Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 25 - 29)

1.2. Tổng quan về Quỹ tín dụng nhân dân

1.2.4. Các hoạt động cơ bản của Quỹ tín dụng nhân dân

- Các QTDND được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Tự nguyện: Mọi pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình và các đối tƣợng khác có đủ điều kiện theo quy định đều có thể trở thành thành viên QTDND; thành viên có quyền xin ra khỏi QTDND theo quy định của Điều lệ QTDND.

+ Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên QTDND có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát QTDND và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, không phụ thuộc vào số vốn góp nhiều hay ít.

+ Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: QTDND tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm QTDND và các thành viên cùng có lợi.

+ Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể, nâng cao ý thức hợp tác trong QTDND và trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các QTDND với nhau theo quy định của pháp luật.

- Địa bàn hoạt động:

+ QTDND hoạt động trong địa bàn một xã, một phƣờng, một thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn xã).

+ Địa bàn hoạt động liên xã của QTDND phải là các xã liền kề với xã nơi QTDND đặt trụ sở chính thuộc phạm vi trong cùng một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của QTDND gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành (Giám đốc).

+ Đại hội thành viên: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của QTDND. Đại hội thành viên thảo luận và Quyết định những vấn đề: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo công khai tài chính, kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ nếu có; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát; phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh năm tới; tăng, giảm vốn điều lệ, mức vốn góp của thành viên; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, trƣởng ban kiểm soát và các thành viên khác của Ban kiểm soát; thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi QTDND theo đề nghị của Hội đồng quản trị; quyết định khai trừ thành viên; chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với QTDND; sửa đổi, bổ sung điều lệ; những vấn

đề khác do Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số thành viên đề nghị.

Thành viên của QTDND: Thành viên chủ yếu là nông dân, ngƣời sản xuất nhỏ (cá nhân, hộ gia đình), tổ chức kinh tế tại địa bàn hoạt động (nơi đặt trụ sở chính, phòng giao dịch/ điểm giao dịch nơi mở rộng địa bàn).

+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị QTDND bao gồm chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị; số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị do đại hội thành viên quyết định nhƣng không ít hơn 03 thành viên; nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do đại hội thành viên Quyết định và đƣợc ghi trong điều lệ, ít nhất là 02 năm và không quá 05 năm. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) theo nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc); tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên; chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh; phê duyệt báo cáo tài chính, báo cáo về kế hoạch hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị để trình Đại hội thành viên; chuẩn bị chƣơng trình Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên; tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của QTDND theo quy định của pháp luật; xét kết nạp thành viên mới và giải quyết việc thành viên xin ra, trừ trƣờng hợp khai trừ thành viên và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trƣớc Đại hội thành viên; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của QTDND.

+ Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu và có không ít hơn 03 thành viên trong đó ít nhất phải có 01 kiểm soát viên chuyên trách. Ban kiểm soát có nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát hoạt động của QTDND theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, quyết

định của Đại hội thành viên, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên QTDND; kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nƣớc; giám sát an toàn trong hoạt động của QTDND; thực hiện kiểm toán nội bộ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của QTDND; tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, QTDND theo quy định của pháp luật và Điều lệ QTDND; triệu tập Đại hội thành viên bất thƣờng trong một số trƣờng hợp theo quy định; thông báo Hội đồng quản trị, báo cáo Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nƣớc về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của QTDND.

+ Ban điều hành (Giám đốc): Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên hội đồng quản trị hoặc thuê ngƣời khác làm Tổng giám đốc (Giám đốc) QTDND. Tổng giám đốc (Giám đốc là ngƣời điều hành cao nhất có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của QTDND).

- Hoạt động của QTDND:

QTDND là một TCTD do đó các hoạt động của QTDND cũng bao gồm một số các hoạt động của một TCTD. Theo luật các TCTD năm 2010, hoạt động chủ yếu của QTDND hiện nay gồm:

+ Hoạt động nhận vốn góp: QTDND nhận vốn góp từ thành viên để tăng vốn điều lệ đảm bảo đủ vốn pháp định, tăng khả năng tài chính của QTDND.

+ Hoạt động huy động vốn: Các QTDND đƣợc nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và ngoài thành viên, vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ QTDND khác), tổ chức tài chính khác và vay vốn từ

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Trong đó, hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn chủ yếu của QTDND.

+ Hoạt động cho vay: Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trƣờng hợp sau đây: Cho vay đối với khách hàng là thành viên; cho vay cầm cố sổ tiền gửi do chính QTDND phát hành; cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (cho vay tín chấp đối tƣợng hộ nghèo nhằm góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân trên địa bàn).

+ Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.

+ Hoạt động khác: Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc; tài khoản thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn; làm dịch vụ chuyển tiền, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)