CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn d
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài chính của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Trung tâm .
3.3.2.1 Hạn chế
* Về tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Độ tuổi của cán bộ làm công tác tài chính kế toán cao (2/6 cán bộ là nữ có độ tuổi 50 trở lên) nên sức ì lớn; trình độ cán bộ không đồng đều (2/6 cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính kế toán). Do đó đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ như hiện nay, hạn chế trong việc tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo Trung tâm, mà chỉ dừng ở mức hạch toán; dẫn đến việc nhận thức của các lãnh đạo làm công tác quản lý tài chính tại Trung tâm về vấn đề tự chủ tài chính, gắn tự chủ với trách nhiệm
57
còn chưa cao.
* Về công tác lập kế hoạch tài chính
Công tác xây dựng dự toán chưa thật sự gắn với nhiệm vụ, công việc được giao, trong năm kế hoạch dự toán của Trung tâm còn phải điều chỉnh nhiều. Dự toán được lập theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị, chú trọng vào chỉ tiêu và kiểm soát chi tiêu, thiếu liên kết giữa kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và ngân sách triển khai. Định mức phân bổ dự toán chi chưa được điều chỉnh phù hợp với thực tế, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa kinh phí được giao và mức độ hoàn thành công việc, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác lập dự toán của Trung tâm.
* Về công tác thực hiện kế hoạch
Hạn chế trong công tác quản lý thu
- Đối với một đơn vị quản lý 02 khu di sản lớn gồm 01 di sản văn hóa thế giới và 01 di tích quốc gia đặc biệt thì nguồn thu ở Trung tâm vẫn chưa được khai thác tối ưu, hiệu quả chưa cao. Từ phân tích số liệu thu qua các năm cho thấy nguồn NSNN vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng số nguồn thu của Trung tâm. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ còn chiếm tỷ lệ rất thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của Trung tâm. Điều đó cho thấy quá trình thực hiện tự chủ của Trung tâm còn rất hạn chế. Việc sử dụng nguồn thu để lại nhiều khi còn lãng phí, chưa đúng mục đích.
Hạn chế trong công tác quản lý chi
- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội còn mang nặng tính thủ tục và chỉ chú trọng vào việc quản lý thu chi tài chính sao cho đúng quy định. Vì vậy việc áp dụng mức chi còn cứng nhắc, lạc hậu chưa tạo cơ chế phù hợp với tiến trình phát triển như mức khoán công tác phí, chi tiếp khách, hội nghị, nhiên liệu... chỉ bằng hoặc thấp hơn định mức do Bộ tài chính ban hành. Thêm vào đó, còn thiếu các biện pháp quản lý,
58
tăng thu, chưa đi sâu vào vấn đề làm sao để toàn thể CBVC nâng cao tinh thần tiết kiệm chi, chưa chú ý đến việc trả thu nhập cho người có trình độ để thu hút người tài, mà chủ yếu chi trả theo dạng bình quân, chưa tạo động lực phát huy tinh thần lao động hăng say cho người lao động như chế độ khen thưởng kịp thời, hoặc chi trả thu nhập tăng thêm đúng với công sức thực tế người lao động đóng góp.
- Việc sử dụng các quỹ tại Trung tâm chưa đạt hiệu quả như Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được trích lập theo đúng quy định nhưng lại chưa được sử dụng theo đúng mục tiêu đề ra; Quỹ phát triển hoạt động sử dụng không có kế hoạch (năm 2015 chi hết số đã trích lập, năm 2017 không sử dụng).
- Công tác tính lương cho CBVC còn nhiều bất cập. Hiện nay theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định khống chế tối đa quỹ tiền lương để trả thu nhập cho người lao động không vượt quá 3 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ theo quy định đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, không quá 2 lần đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên do đặc thù hoạt động của Trung tâm, một số bộ phận phục vụ khách tham quan thường xuyên phải làm thêm giờ. Vì vậy không thể tính lương cho CBVC theo mặt bằng chung như các cơ quan Nhà nước khác được, như thế không thúc đẩy được CBVC làm việc, hiệu quả công việc không cao.
Về quyết toán tài chính, chất lượng các báo cáo quyết toán hàng năm của Trung tâm còn thấp, chủ yếu đảm bảo số lượng biểu mẫu, các nội dung thuyết minh quyết toán còn sơ sài, chưa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng kinh phí, khối lượng và chất lượng các công việc, nhiệm vụ triển khai trong năm của Trung tâm.
* Về công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa xây dựng chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát
59
chưa phát huy được tác dụng, còn mang nặng tính hình thức. Trung tâm chưa có bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập về tài chính nên kết quả kiểm tra, kiểm soát chưa thực sự khách quan. Cơ chế công khai tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc, còn mang tính hình thức.
3.3.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất là do năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chưa đều (4/6 cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính kế toán, 2/6 cán bộ đào tạo không đúng chuyên ngành) nên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, chưa am hiểu sâu sắc về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp. Trong khi đó bản thân một số kế toán viên cũng chưa thực sự nỗ lực tự đào tạo, cập nhật kiến thức mới,.. nên còn nhiều khó khăn lúng túng trong công tác chuyên môn. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện kế hoạch của Trung tâm.
Thứ hai, công tác xây dựng dự toán chưa thật sự bám sát chiến lược phát triển của đơn vị, chưa gắn với nhiệm vụ, công việc được giao, theo nhu cầu và chủ quan của đơn vị có nguyên nhân là do công tác dự báo còn chưa chính xác, dự toán chi hàng năm được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước và số lượng biên chế được giao của Trung tâm, về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp. Bên cạnh đó, những hạn chế về nhân lực làm công tác tài chính kế toán cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng kế hoạch dự toán và thực hiện dự toán của đơn vị.
Thứ ba, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài chính của Trung tâm chưa được hiệu quả, còn nhiều bất cập là do Trung tâm vẫn trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy, chưa có kinh nghiệm trong áp dụng cơ chế tài chính mới, nên việc quán triệt và triển khai thực hiện các công tác quản lý tài chính tới CBVC trong Trung tâm chưa đầy đủ. Trung tâm chưa xây dựng được một cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với việc thu hút các nguồn thu nên việc khai thác các nguồn thu tại Trung tâm hiệu quả còn thấp.
60
Chiến lược tăng thu của Trung tâm mới chỉ dừng lại ở việc tự tổ chức các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan mà chưa chú trọng đến việc liên kết với các đơn vị vào khai thác dịch vụ tại Trung tâm.
Việc bình xét, khen thưởng, đánh giá kết quả hoạt động của CBVC còn mang tính hình thức, chưa có quy chế đánh giá khen thưởng hoàn chỉnh thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Các chỉ tiêu đánh giá chưa gắn với kết quả đầu ra, hiệu quả công việc. Do vậy tác dụng khích lệ của cơ chế trong việc tiết kiệm chi, phát huy nguồn thu sự nghiệp, cải thiện tiền lương cho CBVC còn hạn chế. Hơn nữa, Trung tâm cũng chưa có văn bản hướng dẫn về đánh giá hiệu suất công tác của người lao động làm căn cứ chi trả TNTT theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, những bất cập trong công tác thực hiện kế hoạch tài chính của Trung tâm còn xuất phát từ một số nguyên nhân bên ngoài về cơ chế chính sách của nhà nước trong quản lý tài chính như các văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ chưa thực sự thông thoáng cho đơn vị sự nghiệp có thu, làm hạn chế khả năng huy động nguồn thu, hạn chế tính tự chủ của đơn vị.
Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch của Trung tâm chưa phát huy được tác dụng là do chưa có các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoàn thành công việc và việc thực hiện kiểm tra kiểm soát lại chủ yếu nằm ở bộ phận tài chính kế toán. Do vậy, việc kiểm tra giám sát này rất khó được nhận định một cách khách quan. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân về công tác tài chính không đáp ứng chuyên môn, còn sơ sài, chưa đạt hiệu quả.Vấn đề đặt ra đối với Trung tâm là phải xây dựng Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, hoạt động độc lập với bộ phận tài chính kế toán của Trung tâm.
61
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM BẢO TỒN DI SẢN
THĂNG LONG – HÀ NỘI