2020
3.2. Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều
3.2.7. Các giải pháp tăng cung và kích cầu chứng khoán
- Thứ nhất, thành lập thị trường tương lai và quyền chọn.
Có thể nói, trên thị trường chứng khoán thế giới, các công cụ phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn bao giờ hết đối với các hàng hóa chính trên thị trường chứng khoán. Sự phổ biến của các công cụ phái sinh trên thị trường xuất phát từ tính linh hoạt và mềm dẻo của nó so với những công cụ khác.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá mới mẻ với công cụ này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam. Khi mà rủi ro luôn gắn liền với nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các nghiệp vụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với nhà đầu tư. Vì vậy để có thể tiếp cận với loại hình giao dịch này chúng ta cũng cần bắt đầu với những kinh nghiệm đã tiến hành trong thời gian qua với thị trường vàng và hàng hóa, ứng dụng vào trong giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty cũng như cổ phiếu. Có thể áp dụng ban đầu với các hợp đồng tương lai và sau đó là công cụ có hiệu quả hơn là quyền chọn. Trước mắt, nhà nước cũng cho các công ty chứng khoán thực hiện mua - bán cổ phiếu theo dạng options vàng, nghĩa là nhà đầu tư chỉ cần có 20% - 50% vốn trong tài khoản, còn lại các công ty chứng khoán cho vay để mua cổ phiếu. Trong thời hạn từ khi mua đến khi tiền bán cổ phiếu về trong tài khoản, nhà đầu tư phải chịu tiền lãi vốn vay. Khi giá giảm mạnh, có nguy cơ mất an toàn (vượt giá trị ký quỹ và tiền lãi),
công ty chứng khoán được phép bán ngay số cổ phiếu để thu hồi vốn và giảm lỗ cho nhà đầu tư. Để thực hiện được điều này, các công ty chứng khoán phải có nhiều vốn từ nguồn tự có và vay tín dụng. Tại nhiều nước, phương thức mua - bán này đã được áp dụng từ lâu, có mục đích vừa tăng kích cầu, lại không tung tiền mặt ra thị trường góp phần hạn chế lạm phát. Để tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực cho giải pháp trên, đòi hỏi nhà nước cần phải có sự đồng bộ phối hợp. Một mặt, nâng cao trình độ am hiểu của nhà đầu tư về lợi ích cũng như nghiệp vụ kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại công cụ này. Mặt khác, tăng cường năng lực nghiệp vụ của các nhà môi giới và tư vấn chứng khoán trong lĩnh vực công cụ phái sinh. Điều quan trọng là phải hoàn thiện khung pháp lý trên cơ sở các quy định chặt chẽ trong giao dịch nghiệp vụ này để có thể bảo vệ an toàn lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
- Thứ hai, khuyến khích vay và cho vay, cầm cố chứng khoán.
Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối với các thị trường chứng khoán phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang thực hiện nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu chính phủ. Nghiệp vụ này một mặt làm tăng tính thanh khoản trên thị trường, mặt khác giúp Cục dự trữ liên bang điều tiết được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp cho các dịch vụ này thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán giữa các tổ chức tài chính trung gian có phạm vi rộng hơn cả về danh mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Trên thực tế, hiện nay, các ngân hàng thương mại nhà nước chưa cho vay cầm cố cổ phiếu, chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần mới triển khai nghiệp vụ này. Phạm vi cho vay cầm cố cổ phiếu cũng còn hạn chế, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần cho vay cầm cố cổ phiếu của các doanh nghiệp. Mặt khác, không phải tất cả các loại cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần đều được cầm cố
để vay vốn. Các ngân hàng cho vay chỉ lựa chọn cổ phiếu của những ngân hàng thương mại cổ phần được đánh giá ở vị trí hàng đầu hay trung bình khá, như cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Sacombank, Đông Á, Quân Đội, VP Bank,… việc cho vay chứng khoán thực sự góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên tham gia (đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính trung gian) tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp. Do vậy, trong xu hướng hội nhập vào thị trường thế giới, trong giai đoạn này, cần phải thấy rằng cho vay cầm cố chứng khoán là một nghiệp vụ cho vay bình thường có tính thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng. Cần mở rộng nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán đối với các ngân hàng thương mại ở nước ta, nhằm đa dạng các sản phẩm tín dụng theo xu hướng hội nhập, phân tán rủi ro, tăng thu nhập ổn định cho ngân hàng. Về giác độ thị trường và nền kinh tế, việc nhiều ngân hàng thương mại mở ra nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán tạo điều kiện thúc đẩy thị trường OTC phát triển, làm tiền đề chuyển hóa các cổ phiếu đó sang thị trường chính thức, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong xã hội, nâng cao trình độ dân trí về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để giúp thị trường phát triển lành mạnh và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư, nhà nước cũng cần kết hợp những biện pháp linh hoạt mềm dẻo trong quản lý như thẩm định báo cáo về mức độ cho vay cầm cố chứng khoán, quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua hạn mức dư nợ cho vay cầm cố nhưng cũng cần có hướng tăng dần tỷ lệ khống chế này cho các ngân hàng và chi tiết cho từng đối tượng ngân hàng để tiếp tục triển khai dịch vụ đầy tiềm năng này.
- Thứ ba, thành lập quỹ bình ổn chứng khoán.
Trong vấn đề kiểm soát và bình ổn giá cả, trái phiếu chính phủ là một trong những công cụ huy động vốn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Thông qua cơ chế chính sách huy động và sử dụng trái phiếu chính phủ, nhà
nước có khả năng can thiệp, điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế - xã hội để kiểm soát và bình ổn giá cả, chủ yếu thông qua cơ chế rút bớt tiền mặt ra khỏi lưu thông. Song phương thức rút bớt tiền khỏi lưu thông là phương thức gián tiếp thông qua các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tham gia hoạt động mua bán trái phiếu trên thị trường. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng công cụ trái phiếu chính phủ cho cả mục tiêu của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và mục tiêu kiểm soát, bình ổn giá cả. Giải pháp rút bớt tiền mặt khỏi lưu thông là giải pháp tình thế, sẽ gặp phải khó khăn như thời gian phát hành dài; Chính phủ phải chấp nhận chi phí trả lãi cao để hấp dẫn các nhà đầu tư và thậm chí tồn quỹ ngân sách nhà nước do chưa bố trí được kế hoạch chi tiêu; gây ra những tác động bất lợi trên thị trường tài chính. Biện pháp này cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí mà Chính phủ phải trả với kết quả thu được từ bình ổn giá cả. Do vậy để sử dụng công cụ trái phiếu chính phủ vào việc kiểm soát và bình ổn giá cả trong dài hạn cần có những giải pháp lâu dài và có tính bền vững. Theo đó, nhà nước cần đứng ra thành lập quỹ bình ổn giá chứng khoán với mục tiêu hoạt động chính là bình ổn giá cả các loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ và thúc đẩy thị trường phát triển bền vững. Phương thức hoạt động của quỹ này là mua vào khi giá chứng khoán giảm quá lớn và bán ra khi giá chứng khoán tăng quá cao. Trong quá trình hoạt động, khi cần thiết, Chính phủ có thể sử dụng quỹ bình ổn giá chứng khoán để phục vụ cho mục tiêu kiểm soát, bình ổn giá cả trên thị trường hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã thực sự ở bước phát triển cao, năng lực tài chính cũng như nghiệp vụ hoạt động của các công ty chứng khoán đã được hoàn thiện, ổn định, biện pháp này sẽ được trả về theo đúng nhiệm vụ bình ổn thị trường của một công ty chứng khoán.
- Thứ tư, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình chứng khoán hóa nguồn vốn của mình.
Cho đến thời điểm hiện nay và cả trong tương lai, để tạo cấu trúc vốn cho doanh nghiệp, vay ngân hàng không phải là giải pháp tốt nhất. Con đường lâu dài của doanh nghiệp là phải chứng khoán hóa nguồn vốn của mình, tiếp cận vốn thông qua trái phiếu, cổ phiếu chứ không phải đi vay ngân hàng là chính. Cần phải thúc đẩy tính năng động, sáng tạo, ý thức cao của cộng đồng doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào thị trường. Các giải pháp đặt ra cho việc chứng khoán hóa nguồn vốn của doanh nghiệp cũng phải đa dạng tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Chẳng hạn, thay vì phải đi vay ngân hàng như hiện nay, doanh nghiệp cần thiết tạo ra và tiếp cận các nguồn tài chính khác quan trọng hơn, giải pháp cụ thể bằng con đường phát hành trái phiếu công ty. Các doanh nghiệp cổ phần có thể lựa chọn giải pháp phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước. Đối với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, cần phải chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng định mức tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định chiến lược kinh doanh dài hạn; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, từ các quỹ đầu tư. Một khía cạnh rất quan trọng đối với các doanh nghiệp là việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả đầu tư. Đây là mục tiêu rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng tái tạo vốn của doanh nghiệp. Một biện pháp có kỹ thuật cao hơn là tập hợp các tài sản thiếu tính thanh khoản của doanh nghiệp nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Khi đó sẽ hình thành nên các chứng khoán tài sản tài chính, khác với các loại trái phiếu công ty, khác ở chỗ mức độ tín nhiệm của các nguồn thu, khả năng thanh toán của các tài sản tài chính. Các loại chứng khoán này có khả năng giúp doanh nghiệp
giải quyết tốt các khoản nợ xấu và lại vừa bổ sung hàng hóa cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, để có thể thực sự triển khai hiệu quả biện pháp này còn phải có sự kết hợp với các giải pháp đồng bộ khác như tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thị trường tài chính, phát triển các thị trường phụ trợ như thị trường mua lại (repo), thị trường các sản phẩm phái sinh, phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín và năng lực. Một biện pháp kỹ thuật khác được đề nghị dành cho các doanh nhgiệp đầu tư bất động sản là chứng khoán hóa các dự án đầu tư bất động sản. Từ việc chia nhỏ giá trị toàn bộ bất động sản thành những chứng chỉ có giá trị như nhau, thay vì chỉ xoay vòng việc mua bán bất động sản, một doanh nghiệp có nguồn thu trong tương lai có thể chuyển giao quyền sở hữu nguồn thu này cho các nhà đầu tư để đổi lấy một khoản tiền mặt ngay tại thời điểm hiện tại thông qua việc phát hành chứng khoán mà không cần thông qua các định chế tài chính trung gian. Nếu các chứng chỉ bất động sản có tính thanh khoản cao sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán, khi đó sẽ làm tăng thêm sản phẩm cho thị trường và giúp hoạt động của thị trường sôi động hơn.
- Thứ năm, nới lỏng quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chủ yếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm phân tích, mua bán nên rất cần những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong tiến trình mở cửa hội nhập, xu thế tất yếu là sự gia tăng các nhà đầu tư nước ngoài. Đa số các nhà đầu tư nước ngoài thường nghiên cứu khá kỹ lưỡng thị trường Việt Nam, với các công cụ phân tích chuyên nghiệp. Khi đó, thị trường sẽ hoạt động một cách bài bản hơn, có động lực mua bán nhiều hơn. Do vậy cần thiết trong giai đoạn trước mắt và nhất là khi đã vào lộ trình hậu WTO, nên nới lỏng các quy định về thủ tục hành chính, không hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc nới lỏng các quy định này dựa trên các tiêu chí phát triển thị trường, đảm bảo mức vốn đổ vào thị trường đạt mức độ hợp lý theo yêu cầu của các ngành
công nghiệp mũi nhọn, phù hợp với định hướng kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các đơn vị phát hành sẽ tự đề nghị mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài dựa trên nhu cầu phát triển kinh doanh, lộ trình chuyển giao công nghệ, kế hoạch thu hút nhà đầu tư chiến lược và tất nhiên các nhà đầu tư phải chứng minh được sự hợp tác đó là có hiệu quả lâu dài.
- Thứ sáu, đẩy nhanh tiến trình hội nhập phát hành, niêm yết chứng khoán của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế.
Nhằm mở rộng khả năng huy động vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của mình trên thị trường quốc tế, bên cạnh biện pháp phát hành trái phiếu quốc tế, chủ trương của chính phủ là khuyến khích thực hiện niêm yết chéo (niêm yết song phương, niêm yết đa phương) tức là việc chứng khoán của một công ty đăng ký niêm yết trên một hay nhiều thị trường chứng khoán nước ngoài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề còn mới mẻ, cần phải giải quyết trên một số mặt như: Chính phủ cần có văn bản bổ sung để hướng dẫn về vấn đề cho phép doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài và ngược lại. Cũng cần có quy định về việc người Việt Nam mua cổ phiếu ở nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về và những vấn đề phát sinh. Mặt khác, cần phải nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, công tác thanh tra giám sát, trình độ nghiệp vụ, hoạt động tác nghiệp trên thị trường chứng khoán chủ yếu cho các công ty chứng khoán để có thể đáp ứng một cách tương xứng với thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới mà trước mắt là các nước trong khu vực. Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam và Singapore đã ký văn bản ghi nhớ về việc kết nối hai nền kinh tế, trong đó có đề cập thỏa thuận kết nối hai thị trường chứng khoán Việt Nam và Singapore. Tuy nhiên việc thực thi cam kết này cũng còn nhiều hạn chế trong thời gian qua. Khả năng này chỉ trở thành hiện thực khi hàng loạt các biện pháp đặt ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam phải được thực hiện một cách triệt để. Cụ thể như: cần thực hiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý; thu hẹp chênh lệch tiêu chuẩn niêm yết giữa
hai thị trường; thống nhất chế độ kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế;