Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Viện công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm bảo tồn di sản thăng long – hà nội (Trang 35 - 37)

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu

1.3.2 Kinh nghiệm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Viện công nghệ

nghệ môi trường

Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam có chức năng nghiên cứu những vấn đề khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường. Nhiều công trình của Viện đã được ứng dụng đi vào thực tiễn phục vụ sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao như hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác y tế…Ngoài ra Viện còn có chức năng phối hợp đào tạo. Về hợp tác quốc tế, Viện cũng đã duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế và đào tạo, đưa và nhận các cán bộ khoa học nghiên cứu, đào tạo sau đại học trong lĩnh vực công nghệ môi trường.

Viện Công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.

Xác định rõ mục tiêu, chiến lược phát triển của mình, hàng năm Viên Công nghệ môi trường xây dựng kế hoạch dự toán chi tiết và triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch được phê duyệt.

NSNN cấp cho Viện Công nghệ môi trường ngày càng tăng. Số lượng đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ được nghiên cứu tại Viện tăng lên, làm

27

cho kinh phí thường xuyên tăng từ 10.586 triệu đồng (năm 2006) lên 21.191 triệu đồng (năm 2011). Trong đó nguồn kinh phí thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn thường từ 60-85% tổng kinh phí NSNN cấp.

Mặc dù khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn NSNN cấp nhưng mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu, vì vậy số còn lại Viện Công nghệ môi trường phải bổ sung từ nguồn thu khác mà chủ yếu là thu phí từ hoạt động tư vấn, thí nghiệm, đào tạo…trong lĩnh vực môi trường.

Số nguồn thu từ phí tăng rõ rệt với tốc độ 13%-15% hàng năm đã bổ sung giảm tải bớt gánh nặng cho cho nguồn chi NSNN, tương ứng từ 2.324 triệu đồng năm 2006 tăng lên 5.687 triệu đồng năm 2011. Bên cạnh đó nguồn viện trợ và nguồn thu khác thông qua quan hệ hợp tác quốc tế ước tính tới 134 tỷ đồng đã đáp ứng được đầu tư công nghệ hiện đại tiên tiến, phục vụ công tác nghiên cứu công nghệ mới, hỗ trợ công tác quản lý môi trường như tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu, chương trình hành động, dịch vụ tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ …để thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị được tốt hơn. Ngoài ra còn các nguồn thu khác như cung cấp vật tư thiết bị và thi công các công trình môi trường, thẩm định thiết bị và công nghệ môi trường…cũng được bổ sung vào kinh phí hoạt động thường xuyên của Viện Công nghệ môi trường.

Mặc dù Viện đã đưa công nghệ thông tin vào quản lý tài chính nhưng vẫn còn thất thoát nguồn thu, đội ngũ quản lý tài chính kế toán tại viện vẫn chưa phát huy được khả năng, đôi khi còn lúng túng trong việc quản lý tài chính đơn vị.

Một số loại phí tư vấn về công nghệ mới trong lĩnh vực môi trường chưa thống nhất biểu giá nên cũng gây khó khăn xác định nguồn thu của Viện Công nghệ môi trường. Bên cạnh đó các thể chế quy định mối quan hệ giữa các bộ ngành cũng chưa thống nhất trong việc lập kế hoạch, phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của đơn vị gây khó khăn trong

28

công tác quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm bảo tồn di sản thăng long – hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)