2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1. Những thành tựu đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam
Nam trong thời gian qua
Sau 10 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự trở thành một kênh đầu tư mới, đã đạt được một số những thành tựu sau đây:
- Một là, đã thay đổi quan niệm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về thị trường chứng khoán. Trước năm 2005, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa coi thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả, vốn ngân hàng vẫn là chủ đạo, nhưng hiện nay, phát hành cổ phần qua kênh thị trường chứng khoán đã trở nên phổ biến. Thị trường chứng khoán đã thúc đẩy
quá trình cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, là lực đẩy cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh hơn.
- Hai là, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp huy động được nguồn vốn khổng lồ trong dân chúng, biến nguồn vốn nhàn rỗi ngắn hạn thành các khoản đầu tư dài hạn, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Có những lúc, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra phương án kinh doanh hấp dẫn là có ngay lượng vốn cần thiết. Có công ty gần như phá sản vì nợ ngân hàng, nhưng nhờ thị trường chứng khoán, họ đã tái cấu trúc vốn và trở nên ổn định hơn, có điều kiện tốt hơn để đương đầu với những khó khăn và phát triển.
- Ba là, khơi thông luồng vốn trong dân chúng. Có lẽ, nếu không có thị trường chứng khoán, người ta chẳng thể đánh giá đúng mức sự giàu có của dân chúng Việt Nam. Những phỏng đoán trước đây về lượng vốn nằm tiềm ẩn trong két sắt, với vàng, USD… đã trở nên rõ ràng hơn khi VN-Index tăng từ 500 điểm lên hơn 1.100 điểm, tổng mức vốn hóa thị trường tăng 200% trong thời gian ngắn ngủi. Nhân viên môi giới chứng khoán không còn bị “sốc” trước hình ảnh người dân nộp hàng tỷ đồng vào tài khoản. Hàng ngàn tỷ đồng đã được đưa vào sản xuất, kinh doanh, vòng quay vốn của toàn nền kinh tế được cải thiện rõ rệt.
- Bốn là, xác lập thói quen dùng các dịch vụ tài chính ngân hàng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán đã thu hút hàng triệu người tham gia, bao gồm cả nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung và thị trường OTC. Không ít thì nhiều, họ đã tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhằm tối đa hóa năng lực đầu tư cũng như tìm kiếm sự an toàn và nhanh chóng trong các giao dịch mua bán chứng khoán.
- Năm là, xác lập thị trường phát hành và giao dịch trái phiếu. Trái phiếu là mảng chìm của thị trường chứng khoán vì người dân Việt Nam không thích đầu tư trái phiếu, nhưng các tổ chức nước ngoài và ngân hàng lại
không thể không đầu tư vào loại hàng hóa này. Các ngân hàng trước đây mua trái phiếu với mục đích chủ yếu là dự trữ thanh khoản thì ngày nay đã có thể mua bán hoặc kinh doanh repo để có thể thu lời cao hơn. Một phần nguồn vốn đầu tư của Chính phủ cũng được huy động qua việc phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Sáu là, xây dựng hình ảnh cho nền kinh tế Việt Nam. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức tài chính nước ngoài. Lần đầu tiên, các chỉ số của thị trường chứng khoán Việt Nam như VN-Index, HASTC-Index xuất hiện trên hàng loạt kênh truyền thông đại chúng quốc tế như Bloomberg, Reuters… Các định chế tài chính hàng đầu thế giới như HSBC, Citi Group cũng đều đặn cung cấp báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư quốc