CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Bảo tồn di sản
3.2.3 Triển khai thực hiện kế hoạch
3.2.3.1 Quản lý thu
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
S T T
Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dự toán Thực hiện % TH/D T Dự toán Thực hiện % TH/D T Dự toán Thực hiện % TH/D T I NSNN cấp 67.439 67.251 75.960 73.948 83.781 81.520 1 Kinh phí thường xuyên 7.534 7.346 97,5% 12.724 11.244 88,4% 15.884 13.623 85,8% 2 Kinh phí không thường xuyên 59.905 59.905 100% 63.236 62.704 99,1% 67.897 67.897 100% II Nguồn thu sự ngiệp 2.000 4.651 2.870 7.223 3.800 8.286 1 Thu phí, lệ phí 2.000 3.572 178,6 % 2.870 5.915 206,1 % 3.800 7.003 184,3 % 2 Thu dịch vụ 438 314 378 3 Thu khác (thu công đức) 641 994 905 Tổng cộng 69.439 71.902 78.830 81.171 87.581 89.806
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Thứ nhất, quản lý thu từ nguồn kinh phí NSNN cấp
Nguồn kinh phí NSNN cấp hàng năm cho Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội gồm:
- Kinh phí chi hoạt động thường xuyên bao gồm: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho CBCNV Trung tâm; các khoản chi theo quy định phục vụ cho hoạt động bộ máy của Trung tâm.
- Kinh phí không thường xuyên: Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ theo đúng chức năng quản lý bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đảm bảo theo đúng cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO.
42
Trên cơ sở giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của thành phố, sở tài chính thẩm tra phương án phân bổ dự toán chi NSNN, Trung tâm tiến hành phân bổ và phê duyệt dự toán chi tiết theo từng nội dung tới các phòng, ban chuyên môn để thực hiện. Ngoài ra, Trung tâm cũng gửi quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách của thành phố, văn bản thẩm tra phân bổ của sở tài chính, các quyết định phê duyệt dự toán của đơn vị đến KBNN nơi giao dịch để theo dõi, quản lý, thực hiện thu, chi và kiểm soát chi.
Cũng trong bảng 3.3 cho thấy kinh phí ngân sách sử dụng qua các năm tăng lên rõ rệt. Ngân sách năm 2016 tăng 9,96% so với năm 2015, năm 2017 tăng 10,23% so với năm 2016. Trong đó kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động chi thường xuyên tăng rất nhanh. Năm 2016, kinh phí thường xuyên từ NSNN tăng 68,9% so với năm 2015, sang tới năm 2017 nguồn kinh phí này đã tăng 24,8% so với năm 2016. Nguyên nhân do Trung tâm được giao nhiều nhiệm vụ hơn, quy mô hoạt động của Trung tâm tăng thêm. Bên cạnh đó, từ năm 2016 lực lượng bảo vệ di tích tại Trung tâm được chuyển xếp vào lao động hợp đồng theo nghị định 68, được hưởng lương trong quỹ lương do Thành phố giao cho Trung tâm.
Kinh phí thường xuyên từ NSNN thực hiện trong năm đều thấp hơn dự toán được giao, phần chênh lệch này được chuyển tiếp sang ngân sách năm sau chứng tỏ Trung tâm đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, tạo nguồn tích lũy cho ngân sách chi thường xuyên năm tiếp theo.
Thứ hai, quản lý nguồn thu sự nghiệp Nguồn thu phí, lệ phí
Trung tâm thực hiện việc thu vé tham quan di sản Hoàng Thành Thăng Long theo Quyết định số 88/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
43
Từ bảng 3.3 cho thấy nguồn thu phí, lệ phí của Trung tâm tăng nhanh qua các năm và vượt xa mức kế hoạch Thành phố giao. Cụ thể: năm 2016 tăng gấp 1,65 lần năm 2015, năm 2017 tăng gấp 1,06 lần năm 2016. Năm 2015 thu vượt mức kế hoạch 178,6%, năm 2016 thu vượt mức kế hoạch 206,1%, năm 2017 thu vượt mức kế hoạch 165,8%.
Nguyên nhân tăng: Trung tâm đã đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá, giới thiệu về di sản Hoàng Thành Thăng Long đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tích cực tổ chức các hoạt động, trưng bày, triển lãm… để thu hút khách tham quan, nâng cao chất lượng tiếp đón, phục vụ du khách.
Các khoản thu dịch vụ
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, được phép tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng chức năng được Thành phố giao. Tuy nhiên hiện nay khoản thu dịch vụ của Trung tâm chỉ có thu trông giữ xe phục vụ khách tham quan với mức thu theo đúng quy định của UBND Thành phố Hà Nội. Khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể và cũng tăng hàng năm do lượng khách tham quan tăng.
Khoản thu khác (thu công đức)
Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long là một trong những di tích tâm linh tại thành phố Hà Nội nên Trung tâm có thêm nguồn thu công đức. Khoản thu công đức này được thể hiện đầy đủ trên hệ thống sổ sách của Trung tâm và thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi.
Nhìn chung nguồn thu sự nghiệp của Trung tâm còn rất khiêm tốn, quyền tự chủ, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên chưa được phát huy, gánh nặng bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên vẫn dồn vào NSNN.
3.2.3.2 Quản lý chi
44
Để thực hiện chi và tiến hành quản lý các khoản chi một cách có hiệu quả, Trung tâm đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ. Đây là căn cứ để Giám đốc Trung tâm điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp của Trung tâm, là cơ sở pháp lý để KBNN kiểm soát chi theo quy định.
Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình chi của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
I Chi từ NSNN cấp 66.628 74.185 79.057
1 Chi từ nguồn kinh phí thường xuyên 7.346 11.244 13.271 2 Chi từ nguồn kinh phí không thường xuyên 59.282 62.941 65.786
Chi nghiệp vụ 58.815 60.535 63.032
Chi mua sắm TSCĐ 227 2.169 2.604
Chi đào tạo 240 237 150
II Chi từ nguồn thu sự nghiệp 3.757 5.369 5.744
1 Chi từ nguồn phí, lệ phí 2.959 4.278 4.824
2 Chi từ nguồn dịch vụ 189 314 34
3 Chi từ nguồn khác (công đức) 609 777 886
Tổng cộng 70.145 79.317 84.651
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Thứ nhất, chi từ nguồn ngân sách nhà nước cấp
Kinh phí NSNN cấp thực hiện qua KBNN. Trung tâm thực hiện chi và kế toán thanh quyết toán theo các mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi.
- Đối với kinh phí thường xuyên, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu, số lượng biên chế được Thành phố giao hàng năm, Trung tâm lập Giấy rút dự toán NSNN kèm hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để rút kinh phí. Các
45
định mức chi tiêu thực hiện theo quy định Thành phố giao và theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm.
Về số tuyệt đối, chi từ nguồn kinh phí thường xuyên tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2016 do Trung tâm được giao thêm chỉ tiêu biên chế hợp đồng theo Nghị định 68 đối với cán bộ làm công tác bảo vệ di tích; ngoài ra do nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung và đơn vị đã tiết kiệm chi, trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
- Đối với nguồn kinh phí không thường xuyên, Trung tâm triển khai thực hiện theo đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định giao chỉ tiêu kinh tế xã hội của Thành phố.
Chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi (cụ thể chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2015 chiếm 83.8 % trong tổng chi, năm 2016 chiếm 76.3%, năm 2017 chiếm 74.5%), bao gồm: các hoạt động duy tu, duy trì tại di tích; công tác bảo tồn bảo tàng; công tác nghiên cứu, sưu tầm; các hoạt động tuyên truyền quảng bá; các hoạt động nghiên cứu cần thiết theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO về khu di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; các nghiệp vụ khác.
Chi mua sắm tài sản bao gồm mua sắm trang thiết bị phục vụ cho cán bộ làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn. Nội dung mua sắm tài sản theo đúng danh mục đã được UBND thành phố phê duyệt. Trung tâm phải tiến hành triển khai thực hiện các thủ tục mua sắm tài sản trước ngày 30/6 và thực hiện việc mua sắm tập trung đối với những tài sản nằm trong danh mục tài sản mua sắm tập trung của Thành phố.
Thứ hai, chi từ nguồn thu sự nghiệp
- Chi từ nguồn phí, lệ phí
Nguồn phí, lệ phí được để lại Trung tâm theo quy định. Các khoản chi từ nguồn phí, lệ phí chủ yếu là chi các nghiệp vụ để phục vụ công tác thu phí, phục vụ khách tham quan và chi để cải cách tiền lương. Năm 2016 và năm
46
2017 chi từ nguồn thu phí lệ phí tăng đáng kể so với năm 2015 do các nghiệp vụ trực tiếp để phục vụ công tác thu phí và phục vụ khách tham quan hoàn toàn được lấy từ nguồn thu phí để lại cho đơn vị, không dùng nguồn ngân sách nhà nước cấp.
- Chi từ nguồn dịch vụ
Hiện nay nguồn thu dịch vụ của Trung tâm không đáng kể. Chi từ nguồn dịch vụ bao gồm chi mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ trông giữ xe, chi sửa chữa nhỏ bãi trông xe và các khoản chị khác… Các mục chi này được ghi nhận là chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung tâm.
- Chi từ nguồn khác (công đức)
Đối với nguồn thu này, đơn vị được tự chủ chi tiêu đảm bảo nguyên tắc thu bù đắp chi. Nội dung chi: chi tiền công hợp đồng khoán việc (cụ từ trông coi, quét dọn các điểm di tích tâm linh), chi mua lễ thắp hương các ngày rằm, mùng 1, các lễ tết trong năm, các ngày kỵ giỗ của 52 vị vua và 2 vị tổng đốc thành Hà Nội; chi mua sắm các công cụ dụng cụ, đồ thờ … tại các điểm di tích.
3.2.3.3 Quản lý, sử dụng và phân phối kết quả hoạt động tài chính
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần kinh phí tiết kiệm chi của hoạt động thường xuyên, chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thu sự nghiệp, trừ nguồn thu công đức (nếu có), Trung tâm tiến hành việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động.
Qua bảng 3.5 cho thấy, hàng năm Trung tâm đều có phần chênh lệch thu – chi của hoạt động thường xuyên và hoạt động thu sự nghiệp. Kết quả hoạt động thường xuyên và kết quả hoạt động thu sự nghiệp trong năm 2017 cao hơn hẳn so với năm 2015 và năm 2016, đặc biệt ở kết quả hoạt động
47
thường xuyên. Điều đó đã chứng tỏ Trung tâm đã thực hiện tiết kiệm chi tối đã đối với các hoạt động chi thường xuyên tại Trung tâm.
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động tài chính giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Kết quả hoạt động thường xuyên 220 1.614 3.874 2 Kết quả hoạt động thu sự nghiệp 1.414 1.519 1.822
Nguồn thu phí 993 1.302 1.478
Nguồn thu dịch vụ 421 217 344
Tổng cộng 1.634 3.133 5.696
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động. Để có nguồn tài chính thực hiện chi thu nhập tăng thêm (TNTT) thì Trung tâm phải mở rộng, khai thác được nguồn thu và tiết kiệm chi. Do vậy, TNTT của cán bộ, viên chức trong Trung tâm là chỉ tiêu phản ánh rõ nét hiệu quả sự cố gắng nỗ lực tự chủ của Trung tâm.
Trung tâm quy định việc chi trả TNTT trong Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
Việc chi trả TNTT cho người lao động bao gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên. Phương án trả TNTT cho cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Phương án trả TNTT dựa trên lương cấp bậc, chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng được phân loại theo bình bầu A, B, C để từ đó xây dựng hệ số trả TNTT cho cán bộ, viên chức cho phù hợp.
48
Căn cứ kết quả lao động tài chính quý, năm của Trung tâm nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, Giám đốc Trung tâm có thể ra quyết định tạm chi trước TNTT cho người lao động trong Trung tâm. Mức chi trước TNTT hàng quý tối đa không quá 60% số chênh lệch thu lớn hơn chi Trung tâm xác định được theo quý.
Tiền lƣơng tăng thêm cá nhân đƣợc xác định theo công thức sau: TLTT = L/H x F x J
Trong đó:
+ TLTT: tiền lương tăng thêm của mỗi cán bộ, viên chức trong Trung tâm
+ L: tổng tiền lương tăng thêm của toàn Trung tâm
+ H: tổng hệ số lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của toàn Trung tâm
+ F: hệ số phân loại lao động
Bảng 3.6: Xác định hệ số theo phân loại lao động
Chức danh Xếp loại Giám đốc Phó Giám đốc Trƣởng phòng Phó phòng Tổ trƣởng, tổ phó Cán bô, viên chức A (100%) 1.5 1.4 1.3 1.2 1.1 1 B (75%) 1.05 0.98 0.91 0.84 0.77 0.7 C (50%) 0.75 0.7 0.65 0.6 0.55 0.5
+ J: hệ số chất lượng công tác được xác định trên cơ sở bình xét thi đua hàng tháng của mỗi cán bộ, viên chức trong Trung tâm
Cụ thể: Xếp loại A thì J = dự kiến hệ số tăng tối đa Xếp loại B thì J = dự kiến 70% LĐ loại A Xếp loại C thì J = dự kiến 50% LĐ loại A Trường hợp không bình xét thì J = 0
Thời gian trả vào mỗi quý 1 lần hoặc cuối năm.
49
Cán bộ nghỉ, chuyển công tác được tính tiền lương TNTT đến ngày có quyết định.
Bảng 3.7: Tình hình chi trả thu nhập tăng thêm giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: đồng
TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Số tiền chi TNTT 1.256.629.460 2.102.172.860 2.939.357.300 2 Bình quân người/tháng 978.683 1.115.803 1.550.294
Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Qua bảng 3.7 cho thấy, chi tiền lương tăng thêm ở Trung tâm tăng dần qua các năm và đặc biệt tăng cao trong năm 2017. TNTT bình quân của Trung tâm năm 2017 tăng 58,4% so với năm 2015. Điều này phản ánh rõ rệt sự phụ thuộc của thu nhập tăng thêm chi cho cán bộ, công chức, viên chức với kết quả hoạt động của Trung tâm. Năm 2017, Trung tâm tăng cường các hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách tham quan và triệt để tiết kiệm nguồn kinh phí chi thường xuyên, từ đó đã đem lại kết quả rõ rệt. Tiền lương tăng thêm