Đối với cơ quan thanhtra giám sát NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 89 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với cơ quan thanhtra giám sát NHNN Việt Nam

- Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hƣớng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

- Thanh tra trên cơ sở rủi ro là quy trình tích hợp chặt chẽ, do đó, NHNN cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa các đơn vị thanh tra trên cơ sở hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Quá trình phối hợp giữa các cục, vụ, phòng ban cần đƣợc triển khai thành quy định, quy chế cụ thể, không chỉ dừng ở hỗ trợ mà còn phải xây dựng các kênh chính thức tích hợp vào hệ

thống công cụ làm việc. Quá trình chia sẻ này cần đúng ngƣời, đúng việc, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn bảo mật thông tin.

Để thực hiện tốt phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, tập trung xây dựng nguồn nhân lực hoạt động thanh tra, giám sát phải đƣợc đảm bảo chất lƣợng. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), yêu cầu bắt buộc khi thực hiện phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro là phải có nhiều thanh tra viên giỏi. Một thanh tra viên giỏi cần phải có đủ 5 phẩm chất: Hiểu rõ về cơ cấu tổ chức và hồ sơ rủi ro của ngân hàng; phải có suy luận và chủ động tìm hiểu; phải đánh giá tổng thể về toàn bộ hoạt động ngân hàng trên cơ sở hợp nhất; phải “có khả năng thích ứng” với hoàn cảnh điều kiện công tác; có khả năng “thuyết phục” tốt để lãnh đạo cơ quan TTGS, đối tƣợng thanh tra chấp nhận những đánh giá và kiến nghị của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)