Hoàn thiện quy trình thanhtra tại chỗ của Cục I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 84 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Hoàn thiện quy trình thanhtra tại chỗ của Cục I

4.2.1. Tiếp tục đổi mới, củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục I

Năm 2014 là năm đánh dấu bƣớc chuyển biến quan trọng đối với Cục I. Từ đó, đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình mới với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lớn, đa dạng và tập trung. Thanh tra, giám sát đã dần ổn định cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức mới vẫn còn một số bất cập cần có sự thay đổi, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Phòng trong thanh tra, giám sát đảm bảo hoạt động hiệu quả, không có sự chồng chéo hay đùn đẩy trách nhiệm, trên tinh thần hỗ trợ nhau từ giám sát từ xa đến thanh tra tại chỗ để hoạt động thanh tra mang lại hiệu quả cao nhất trong việc quản lý các TCTD nói chung và các trên địa bàn QTDND nói riêng.

4.2.2. Hoàn thiện quy trình thanh tra tại Cục I

Hoạt đô ̣ng thanh tra cần dựa trên quy trình thanh tra giám sát có sự kết hợp của hai bô ̣ ph ận chính là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Việc hoàn thiện quy trình thanh tra sẽ giúp cho thanh tra viên có cơ sở thực hiện các bƣớc nghiệp vụ của mình trong quá trình thanh tra, tìm ra đƣợc những tồn tại trong hoạt đô ̣ng của QTDND, từ đó đƣa ra các cảnh báo sớm để giảm thiểu rủi ro cho QTDND.

Dựa trên kết quả giám sát, thanh tra viên có thể xác định đƣợc QTDND nào đang ở trong tình trạng rủi ro cao cần phải thanh tra cũng nhƣ nô ̣i dụng trọng yếu cần phải thanh tra, từ đó đƣa ra những nô ̣i dung cảnh báo hợp lý và hiệu quả.

Việc hoàn thiện Quy trình thanh tra tại chỗ đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội của Cục I nên hoàn thiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Quy trình TT kết hợp giám sát từ xa với thanh tra tại chỗ

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Từ sơ đồ 4.1, ta có thể thấy đây là 01 quy trình khép kín trong công tác thanh tra, đƣa công tác thanh tra đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội lên 01 tầm cao mới, muốn vậy đòi hỏi phải có sự phối kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Báo cáo kết quả thanh tra đòan viên

Thông tin thi trƣờng

Xƣ̉ lý thông tin đâù vào

4. Thanh tra

tại chỗ Xác minh BCTC

của QTDND Báo cáo vĩ mô

3. Thành lập đoàn Thanh tra

Hồ sơ rủi ro của QTDND

Tổng hợp kết quả TT của Trƣởng đoàn

1. Báo cáo giám sát các QTDND

Trình ngƣời ra quyết định TT

5. Ban hành kết luận thanh tra

6. Theo dõi, đôn đốc chỉnh sửa

sau thanh tra Giám sát từ xa

2. Kế hoạch thanh tra

4.2.3. Chú trọng áp dụng công nghệ thông tin

Xét ở góc độ thanh tra giám sát, để hỗ trợ cho việc kết hợp công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ trên cơ sở là bƣớc đệm cho việc chuyển sang một quy trình thanh tra mới, hiện đại đó là quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro, Cục I cần thiết phải có các công cụ ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao tính hiệu quả trên toàn hệ thống. Ví dụ, cần phải có công cụ phần mềm để xác định và phân loại mức độ rủi ro của các TCTD nói chung và QTDND nói riêng trên toàn hệ thống.

Công cụ này sẽ tích hợp thông tin đầu vào từ các phần mềm khác một cách tự động, qua đó giảm thiểu thời gian nhập dữ liệu, giúp các thanh tra viên tập trung vào các hoạt động có giá trị khác nhƣ phân tích, đánh giá, khuyến nghị, cảnh báo…giúp cho bƣớc đầu của thanh tra tại chỗ là hiểu biết về QTDND và đánh giá rủi ro trong hoạt động để đƣa ra kế hoạch thanh tra cụ thể, chi tiết, tập trung cho từng QTDND.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong thanh tra trên cơ sở rủi ro là một đòi hỏi bắt buộc, đặc biệt khi hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng triển khai thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc về thanh tra, giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel.

4.2.4. Chuẩn bị cơ sở pháp lý cho việc đổi mới quy trình thanh tra

NHNN cần phải ban hành sổ tay hƣớng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro và các quy định về việc áp dụng Sổ tay hƣớng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt đô ̣ng thanh tra tại chỗ. Sổ tay hƣớng dẫn thanh tra trên cơ sở rủi ro là cẩm nang nghiệp vụ giúp cán bô ̣ thanh tra nghiên c ứu, ứng dụng khi thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể, đặc biệt là việc đánh giá hoạt đô ̣ng qu ản trị, điều hành, môi trƣờng kiểm soát nô ̣i bô ̣, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống quản trị rủi ro của các QTDND. Đây là cơ sở để có thể đƣa ra các cảnh báo sớm có chất lƣợng tốt.

NHNN cần ban hành các quy định tối thiểu về quản trị rủi ro của các QTDND, trƣớc mắt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản để khuyến khích các QTDND thiết lập các hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và các rủi ro trong hoạt đô ̣ng của QTDND đó.

NHNN cần hoàn thiện hệ thống kế toán và các quy tắc đánh giá rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm hạch toán hợp lý thu nhập, lợi nhuận, nguồn vốn và các giao dịch tài chính. Hệ thống kế toán phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng thông tin phục vụ cho quản trị rủi ro và đảm bảo minh bạch trong quản trị QTDND. Cải cách hệ thống kế toán QTDND phù hợp với chuẩn mực hệ thống quản lý (IAS – Internationnal accouting System) và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế. Thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, phân loại nợ dựa trên cơ sở các yếu tố định tính và định lƣợng thông qua việc áp dụng phƣơng pháp dựa vào hệ thống xếp hạng nô ̣i bô ̣ để là cơ sở trích lập dự phòng rủi ro.

4.2.5. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng

Kiện toàn và tăng cƣờng đội ngũ cán bộ Thanh tra Ngân hàng: Phải đảm bảo cho đội ngũ cán bộ Thanh tra Ngân hàng có đủ kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về nghiệp vụ thanh tra và kiến thức tổng hợp về kinh tế thị trƣờng để đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác Thanh tra Ngân hàng. Đồng thời quan tâm và đảm bảo quyền lợi đối với các cán bộ làm công tác thanh tra.

Đổi mới tổ chức cán bộ nên theo hƣớng kiện toàn và củng cố mô hình tổ chức hiện tại. Cần tập trung tăng cƣờng cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác, có phẩm chất đạo đức để tăng về số lƣợng và nâng cao về chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra.

Để đạt đƣợc mục tiêu trên, trƣớc mắt, công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ thanh tra cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Xây dựng công cụ hỗ trợ tự học và đào tạo từ xa nhƣ xây dựng cổng thông tin nội bộ cho thanh tra, giám sát nhằm mục đích xây dựng đƣợc một diễn đàn giúp các thanh tra viên, giám sát viên có một sân chơi để trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến thanh tra, giám sát ngân hàng; xây dựng một tài liệu nội bộ giúp các thanh tra viên, giám sát viên chƣa có nhiều kinh nghiệm có thể trau dồi, học hỏi các tình huống điển hình khi thực hiện thanh tra, giám sát cũng nhƣ các tình huống khó, rất hiếm gặp trong quá trình thanh tra nhằm giúp cán bộ thanh tra, giám sát có kỹ năng và kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ của mình; xây dựng mạng lƣới lớp học từ xa về nghiệp vụ thanh tra, giám sát trong toàn hệ thống NHNN.

- Tổ chức các cuộc thi đua, khen thƣởng trong hoạt động thanh tra, giám sát nhằm khuyến khích cán bộ cố gắng trau dồi, học hỏi kiến thức và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.

- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra tại NHTW hoặc các định chế tài chính lớn đào tạo nâng cao nghiệp vụ thanh tra, giám sát và chia sẻ kinh nghiệm.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về nghiệp vụ thanh tra để các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Trong công tác tuyển dụng, sắp xếp cán bộ: Cần phải có các tiêu chuẩn tuyển dụng cụ thể, tăng cƣờng tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ, đƣợc đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, có khả năng tiếp thu và phát triển kiến thức mới nhằm kết hợp một cách hài hòa, hiệu quả giữa các thế hệ cán bộ thanh tra, giữa kinh nghiệm và khả năng phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới; đối với các trƣờng hợp xin thuyên chuyển công tác cần đƣợc chú trọng tránh trình trạng nhận các cán bộ thiếu hoặc không đủ năng lực, trình độ về làm công tác thanh tra, giám sát.

Về đạo đức nghề nghiệp: Theo xu hƣớng chung, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thanh tra sẽ đƣợc nâng cao, vì vậy đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra công tâm, không thiên vị, đúng pháp luật. Do vậy, cần phải xây dựng bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra theo 5 nguyên tắc sau:

Một là: Có lập trƣờng, quan điểm cách mạng vững vàng;

Hai là: Có phong cách, phƣơng pháp làm việc khoa học, đổi mới; sâu, sát công việc; coi trọng nguyên tắc, kỷ cƣơng; phân tích xử lý vấn đề khách quan, công tâm, có lí, có tình, có tính thuyết phục cao.

Ba là: Có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới; không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ.

Bốn là: Có ý thức rèn luyện, tu dƣỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sang, lành mạnh; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gƣơng mẫu, không lợi dụng chức quyền để vụ lợi.

Năm là: Có trách nhiệm với công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn; hoạt động vì lợi ích của đất nƣớc, của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)