Quy trình thanhtra tại chỗ trên cơ sở tính tuân thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 37 - 39)

1.4. Quy trình thanhtra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân

1.4.1. Quy trình thanhtra tại chỗ trên cơ sở tính tuân thủ

Sơ đồ 1.1. Quy trình thanh tra tại chỗ trên cơ sở tính tuân thủ

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra Cục I)

Theo sơ đồ 1.1. Hoạt động thanh tra tại chỗ phải đƣợc thực hiện trình tự theo 03 bƣớc:

- Bước 1: Chuẩn bị thanh tra

Để đảm bảo cho cuộc thanh tra hiệu quả thì bƣớc 1 của quy trình thanh tra là khâu quan trọng để ngƣời ra quyết định thanh tra ra quyết định thanh tra với các nội dung rõ ràng, chặt chẽ.

Chuẩn bị thanh tra: Trƣớc khi ra quyết định thanh tra cần thu thập thông tin liên quan đến đối tƣợng thanh tra, thông tin là cơ sở quan trọng để quyết

định nội dung và kế hoạch thanh tra, do vậy khi thu thập thông tin cần tập trung vào việc xác định những quy định QTDND đƣợc làm, không đƣợc làm, thời hiệu của các quy định đó; tình hình hoạt động của QTDND thanh tra.

Cục trƣởng Cục I hoặc Chánh TTGS NHNN Việt Nam ra quyết định thanh tra theo những nội dung trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt đƣợc đúng mục đích yêu cầu của cuộc thanh tra; Những ngƣời đƣợc cử tham gia đoàn thanh tra chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời ra quyết định thanh tra về những công việc đƣợc giao.

Trƣởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình ngƣời ra quyết định thanh tra với những nội dung và phƣơng pháp thanh tra cụ thể theo tính chất từng cuộc thanh tra; họp đoàn phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên đoàn thanh tra và dự kiến ngày thanh tra tại đơn vị.

- Bước 2: Tiến hành thanh tra:

Thành viên đoàn thanh tra tiến hành thanh tra theo các nghiệp vụ đã đƣợc phân công theo nội dung thanh tra: Đánh giá mức độ tuân thủ của QTDND trong việc thực hiện các quy định đó; xem xét QTDND có tuân thủ hay không tuân thủ các quy định, và nếu vi phạm thì phải xác định đƣợc nguyên nhân, mức độ vi phạm để có hƣớng xử lý phù hợp;

Yêu cầu đối tƣợng thanh tra cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và báo cáo do đối tƣợng thanh tra cung cấp; nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu để phát hiện những vấn đề có mâu thuẫn; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm, những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm; đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập đƣợc với điều kiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đƣa ra dự kiến kết luận về sự việc đƣợc phát

hiện; củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý để kết luận đúng, sai, nguyên nhân sai phạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm.

Trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tƣợng thanh tra giải trình; có thể đối thoại, chất vấn; thẩm tra, xác minh; làm việc với cơ quan quản lý có liên quan; làm việc với cán bộ, quần chúng có liên quan; trƣng cầu giám định; hoàn thiện số liệu, chứng cứ; xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). Khi có thay đổi nội dung thanh tra so với quyết định thanh tra phải báo cáo xin ý kiến của ngƣời ra quyết định thanh tra. Việc thanh tra không làm ảnh hƣởng tới hoạt động bình thƣờng của tổ chức tín dụng nói chung hay của bộ phận nghiệp vụ chuyên môn.

- Bước 3: Kết thúc thanh tra

Căn cứ kết quả của bƣớc 2, Đoàn viên đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra, trƣởng đoàn thanh tra tổng hợp báo cáo và xây dựng dự thảo kết luận chung cho toàn cuộc thanh tra: Đánh giá kết quả, những ƣu điểm cơ bản, những cố gắng tích cực của QTDND đƣợc thanh tra về kết quả hoạt động, về việc chấp hành pháp luật chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc, các chế độ thể lệ của Ngân hàng Nhà nƣớc trong những nghiệp vụ đƣợc thanh tra; Xác định sai phạm chủ yếu, mức độ và tác hại của những sai phạm, tìm ra nguyên nhân và quy rõ trách nhiệm kinh nghiệm cá nhân, đơn vị để có thái độ xử lý; Kiến nghị biện pháp xử lý, sửa chữa khắc phục và áp dụng các hình thức xử lý thích hợp nhằm chấn chỉnh hoạt động của QTDND đƣợc thanh tra; Ngƣời ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)