Đánh giá trên tiêu chí của thanhtra trên cơ sở rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 71 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng triển khai quy trình thanhtra tại chỗ đối với các QTDND

3.3.2. Đánh giá trên tiêu chí của thanhtra trên cơ sở rủi ro

Đánh giá trong tiến trình triển khai thực hiện thanh tra đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội:

- Thứ nhất, quy trình thanh tra hiện nay Cục I đang áp dụng đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội chủ yếu là thanh tra tuân thủ (kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngành và quy định của QTDND), chƣa có các bƣớc hiểu biết về QTDND và đánh giá rủi ro của QTDND trƣớc khi lên kế hoạch thanh tra, do đó các kiến nghị của thanh tra chỉ giới hạn đối với các hành vi trái với quy định. Các kiến nghị thanh tra chƣa đƣa ra đƣợc các cảnh báo, khuyến nghị đối với các QTDND trong quá trình hoạt động để hạn chế rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND.

Quy trình thực hiện các cuộc thanh tra tại chỗ do Cục I thực hiện đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội là quy trình thanh tra tại chỗ trên cơ sở tính tuân thủ. Thanh tra trên cơ sở rủi ro đƣợc triển khai ở Cục I từ năm 2014 nhƣng mới chỉ đang áp dụng đối với các NHTM, đối với Phòng thanh

tra các QTDND đến nay vẫn chƣa đƣợc áp dụng để thực hiện thanh tra đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội.

Biểu đồ 3.1. Tình hình thanh tra tại chỗ theo 2 phƣơng pháp ở Cục I

giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp - Cục I)

- Thứ hai, Chƣa kết hợp với giám sát từ xa để đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của từng QTDND và bộ phận thanh tra tại chỗ chƣa xếp hạng đƣợc các QTDND. Do đó cần thiết phải có bƣớc lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi QTDND dựa vào mức độ rủi ro và xếp hạng cho từng Quỹ để xem xét sắp xếp thứ tự ƣu tiên trong kế hoạch thanh tra hàng năm trƣớc khi thành lập đoàn thanh tra nhằm chủ động sắp xếp cán bộ thanh tra trong hoạt động thanh tra bởi nếu không sẽ xảy ra tình trạng Quỹ đƣợc thanh tra có quy mô lớn nhƣng hoạt động an toàn, ít rủi ro, xếp hạng tốt đƣợc thành lập đoàn thanh tra có số lƣợng thành viên tham gia, thời gian thanh tra nhiều hơn Quỹ đƣợc thanh tra có quy mô nhỏ hơn nhƣng nhiều rủi ro tiền ẩn, xếp hạng trung bình, kém hoặc yếu.

Thứ ba , công tác thanh tra tại chỗ chƣa gắn kết với hoạt động giám sát liên tục đối với QTDND; việc thanh tra định kỳ đối với QTDND (thƣờng 2

năm thực hiện một lần) dẫn đến việc các tồn tại, sai phạm cách quá xa thời điểm hiện tại; việc cảnh báo những rủi ro hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm đôi khi không còn ý nghĩa; có hành vi vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính do đã quá thời hạn xử phạt theo quy định. Hoạt động thanh tra tại chỗ chƣa có trọng điểm vào các QTDND có thể xảy ra rủi ro, hoặc các hoạt động có thể xảy ra rủi ro của một QTDND nên việc thanh tra tại chỗ còn dàn trải, kém hiệu quả và tốn kém chi phí cũng nhƣ thời gian.

- Thứ tư, thời hạn các cuộc thanh tra thƣờng kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, không đáp ứng đƣợc yêu cầu khẩn trƣơng, kịp thời của công tác quản lý nhà nƣớc. Hàng năm, một số Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện; thời gian hoàn thành báo cáo, thời gian dự thảo kết luận và kết luận chính thức còn chậm không đảm bảo đƣợc tiến độ thanh tra.

3.3.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, từ năm 2007, Đề án cải cách tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngân hàng (Quyết định số 1976/QĐ-NHNN) đã nêu lên 7 nội dung cơ bản trong đó nhấn mạnh việc chuyển hƣớng từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, Cơ quan TTGS NHNN Việt Nam mới chỉ triển khai phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các tổ chức tín dụng khác, nhất là đối với các TCTD nƣớc ngoài cho 02 Cục TTGS ngân hàng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mà chƣa có kế hoạch triển khai phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với hệ thống các QTDND - một tổ chức tín dụng hoạt động Ngân hàng đặc thù.

Thứ hai, Cục I phụ thuộc rất lớn vào cơ quan thanh tra giám sát NHNN Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng quy trình, phƣơng pháp, chƣơng trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình từ khâu chuẩn bị đến tiến hành thanh tra cũng nhƣ

giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hƣởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.

Thứ ba, NHNN Việt Nam chƣa có văn bản, tài liệu chính thức hƣớng dẫn Cục I phƣơng pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các QTDND. Sổ tay thanh tra đối với các QTDND đã quá cũ, không còn phù hợp với phƣơng pháp thanh tra hiện đại và các nghiệp vụ mới phát sinh. Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam chƣa thƣờng xuyên tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát các QTDND.

Hệ thống luật pháp về hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh tra còn chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng. Các văn bản dƣới luật chƣa đầy đủ hoặc còn nhiều nội dung chƣa rõ ràng nên việc thực hiện áp dụng các quy định của Luật còn nhiều khó khăn và vƣớng mắc gây khó khăn cho việc thực thi các công việc thanh tra, giám sát, việc kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra.

Các quy định để hỗ trợ áp dụng phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các QTDND đến nay chƣa có, nhƣ các quy định về các loại rủi ro, cơ chế đánh giá, đo lƣờng rủi ro… Các QTDND có đặc thù hoạt động riêng, có nhiều khác biệt so với các TCTD khác nhƣng chƣa có văn bản, tài liệu hƣớng dẫn nghiệp vụ thanh tra. Nên việc chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro của Cụa I đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội trên thực tế chƣa thể thực hiện đƣợc.

Thứ tư, công tác thanh tra tại chỗ chƣa gắn kết với hoạt động giám sát liên tục đối với QTDND do cơ sở vật chất và điều kiện về công nghệ phục vụ cho việc thanh tra tại chỗ còn thiếu và kém chất lƣợng. Hệ thống máy tính, đƣờng truyền báo cáo giữa các QTDND với Phòng Thanh tra các QTDND – Cục I và đƣờng truyền dữ liệu giám sát từ xa giữa phòng Quản lý các QTDND với phòng thanh tra các QTDND phục vụ cho việc đánh giá mức độ rủi ro, chuẩn bị thanh tra và lên kế hoạch thanh tra cho từng QTDND.

Thứ năm, Thanh tra các QTDND chƣa xây dựng đƣợc hệ thống các chỉ tiêu định lƣợng, các yếu tố định tính để đánh giá, xếp hạng các QTDND theo tiêu chuẩn CAMELS (xếp loại QTDND theo mức độ rủi ro).

Thứ sáu, chất lƣợng đội ngũ Thanh tra giám sát chƣa đáp ứng yêu cầu công việc. Lực lƣợng thanh tra nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm. Công tác đào tạo chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và bài bản, do vậy gây ra một số hạn chế nhất định trong việc nâng cao trình độ thanh tra viên.

Thứ bảy, Tiến độ các cuộc thanh tra còn chậm là do việc chuẩn bị trƣớc khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chƣa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cƣơng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức dẫn đến đề cƣơng, kế hoạch thanh tra chƣa xác định đƣợc trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận.

Khi tiến hành thanh tra chƣa tiên lƣợng đƣợc phần việc và tính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện. Việc duy trì chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chƣa đƣợc sâu sát, chƣa đƣợc thảo luận kỹ nên chƣa phát hiện kịp thời những vƣớng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị.

Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tƣợng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực cho vay bằng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ 3 hoặc cho vay có bảo lãnh của bên thứ 3, cho vay để thành viên đầu tƣ kinh doanh ngoài địa bàn hoạt động hoặc đi làm kinh tế ở tỉnh xa cần phải có thời gian xác minh.

Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trƣờng hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tƣợng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi nhƣ: không cung cấp hoặc cung cấp không đúng, không đầy

đủ thông tin tài liệu, cố tình kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhƣng những hành vi này hầu nhƣ không bị xử lý hoặc không xử lý đƣợc vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động của đoàn thanh tra trở nên thiếu tính quyết đoán trong việc xử lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 luận văn đã phân tích thực trạng nội dung quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội. Luận văn cũng đƣa ra những kết quả cho thấy thực trạng triển khai quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội: số cuộc thanh tra, các sai phạm nhƣ: sai phạm về quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát nội bộ, sai phạm về vốn, vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, sai phạm về hoạt động cấp tín dụng, sai phạm về hoạt động tài chính kế toán, từ đó có những đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội dựa trên các tiêu chí thanh tra trên cơ sở tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Trong chƣơng 3, luận văn cũng đã chỉ ra đƣợc các tồn tại, hạn chế của quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời cũng chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế này.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)