1.3. Hoạt động thanhtra tại chỗ của Ngânhàng nhà nƣớc Việt Nam
1.3.5. Nội dung thanhtra tại chỗ
1.3.5.1. Thanh tra trên cơ sở tuân thủ
- Thanh tra tuân thủ là phƣơng pháp thanh tra tập trung vào việc phát hiện và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của TCTD hay nói cách khác là đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và những quy định trong giấy phép hoạt động của TCTD.
- Thanh tra tính tuân thủ sử dụng các quy định của pháp luật để tham chiếu và có thể gọi thanh tra, giám sát tuân thủ là thanh tra, giám sát định
lƣợng; các yếu tố kiểm tra (các sự kiện, thông tin, chứng cứ…) đã xảy ra trƣớc đó; phạm vi thanh tra chỉ đánh giá, kết luận có chấp hành đúng các quy định của pháp luật hay không, chấp hành ở mức độ nào và có biện pháp xử lý tƣơng ứng, không đánh giá tổng thể một TCTD; với các cuộc thanh tra tại chỗ chỉ đánh giá, kết luận những nội dung trong kế hoạch, đề cƣơng thanh tra trên cơ sở những tài liệu, hồ sơ đã kiểm tra nên khó có thể đƣa ra những khuyến cáo về khả năng xảy ra tổn thất của TCTD trƣớc những biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội.
1.3.5.2. Thanh tra trên cơ sở rủi ro
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá TCTD trên các mặt: mức độ và xu hƣớng rủi ro; hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro; khả năng tài chính của TCTD để chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra.
- Tập trung vào việc tìm hiểu đánh giá chất lƣợng hệ thống quản trị rủi ro của đối tƣợng thanh tra nhằm nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát rủi ro 1 cách kịp thời.
- Việc đánh giá yếu tố trên nhằm ƣu tiên các mối quan tâm thanh tra và điều chỉnh các hoạt động Thanh tra giám sát hƣớng vào các TCTD có rủi ro tổng thể lớn nhất trong toàn bộ hệ thống các TCTD một cách kịp thời và hiệu quả. Ở mức độ từng TCTD, quy trình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro cho phép các Thanh tra viên hƣớng các hoạt động thanh tra tại chỗ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn nhất của TCTD đó.