1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
1.3.3 Bài học rút ra cho công tác quản lý tài chính tại Trung tâm bảo tồn d
tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
* Lập kế hoạch tài chính
Việc lập kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính luôn bám sát vào chiến lược phát triển của đơn vị. Tuy nhiên việc lập dự toán chưa căn cứ vào quyết toán thu, chi năm trước liền kề, bỏ sót nguồn thu sự nghiệp; Lập dự toán chi thường xuyên tăng không có cơ sở; Lập dự toán chi không thường xuyên không rõ chi tiết nội dung theo từng nhiệm vụ kế hoạch được giao, không phù hợp với nội dung nhiệm vụ kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao thực hiện trong năm kế hoạch.
* Triển khai thực hiện kế hoạch
Đối với công tác thu sự nghiệp: Hoạt động thu đa dạng, nguồn thu lớn đã giúp nâng cao tính tự chủ của đơn vị, tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, việc hạch toán thiếu, để ngoài sổ sách kế toán và báo cáo tài chính còn diễn ra; Miễn giảm phí, lệ phí không đúng đối tượng theo quy định.
Đối với công tác chi thanh toán: Các nhiệm vụ chi được thực hiện theo đúng kế hoạch, nhưng vẫn còn những nhiệm vụ chi chưa thực hiện đúng tiêu chuẩn định mức (tiêu chuẩn, định mức nhà nước ban hành hoặc đơn vị ban hành được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ).
* Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính
Công tác đánh giá nội bộ từng đơn vị sự nghiệp hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau, việc đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như mục tiêu, nhiệm vụ mà cơ quan chủ quản giao sẽ do tự các đơn vị kiểm điểm đánh giá.
Trong thực tế triển khai thực hiện một số công việc như tổ chức công tác giám sát, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra
29
giám sát, quy trình kiểm tra giám sát… còn nhiều bất cập, hạn chế chưa hiệu quả.
30