2020
3.2. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều
3.2.2. Các giải pháp nhằm mở rộng quy mô thị trường chứng khoán
chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, các quy định về phân tích đánh giá các chỉ số tài chính cũng như các quy định của hệ thống tài chính kế toán cần phải phù hợp và thống nhất với thông lệ quốc tế. Các chính sách quản lý ngoại hối (như giữ mức tỷ giá quá lâu và quá thấp trong thời gian dài) cũng là vấn đề chính phủ cần xem xét để giảm bớt rào cản trong việc thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Biện pháp sắp tới nên cho phép ngân hàng nhà nước mua lượng ngoại tệ hiện nay đang nằm ở các ngân hàng thương mại nhằm tăng lượng tiền VNĐ để nhanh chóng đầu tư vào chứng khoán, cũng cần cho phép thành lập các công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cũng như các chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam để quản lý các dòng vốn nước ngoài sớm hơn so với lộ trình cam kết WTO. Mặt khác vì dòng vốn FII di chuyển giữa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn cầu nên các chính sách không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường thì mới có hiệu quả.
3.2.2. Các giải pháp nhằm mở rộng quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam
3.2.2.1. Thúc đẩy việc gia tăng số lượng các công ty niêm yết đồng thời nâng cao chất lượng cổ phiếu của các công ty niêm yết
Biện pháp cụ thể để thực hiện giải pháp trên được đề nghị như sau: - Thứ nhất, tăng cường hỗ trợ các công ty cổ phần để đưa cổ phiếu lên niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Để đạt được quy mô về vốn theo kế hoạch trong tương lai, cần phải có một số lượng lớn công ty niêm yết trên sàn giao dịch. Nếu tốc độ niêm yết còn chậm chạp sẽ mất thời gian rất lâu cho mục tiêu đó. Do đó một mặt, nhà nước cần có các nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện hỗ trợ các công ty cổ phần niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, để công ty thấy được các thuận lợi khi niêm yết. Mặt khác, để tạo và củng cố lòng tin cho giới đầu tư từ các công ty cổ phần niêm yết, nhà nước cần phải khuyến khích tất cả các công ty thực hiện áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất qua bộ điều lệ mẫu; nâng cao chất lượng kiểm toán, đảm bảo báo cáo tài chính của các công ty phản ánh rõ nét, minh bạch và trung thực tình hình tài chính của công ty, thực hiện chế độ kiểm toán và công bố thông tin bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp.
- Thứ hai, bán bớt các cổ phần nhà nước có trong các công ty niêm yết. Có thể thấy, một trong những lý do để thị trường chứng khoán Trung Quốc bùng nổ vào cuối năm 2006 là Chính phủ cho phép chuyển đổi những cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước (vốn không được mua bán) thành cổ phiếu phổ thông và bán ra thị trường. Theo Quyết định số 155/2004QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước, những công ty không thuộc tiêu chí khi cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần thì khi tiến hành cổ phần hóa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ từng trường hợp cụ thể, quyết định việc nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần. Đối chiếu với các tiêu chí trong quyết định nói trên, trong số các công ty niêm yết hiện nay, chỉ có công ty Vinamilk là thuộc trường hợp nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa, còn lại các công ty nhà nước cổ phần hóa niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán đều thuộc diện nhà nước giữ cổ phẩn ở mức thấp nhất hoặc không giữ cổ phần. Do đó, nếu thực hiện bán bớt cổ phần nhà nước thì thị trường cũng sẽ có thêm một lượng hàng đáng kể.
- Thứ ba, đưa cổ phiếu của các công ty niêm yết thuộc các tập đoàn, tổng công ty, các ngân hàng thương mại cổ phần lên sàn niêm yết.
Đồng thời với việc gia tăng số lượng cổ phiếu, một yếu tố quan trọng góp phần tăng cung hàng hóa có chất lượng là biện pháp khuyến khích niêm yết đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn lớn, có quy mô hoạt động rộng, có uy tín thương hiệu tốt, cụ thể là các tập đoàn, các tổng công ty lớn (thuộc các ngành bưu chính, viễn thông, điện lực, ngân hàng,…) cũng như các công ty có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh đạt hiệu quả cao và có tiềm năng phát triển tốt. Điều này sẽ làm cho hàng hóa có sức hấp dẫn cao đối với công chúng đầu tư do giảm thiểu được rủi ro mà họ sẽ gặp phải khi đầu tư trên thị trường chứng khoán. Do đó cần có sự chỉ đạo sát sao của chính phủ cũng như các ngành các cấp có liên quan để thúc đẩy các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các tổng công ty thực hiện cổ phần hóa đúng tiến độ và gắn kết với niêm yết trên thị trường chứng khoán một cách công khai, minh bạch. Các ưu đãi về thuế trong thời gian qua cũng đã có tác động tích cực đến việc các ngân hàng thương mại cổ phần lên sàn niêm yết vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, cũng cần thiết đưa sức ép phải gia tăng vốn điều lệ do thời gian bảo hộ của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng nội địa không còn nhiều khi lộ trình hội nhập đang triển khai, điều này buộc các ngân hàng phải tăng vốn qua kênh thị trường chứng khoán. Mặt khác, khi ngân hàng nhà nước quản lý chặt chẽ trong yêu cầu tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, cách tốt nhất để các ngân hàng có thể tăng được vốn là niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn. Hai yếu tố đó bổ trợ cho nhau. Hiện nay, sức cạnh tranh cũng gia tăng khá mạnh giữa các cổ phiếu đã lên sàn giao dịch cũng như chuẩn bị lên sàn giao dịch của một số ngân hàng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm trong nền kinh tế quốc gia. Do vậy, công tác chuẩn bị cho thời điểm niêm yết cũng cần phải tiến hành chu đáo, các ngân hàng phải đề ra chiến lược hoạt động hiệu quả thì mới hấp dẫn
nhà đầu tư, đồng thời phải chuẩn bị thông tin tốt, các thủ tục phải rõ ràng, minh bạch để nhà đầu tư yên tâm khi giao dịch cổ phiếu ngân hàng. Nhà nước cũng phải có những dự án thật chu đáo khi triển khai biện pháp này.
3.2.2.2. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay và trong những năm tới, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa vẫn là nguồn cung cổ phiếu chủ yếu cho thị trường chứng khoán. Nhằm tạo ra những biện pháp thích hợp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
- Thứ nhất, kiên quyết hơn trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ phần hóa với niêm yết.
Phần lớn các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chẳng đáng kể so với các công ty trực thuộc các tổng công ty nhà nước. Do vậy, nhà nước cần phải tích cực hơn trong việc tác động cũng như lựa chọn một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng phát triển tốt để cổ phần hóa và niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán. Việc IPO những doanh nghiệp lớn là tạo thêm hàng hóa chất lượng cho thị trường. Điều quan trọng là nên có những cách thức mới trong việc IPO để vừa bảo đảm cam kết với giới đầu tư, vừa để các đợt IPO lớn ổn định hơn và không tạo ra sức ép về cung hàng hóa cho thị trường trong từng thời điểm. Mặt khác, chính phủ cần có thái độ dứt khoát đối với việc niêm yết hay không niêm yết của các công ty cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối (cụ thể là các công ty có trong danh sách thuộc diện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán theo Quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ) thì mới có thể thúc đẩy các công ty này lên sàn hay bán bớt cổ phần nhà nước. Các nghị quyết, quyết định của Chính phủ cần phải được khẳng định là các văn bản pháp quy dưới luật mà các bộ, ngành, địa phương, các thể nhân và pháp nhân kinh tế
đều phải thực thi một cách nghiêm túc, có tính chất bắt buộc. Đối với mỗi ngành, Chính phủ cần có những chỉ thị hướng dẫn về số lượng doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần của từng bộ, ngành, địa phương trong từng thời gian nhất định. Sự tự nguyện đăng ký thực hiện cổ phần hóa của từng doanh nghiệp chỉ xem là yếu tố cần thiết của những quyết định đúng đắn mà thôi.
- Thứ hai, linh hoạt hơn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
+ Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, định giá doanh nghiệp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan đến hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc các doanh nghiệp đang gặp phải.
+ Thành lập ban chỉ đạo đấu giá cổ phần ở các bộ, ngành, địa phương làm đầu mối thống nhất cho việc triển khai bán đấu giá cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bộ tài chính cũng nên quy định thời gian cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương ra quyết định thành lập ban chỉ đạo cổ phần hóa cùng với ngày chốt sổ sách xác định giá trị doanh nghiệp nhằm bảo đảm cho các công ty chứng khoán và doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn trong việc định giá doanh nghiệp.
+ Cho phép các doanh nghiệp đánh giá lại tài sản và thương hiệu theo đúng giá trị thực thông qua các công ty định giá với những quy định cụ thể và chặt chẽ, nên tổ chức đấu giá công khai trên thị trường theo tinh thần Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Có thể mời các công ty định giá nước ngoài tham gia vì hiện nay tại Việt Nam chưa có công ty nào có thể đảm đương nổi và quan trọng hơn là chúng ta chưa có kinh nghiệm, điều này góp phần làm gia tăng uy tín cổ phiếu công ty trên thị trường.
+ Xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, nhất là các khoản nợ xấu của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi sở hữu để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động định giá đồng thời có chính sách nâng cao tỷ lệ lợi ích cho lãnh đạo.
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường phục vụ công tác quản lý nhà nước và làm cơ sở cho việc định giá doanh nghiệp.
+ Nhà nước cần quy định rõ các điều kiện cần và đủ với những doanh nghiệp có lợi thế hay không có lợi thế khi xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp nhà nước, cũng như nghiên cứu phân nhóm ngành nghề mà nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, hoặc cần nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định, các nhóm ngành nghề còn lại sẽ được toàn quyền bán cổ phần ra công chúng, từ đó giúp mở rộng hơn khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
- Thứ ba, thực hiện bảo lãnh phát hành IPO quốc tế, nhất là cho các đợt IPO của các tổng công ty.
Thực tế các đợt IPO không thành công vừa qua cho thấy chúng ta quá chú trọng đến việc bán cổ phiếu với giá cao mà chưa có một cách nhìn dài hơi và vĩ mô hơn để có thể mang lại lợi ích dài hạn to lớn hơn. Để đạt được mục tiêu hài hòa giữa đơn vị phát hành (các doanh nghiệp nhà nước), các nhà đầu tư và đơn vị bảo lãnh phát hành, cần thiết nên thực hiện giải pháp bảo lãnh phát hành quốc tế. Các đơn vị bảo lãnh phát hành quốc tế (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán) sẽ định giá doanh nghiệp một cách độc lập sau đó đưa ra giá chào cho nhà nước; đồng thời tiến hành thăm dò nhu cầu thị trường để điều chỉnh giá sát với thị trường. Dựa trên kết quả chào giá cạnh tranh, nhà nước sẽ chọn ra đơn vị bảo lãnh giá phát hành cao nhất, có tính đến các yếu tố kỹ thuật khác, và đây chính là giá chính thức phát hành ra thị trường cho tất cả các nhà đầu tư.
Đơn vị bảo lãnh phát hành sẽ có trách nhiệm thu hút nhà đầu tư tham gia đăng ký mua cổ phần để bảo đảm sự thành công của IPO. Nếu IPO không thành công, đơn vị bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua lại hết số cổ phiếu không bán được theo giá chào cam kết. Như vậy đơn vị bảo lãnh phải định giá
và đưa ra mức giá vừa đủ cao để thắng thầu nhưng vừa đủ hợp lý để nhà đầu tư có thể chấp nhận được.
Trên thực tế Việt Nam, để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi phải có các đơn vị có quy mô lớn và năng lực cao. Do đó thiết nghĩ, nên sử dụng các đơn vị bảo lãnh IPO quốc tế. Tồn tại trong giải pháp này là vấn đề phát sinh liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Có nghĩa là nếu không bán được hết số cổ phần cho nhà đầu tư trong nước, các đơn vị bảo lãnh phát hành cũng không đủ điều kiện mua lại do có thể đã sử dụng hết tỷ lệ sở hữu. Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đề nghị tiếp theo là nhà nước sẽ cho phép các đơn vị bảo lãnh phát hành nắm giữ số cổ phiếu trên trong một thời gian ngắn (3 đến 6 tháng) sau đó họ phải bán phần vượt tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên do tâm lý các nhà đầu tư trong nước thường sẵn sàng mua với giá nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận và được định giá kỹ lưỡng, trường hợp này cũng sẽ rất ít xảy ra.
3.2.2.3. Phát triển hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
Hiện nay, việc phát triển hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là điều rất cần thiết và đáng được khuyến khích, có thể giải quyết trên các biện pháp sau:
- Thứ nhất, cần mở rộng hơn đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả được chuyển thành công ty cổ phần, sau đó đưa ra niêm yết.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ do công ty tư vấn độc lập đảm nhận, còn giá trị cổ phiếu sẽ do chính các nhà đầu tư đánh giá chính xác nhất. Tuy nhiên yếu tố hoạt động hiệu quả cũng chưa đủ để lựa chọn doanh nghiệp, cần phải có các thông tin về doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ nợ; tỷ lệ nợ khó đòi; hệ số khả năng thanh toán để lựa chọn các doanh nghiệp thực sự có tình hình tài chính lành mạnh đưa vào chuyển đổi. Bên cạnh đó, nhà nước tiếp tục đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh;
tuyển dụng thêm lao động trong nước; thu hút thêm các cổ đông nước ngoài; niêm yết trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Thứ hai, mạnh dạn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập mới các doanh nghiệp cũng như nới lỏng dần tỷ lệ sở hữu chứng khoán của