2020
3.2. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều
3.2.8. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường
chứng khoán, đẩy mạnh tư vấn chứng khoán, công chúng hóa rộng rãi về thị trường chứng khoán
- Thứ nhất, cần phải chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ hoạch định chính sách, các nhân viên hành nghề để đáp ứng được với yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường. Đó phải là nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự, có khả năng hiểu biết và thao tác đúng các quy trình của một thị trường chứng khoán hiện dại, biết tận dụng lợi thế đi sau để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu. Trong thời gian tới, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các khóa học phổ cập kiến thức chứng khoán và thị trường chứng khoán miễn phí cho các cán bộ thuộc các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp thuộc các tỉnh. Đây là giải pháp lâu dài cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai.
- Thứ hai, nâng cao hơn nữa mặt bằng văn hóa chứng khoán cho công chúng. Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán cũng chỉ là một trong những sân chơi cho các nhà đầu tư có nguồn tiết kiệm nhàn rỗi. Để có thể tham gia và thuyết phục các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư chứng khoán, trước hết nhà đầu tư phải am hiểu luật chơi, phải biết những rủi ro vốn có gắn liền với
các phương tiện và công cụ đầu tư để có thể tham gia một cách tích cực và chủ động. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua các chương trình phổ cập, tuyên truyền kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng, bằng nhiều hình thức như trên phương tiện thông tin đại chúng, trong nhà trường phổ thông, trong các trường chuyên nghiệp ở mọi khối ngành chứ không chỉ riêng khối kinh tế. Cần mở các khóa đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán một cách rộng rãi. Bên cạnh đó, cũng cần có nhiều khóa đào tạo kiến thức chứng khoán miễn phí cho công chúng, thậm chí cần trang bị các kiến thức về đầu tư, về rủi ro và biện pháp phòng ngừa cũng như khả năng dự báo tình hình biến động của thị trường chứng khoán và điều quan trọng là phải tạo lòng tin cho công chúng vào thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN
Nhu cầu huy động vốn là một trong những nhân tố rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế đất nước. Qua 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đó trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp và của nền kinh tế thông qua việc phát hành cổ phiếu. Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn rất lớn trong dân chúng, biến nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vòng quay vốn của toàn nền kinh tế được cải thiện rõ rệt. Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc phát triển ngành tài chính ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nhưng bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều hạn chế, bất cập thể hiện ở quy mô thị trường còn nhỏ nên chưa thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế; số lượng và quy mô của các doanh nghiệp niêm yết còn nhỏ, chất lượng hàng hóa thấp; số lượng nhà đầu tư tăng chậm và còn thiếu kinh nghiệm, trình độ, trong khi số lượng công ty chứng khoán lại quá nhiều không tương ứng với chất lượng dịch vụ được cung cấp; tình trạng làm giá, thao túng giá được thực hiện bởi các “đội lái” chuyên nghiệp và tình trạng bất cân xứng về thông tin, công bố thông tin một cách tùy tiện, không trung thực đang làm mất lòng tin của các nhà đầu tư và đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý; hơn nữa, trong xu thế hội nhập hiện nay, khả năng tiếp cận của thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán các nước trong khu vực và trên thế giới còn yếu. Những vấn đề tồn tại kể trên đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Phân tích những hạn chế này là cơ sở cho đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới nhằm khắc phục những mặt còn tồn
tại của thị trường và xây dựng các nền tảng cơ bản để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; mở rộng quy mô thị trường thông qua việc gia tăng số lượng và chất lượng các công ty niêm yết, nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển hình thức công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài; hoàn thiện hoạt động của các công ty chứng khoán; nâng cao năng lực, trình độ cho các nhà đầu tư; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán;…
Với cam kết của Việt Nam về hội nhập thị trường tài chính, thị trường chứng khoán thì thị trường chứng khoán Việt Nam phải đủ lớn về quy mô với nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú và chất lượng mới thu hút, hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời gian tới việc thực hiện kết nối thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán các nước là cần thiết nhằm đảm bảo việc lưu chuyển vốn giữa các quốc gia được thông suốt. Như vậy, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước được khơi thông, tạo điều kiện giải quyết nhu cầu về vốn cho các dự án lớn và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Cành, Trần Việt Hoàng (2007), Thị trường chứng khoán - Cấu trúc và cơ chế hoạt động, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Thái Bá Cẩn, Lê Xuân Hiếu, Trần Nguyên Nam… (2005), Thị trường chứng khoán Việt Nam - 5 năm hình thành và phát triển, Nxb. Tài Chính, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2003), Thị trường chứng khoán và những điều kiện kinh tế xã hội hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. TS. Nguyễn Minh Đức (2006), Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
6. Minh Đức (02/01/2009), “Năm 2008, vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng chục nghìn tỷ đồng”,VnEconomy, Chứng khoán.
7. Nguyễn Duy Gia (2003), Một số vấn đề cần biết về thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. TS. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
9. Bùi Nguyên Hoàn (2001), Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. TS. Hồ Công Hưởng (06/8/2010), Thị trường chứng khoán 10 năm nhìn lại (Phần 2), www.tinnhanhchungkhoan.vn.
11. John Dalton (1998), Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán - phân tích cơ bản, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Trần Thị Thùy Linh (2006), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đến 2010, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
14. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đào Lê Minh, Trần Thị Thái Hà, Vũ Thị Kim Liên… (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Huỳnh Nam (2005), Một số vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng.
17. Lê Hoàng Nga, Nguyễn Thị Mùi, Lê Thị Tuyết Hoa (2001), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
18. Noly Hồ Trần (2001), Thị trường chứng khoán - Phân tích và chiến lược, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
19. Trần Quang Phú, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Đức Dũng (2008), Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Trịnh Văn Quyết, Đào Mạnh Kháng (2007), Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn từ góc độ pháp lý, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 21. Nguyễn Sơn, Nguyễn Quốc Việt (2000), Thị trường chứng khoán Việt
Nam - Mô hình và bước đi, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. TS. Nguyễn Sơn (2009), “Các nhóm giải pháp kích thích kinh tế để khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam”, Nghiên cứu, phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, WTO Portal.
23. Lê Văn Tề, Trần Đắc Sinh, Nguyễn Văn Hà (2007), Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
24. Phạm Thị Giang Thu (2004), Một số vấn đề về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đặng Quốc Tuyến, Trịnh Trọng Nghĩa, Đặng Thị Luận,… (1991),
Chứng khoán và thị trường chứng khoán: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính.
26. Trần Thị Mộng Tuyết (2008), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Lê Văn Tư, Thân Thị Thu Thủy (2006), Thị trường chứng khoán, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
28. PGS, TS. Nguyễn Đình Tự (2007), “Thị trường chứng khoán Việt Nam trước những thách thức của việc gia nhập WTO”, Nghiên cứu, trao đổi, Tạp chí cộng sản điện tử, (12/132).
29. Nguyễn Hồng Vân (2008), Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 30. www.ssc.gov.vn 31. www.hsx.vn 32. www.bsc.com.vn 33. www.hastc.org.vn 34. www.kinhtechungkhoan.com 35. www.vietstock.com.vn 36. www.tinnhanhchungkhoan.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. DANH SÁCH CÁC TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ GIAI ĐOẠN 2007-2010
(Kèm theo Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
STT Tên Tập đoàn, Tổng công ty Thời gian thực hiện 2007 2008 2009 2010 I Các Tập đoàn kinh tế:
1 Dệt May Việt Nam x
II Các Tổng công ty 91:
2 Hàng không Việt Nam x
3 Giấy Việt Nam x
4 Thép x
5 Lương thực miền Bắc x
6 Hoá chất x
7 Xi măng x
III Các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ:
Bộ Công nghiệp (6):
8 Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn x 9 Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội x
10 Thiết bị kỹ thuật điện x
11 Xây dựng công nghiệp Việt Nam x
12 Máy động lực và máy nông nghiệp x
13 Máy và thiết bị công nghiệp x
Bộ Xây dựng (14):
14 Cơ khí xây dựng x
15 Sông Hồng x
16 Đầu tư phát triển nhà và đô thị x
17 Xây dựng số 1 x
18 Xây dựng Bạch Đằng x
19 Miền Trung x
20 Xây dựng và phát triển hạ tầng x
21 Thủy tinh và gốm xây dựng x
22 Vật liệu xây dựng số 1 x
23 Xây dựng Hà Nội x
24 Sông Đà x
25 Lắp máy Việt Nam x
26 Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp x 27 Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường x
STT Tên Tập đoàn, Tổng công ty Thời gian thực hiện 2007 2008 2009 2010
Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải (10):
28 Xây dựng công trình giao thông 1 x 29 Xây dựng công trình giao thông 5 x
30 Xây dựng Thăng Long x
31 Xây dựng đường thuỷ x
32 Đường sông miền Nam x
33 Xây dựng công trình giao thông 4 x
34 Xây dựng công trình giao thông 6 x
35 Xây dựng công trình giao thông 8 x
36 Công nghiệp ô tô Việt Nam x
37 Đường sông miền Bắc x
Bộ Thủy sản (3):
38 Thuỷ sản Việt Nam x
39 Thuỷ sản Hạ Long x
40 Hải sản Biển Đông x
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (12):
41 Dâu tằm tơ Việt Nam x
42 Mía đường I x
43 Mía đường II x
44 Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn x
45 Vật tư nông nghiệp x
46 Lâm nghiệp Việt Nam x
47 Rau quả nông sản x
48 Chăn nuôi x
49 Muối x
50 Cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi x
51 Xây dựng thuỷ lợi 4 x
52 Chè Việt Nam x
Bộ Y tế (1):
53 Thiết bị y tế Việt Nam x
Bộ Tài chính (1):
54 Bảo hiểm Việt Nam x
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (5):
55 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam x 56 Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long
STT Tên Tập đoàn, Tổng công ty Thời gian thực hiện 2007 2008 2009 2010
57 Ngân hàng Công thương Việt Nam x
58 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam x
59 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn x
IV Các Tổng công ty nhà nước thuộc UBND thành phố trực thuộc TƯ:
UBND Hà Nội (5):
60 Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội x 61 Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị x
62 Du lịch Hà Nội x
63 Thương mại Hà Nội x
64 Vận tải Hà Nội x
UBND TP. Hồ Chí Minh (7):
65 Bến Thành x
66 Thương mại Sài Gòn x
67 Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn x
68 Du lịch Sài Gòn x
69 Nông nghiệp Sài Gòn x
70 Xây dựng Sài Gòn x
71 Địa ốc Sài Gòn x
Phụ lục 2
Nguồn: VietstockFinance
Phụ lục 3
Phụ lục 4. Thị trường chứng khoán Việt Nam: Tích cực hội nhập với các thị trường trong khu vực và thế giới
Năm 2009 - Huy động mọi nguồn tài trợ cho phát triển thị trường
Song song với các hoạt động tăng cường phát triển, quản lý, giám sát thị trường, trong năm 2009. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, tích cực tham gia các hoạt động chung của thị trường khu vực và huy động mọi nguồn tài trợ cho phát triển thị trường.
Hoạt động xây dựng các chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
Với chức năng là cơ quan quản lý ngành chứng khoán, UBCKNN cũng là cơ quan đại diện cho ngành khi tham gia vào việc xây dựng các chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Cụ thể là:
- Hội nhập WTO:
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, yêu cầu về đẩy mạnh và phát triển chiều sâu của các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt, việc thực hiện các cam kết về dịch vụ chứng khoán trong biểu cam kết gia nhập WTO là yếu tố quan trọng tạo động lực cho việc mở cửa thị trường, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày càng nhiều tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có nhu cầu mở các văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam để thực hiện chức năng liên lạc, nghiên cứu thị trường, thúc đẩy, xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2009, UBCKNN đã tổ chức triển khai thực hiện Quy chế thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước
ngoài trên TTCK Việt Nam. UBCKNN thường xuyên tham gia ý kiến với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế để xây dựng các chính sách liên quan tới việc thực hiện các cam kết WTO liên quan tới ngành dịch vụ tài chính, trong đó có việc tham gia xây dựng và triển