CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trung tâm bảo
tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đến năm 2020
4.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2020 tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2020
Chủ trương của Đảng và Nhà nước tác tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong thời gian tới. Thực hiện với quyết tâm cao và đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện hơn về cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện đổi mới hoạt động và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Cả hệ thống chính trị thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện các chương trình, kế hoạch, đổi mới mô hình hoạt động và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công, bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ công hiệu quả, công bằng, bình đẳng và gia tăng lợi ích cho toàn thể người dân trong xã hội.
Để đổi mới, cần tiến hành đồng bộ với các hoạt động cải cách luật ngân sách, cải cách hành chính và chế độ chính sách về tài chính. Mục tiêu đặt ra là phải nâng cao chất lượng dịch vụ công và đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cần phân loại các đơn vị sự nghiệp công làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy, phù hợp với yêu cầu quản lý để nâng cao chất lượng cung ứng các nhu
62
cầu dịch vụ công cơ bản và thiết yếu phục vụ nhân dân. Trong một số trường hợp cụ thể cần có các cơ chế, chính sách chuyển sang các tổ chức ngoài Nhà nước đảm nhận.
4.1.2 Định hướng phát triển của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đến năm 2020 Long – Hà Nội đến năm 2020
Mục đích cuối cùng của việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính là nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, cụ thể là:
- Định hướng phát triển du lịch, dịch vụ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước; Phối hợp với các đơn vị công nghệ, truyền thông triển khai đề án phát triển du lịch thông minh; Chú trọng liên kết với các tổ chức quốc tế, các địa phương, các đoàn khảo sát của các lữ hành quốc tế để xúc tiến du lịch tại Hoàng Thành Thăng Long; Đưa Hoàng Thành Thăng Long trở thành một thương hiệu du lịch Thủ đô.
- Định hướng phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan: Song song với định hướng phát triển du lịch thì Trung tâm cần đẩy nhanh tiến độ các đề án, dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan.
Đây là yếu tố quan trọng để phát triển nguồn thu sự nghiệp của Trung tâm; tạo điều kiện để Trung tâm tự chủ, chủ động trong chi tiêu tài chính theo Nghị định 43/2016/NĐ-CP, từng bước trở thành đơn vị sự nghiệp tự chủ nguồn kinh phí chi thường xuyên, tiến tới là đơn vị sự nghiêp tự chủ hoàn toàn.
4.1.3 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Quản lý tài chính là yêu cầu bắt buộc trong mỗi cơ quan, đơn vị. Mục tiêu của quản lý tài chính là khắc phục được hạn chế trong công tác quản lý
63
tài chính của Trung tâm trong giai đoạn vừa qua, tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm trong giai đoạn tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới công tác quản lý tài chính của Trung tâm cần hoàn thiện theo hướng:
Một là, hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính, đồng thời cần tách rời bộ phận tài chính kế toán với bộ phận thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính.
Hai là, công tác lập kế hoạch tài chính cần phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ theo khả năng nguồn lực và chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức chế độ chi tiêu NSNN.
Ba là, công tác thực hiện kế hoạch cần phải hoàn thiện đảm bảo khai thác tối đa các nguồn thu và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm trong chi tiêu.
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hướng cho các hoạt động thu chi tài chính thực hiện theo đúng quy định, đồng thời phải phòng ngừa được những sai phạm có thể xảy ra trọng quá trình thực hiện kế hoạch.