định đầu tư đúng đắn. Chính vì không bổ sung kiến thức nên thị trường hỗn loạn trong các dòng chảy thông tin. Mệt mỏi với thông tin càng khiến cho người ta dễ từ bỏ các kỳ vọng cá nhân để hào hứng đi theo sự vẫy gọi của hiệu ứng bầy đàn. Một khi có những biến động từ phía thị trường bất kể là thật hay chỉ là tin đồn, nếu như nhà đầu tư không có kiến thức và kinh nghiệm sẽ dễ dàng tháo chạy bằng được hoặc mua bằng được, dẫn đến tính bất ổn cao cho thị trường chứng khoán.

2.2.2.5. Số lượng công ty chứng khoán quá nhiều không tương ứng với chất lượng dịch vụ được cung cấp

Hiện nay, hơn 100 công ty chứng khoán đang chia sẻ nhau một thị trường còn non trẻ thật sự là một vấn đề lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán phần nào mang lại lợi ích cho nhà đầu tư nhưng nhiều công ty chứng khoán không đủ sức nuôi bản thân mình. Hệ quả trong dài hạn là khả năng tăng trưởng của các công ty chứng khoán sẽ bị hạn chế, khó có thể thực hiện vai trò nhà tạo lập thị trường, vai trò trung gian mua bán cũng như các vai trò khác về tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, kết nối doanh nghiệp,…

Số lượng các công ty chứng khoán đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2001 khi thị trường mới được thành lập, chỉ có 8 công ty. Đến cuối năm 2006 trước khi Luật chứng khoán có hiệu lực, số lượng các công ty chứng khoán là 55 công ty, trong năm 2007 đã tăng lên 78 công ty. Tính đến

cuối năm 2010, số lượng công ty chứng khoán đã lên đến 105 công ty. Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập các công ty chứng khoán rất đơn giản. Nhà nước còn áp dụng chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích thành lập các công ty chứng khoán. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, giảm 50% thuế trong 3 năm tiếp theo, ưu đãi thuế 20% (thay vì 28%). Ngay cả khi ban hành luật chứng khoán (cuối năm 2006) thì điều kiện để xin thành lập các công ty chứng khoán cũng rất dễ dàng. Hiện nay, mặc dù các tiêu chí để thành lập các công ty chứng khoán đã nâng lên rất nhiều, các ưu đãi về thuế cho công ty mới thành lập bị bãi bỏ nhưng lượng hồ sơ xin cấp phép vẫn tăng mạnh.

Việc số lượng các công ty chứng khoán gia tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn đã dẫn đến một số công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với khả năng tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế, vì mục tiêu lợi nhuận, một số công ty chứng khoán đã sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của thị trường, tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư:

- Giành giật khách hàng bằng mọi giá như áp dụng các dịch vụ cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)