CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin
Ban đầu, tác giả tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, là cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính và chỉ tiêu đánh giá đến hiệu quả công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, tập trung làm rõ thông qua thực trạng về nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Sau khi đánh giá về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, rút ra điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Trung tâm. Đây là căn cứ để tác giả tiến hành xây dựng giải pháp trong chương 4.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả thu thập các nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài như các văn bản hướng dẫn công tác quản lý tài chính tại một số đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là các đơn vị sự nghiệp có thu; các tài liệu, các công trình khoa học nghiên cứu đi trước về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ vào các tài liệu đó, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành thu thập các thông tin liên quan tới thực trạng về quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội qua các năm từ giai đoạn 2015-2017. Công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội bao gồm:
- Quy trình thực hiện quản lý tài chính: Quản lý thu; quản lý chi; quản lý, sử dụng và phân phối kết quả hoạt động tài chính; quản lý tài sản công; cơ chế quản lý tài chính.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về quản lý tài chính.
31
- Các quyết định giao kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm của Thành phố, báo cáo tài chính các năm tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.