Quy trình thanhtra tại chỗ trên cơ sở tính rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 39 - 45)

1.4. Quy trình thanhtra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân

1.4.2. Quy trình thanhtra tại chỗ trên cơ sở tính rủi ro

Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro

(Nguồn: Tài liệu sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro) - Bước 1: Hiểu biết về QTDND và đánh giá rủi ro của QTDND

Vì hoạt động thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm mục đích kiểm soát rủi ro liên tục, việc hiểu biết về mỗi QTDND là điểm bắt đầu tốt nhất, do đó nên có quy trình phù hợp để phát triển và duy trì việc hiểu biết toàn diện về tình hình rủi ro của mỗi QTDND.

- Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi QTDND

Khi rủi ro của mỗi QTDND đã đƣợc xác định thì Cơ quan thanh tra, giám sát có thể đánh giá các rủi ro đó trong hệ thống QTDND và đặt ra thứ tự ƣu tiên cho các nhiệm vụ thanh tra cần thực hiện. Phải có sự ƣu tiên này trong toàn hệ thống và cho mỗi QTDND. Thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần họ nhất. Rủi ro đôi khi là lớn đối với một QTDND nhƣng lại không lớn đối với hệ thống QTDND. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, ngƣời lãnh đạo phải cân đối rủi ro của các QTDND nhỏ (đặc

Bƣớc 6: Giám sát QTDND chấn chỉnh sau thanh tra Bƣớc 4: Tiến hành hoạt động thanh tra Bƣớc 5: Kết luận và các biện pháp sửa chữa Bƣớc 2: Lập kế hoạch thanh tra Bƣớc 1: Hiểu biết về QTDND và đánh giá rủi ro QTDND Bƣớc 3: Thành lập đoàn TT và công tác chuẩn bị

với rủi ro lớn trong hệ thống QTDND. Thƣờng thì nguồn nhân lực của thanh tra, giám sát là không đủ để đáp ứng cho tất cả các vấn đề cần quan tâm của cả hệ thống cũng nhƣ của mỗi QTDND, do đó cần thiết phải lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi QTDND để chủ động trong hoạt động thanh tra

- Bước 3: Thành lập đoàn thanh tra và công tác chuẩn bị

Khi rủi ro đƣợc nhận dạng và đánh giá, và khi đã lập xong kế hoạch, Ban lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng sẽ ra quyết định thanh tra và giai đoạn lập kế hoạch trở nên rất chi tiết. NHNN sẽ lựa chọn một Đoàn thanh tra và một Trƣởng đoàn để tiến hành thanh tra tại chỗ. Trƣởng đoàn lập bản phạm vi công việc xác định các mục tiêu chi tiết dự kiến đạt đƣợc liên quan đến những công việc cần làm trong quá trình thanh tra tại chỗ. Trƣởng đoàn cũng dự thảo một thƣ yêu cầu gửi đến QTDND, yêu cầu QTDND chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cụ thể. Một số nội dung trong thƣ yêu cầu này có thể đƣợc gửi trƣớc cho QTDND, một số nội dung khác đƣợc thu thập và lƣu giữ cho đến khi đoàn thanh tra đến làm việc tại QTDND.

- Bước 4: Tiến hành hoạt động thanh tra

Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của QTDND và cách thức mà QTDND quản lý những rủi ro này. Các thành viên của đoàn thanh tra tiến hành đánh giá từng lĩnh vực rủi ro và bộ phận chức năng mà họ đƣợc phân công. Các thành viên này lập hồ sơ thanh tra để ghi chép lại các hoạt động và các phát hiện trong quá trình tiến hành thanh tra. Hồ sơ thanh tra (gồm cả báo cáo của từng thành viên đƣợc nộp cho Trƣởng đoàn)...

- Bước 5: Kết luận và các biện pháp sửa chữa

Trƣởng đoàn là ngƣời lập báo cáo cuộc thanh tra. Đây là báo cáo chính thức về những phát hiện của đoàn thanh tra. Từ báo cáo của đoàn thanh tra, các tài liệu liên quan và qua thảo luận với các đơn vị chức năng của NHNN,

lãnh đạo QTDND đƣợc thanh tra, ngƣời ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra và quyết định việc cần thiết phải áp dụng hình thức xử lý, biện pháp chỉnh sửa tƣơng ứng với mức độ sai phạm của QTDND.

- Bước 6: Giám sát việc QTDND chấn chỉnh sau thanh tra

Các báo cáo định kỳ của QTDND cung cấp cho Cơ quan thanh tra, giám sát những thông tin cần thiết để đánh giá mức độ đầy đủ trong việc thực hiện của QTDND. Khi QTDND tuân thủ đầy đủ tất cả các yêu cầu theo kết luận thanh tra, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển sang giám sát thƣờng xuyên đối với QTDND. Trƣờng hợp QTDND không thực hiện đúng tiến độ chấn chỉnh sau thanh tra hoặc tiếp tục có biểu hiện kém an toàn, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định các cấp độ xử lý tƣơng xứng.

- Trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thì thanh tra trên cơ sở rủi ro là một phƣơng pháp mới, khác hoàn toàn với phƣơng pháp cũ là thanh tra tuân thủ. Phƣơng pháp mới, cung cấp cho các thanh tra cái nhìn toàn diện về rủi ro trong hoạt động ngân hàng một cách bài bản có cơ sở lý luận rõ ràng, còn CAMELS là khuôn khổ nghiệp vụ để các thanh tra hƣớng tới. CAMELS không phải là tiêu chuẩn, mà chỉ là khung nghiệp vụ để thanh tra viên áp dụng các tiêu chuẩn vào đó để đánh giá về một đơn vị, bản thân CAMELS tự nó không phản ánh đƣợc các tiêu chuẩn đánh giá về một ngân hàng, mà cần đƣợc tiến hành thông qua quá trình thanh tra, giám sát bằng phƣơng pháp thanh tra mới, thay thế cho phƣơng pháp thanh tra tuân thủ - một phƣơng pháp đã bộc lộ những khiếm khuyết, không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu cho hoạt động thanh tra, giám sát hiện nay.

Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa thanh tra tại chỗ trên cơ sở rủi ro và giám sát ngân hàng theo CAMELS

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo sơ đồ 3.2, quá trình thanh tra, giám sát là quá trình lƣợng hóa rủi ro bao gồm các yếu tố định tính và định lƣợng, cũng chính là quá trình thu thập và xử lý thông tin của giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Giám sát ngân hàng theo CAMELS, không chỉ là hoạt động riêng lẻ của giám sát từ xa hay thanh tra tại chỗ, mà đòi hỏi có sự kết hợp giữa hai bộ phận với nhau mới có thể đánh giá đƣợc toàn diện một đơn vị.

2 1 4 3 4 Xếp hạng chính thức Thanh tra tại chỗ Giám sát từ xa Xếp hạng sơ bộ QUÁ TRÌNH THANH TRA TẠI CHỖ CẢNH BÁO XẾP HẠNG THEO CAMEL HOẠT ĐỘNG TTGS TRÊN CƠ SỞ RỦI RO

Sơ đồ 1.4. Quy trình xếp hạng giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ

(Nguồn: Tài liệu tập huấn của Trường bồi dưỡng cán bộ Thanh tra 2014)

(1) Xếp hạng của giám sát từ xa

(2) Thanh tra tại chỗ tiếp cận thông tin xếp hạng sơ bộ (nếu là thực hiện trên máy tính thì mũi tên (2) quay ngƣợc lại – thanh tra tại chỗ tự truy cập vào hệ thống để lấy thông tin.

(3) Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa tiến hành trao đổi đánh giá các yếu tố về rủi ro.

(4) Thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa thống nhất đƣa ra kết quả xếp hạng chính thức.

1.4.3. Một số tiêu chí đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND

1.4.3.1. Tiêu chí đánh giá theo phương pháp thanh tra trên cơ sở tuân thủ:

Thanh tra trên cơ sở tuân thủ là việc đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của QTDND, thanh tra, giám sát ngân hàng phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định mới cho phù hợp. Do đó khi đánh giá quy trình thanh tra trên cơ sở tuân thủ phải dựa trên các tiêu chí sau:

- Quy trình thanh tra phải đảm bảo tính đầy đủ của quy trình đúng theo quy định luật thanh tra.

- Quy trình thanh tra phải đảm bảo tính chặt chẽ, tránh sơ hở để cho đơn vị đƣợc thanh tra lợi dụng, có hành vi chống đối.

- Quy trình thanh tra phải đảm bảo tính khoa học tối ƣu của quy trình: Thể hiện ở việc đoàn thanh tra thực hiện quy trình có trình tự khoa học không, tránh trùng lặp các nội dung thanh tra. Quy trình khoa học tối ƣu sẽ đảm bảo cho

công tác thanh tra đƣợc thông suốt, có hiệu quả, đem lại kết quả với chất lƣợng cao nhất, đồng thời đảm bảo đƣợc thời gian và tiến độ của cuộc thanh tra

- Quy trình thanh tra phải đảm tính chủ động và độc lập trong các cuộc thanh tra.

1.4.3.2. Tiêu chí đánh giá theo phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro:

- Đảm bảo kết hợp hoặc thay thế đƣợc phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở tuân thủ.

- Quy trình thanh tra tại chỗ trên cơ sở rủi ro là sự kết hợp chặt chẽ với giám sát ngân hàng theo khuôn khổ đánh giá mô hình CAMELS có thực sự phát huy tác dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra tại chỗ hay nói cách khác, tiêu chí đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ trên cơ sở rủi ro và giám sát ngân hàng theo CAMELS đảm bảo quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Đảm bảo sự phối kết hợp giữa các phòng ban trong cơ quan đƣợc thông suốt từ khâu giám sát từ xa (bƣớc 1,2) đến thanh tra tại chỗ (bƣớc 3,4,5) và cuối cùng là đốn đốc chỉnh sửa sau thanh tra (bƣớc 6).

- Đảm bảo việc đánh giá mức độ rủi ro và xếp hạng hoạt động đảm bảo tính đúng, chính xác; tuân thủ với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel.

- Đảm bảo tính chủ động độc lập trong quy trình thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)