Khái quát tình hình hoạt độngcác QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 57 - 62)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Khái quát tình hình hoạt độngcác QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

3.1.2.1. Hệ thống các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

Đƣợc thành lập theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ, hệ thống QTDND đƣợc xem là một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với địa bàn hoạt động chủ yếu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, do các thành viên là pháp nhân và cá nhân thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm mục tiêu hợp tác, tƣơng trợ cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Tháng 8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội.

Giai đoạn trƣớc khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội:

NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội: Ngày 09/08/1995 đã tổ chức hội nghị quán triệt chủ trƣơng của Chính phủ và Thành phố về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND, trƣớc thời điểm ngày 01/8/2008, trên địa bàn TP Hà Nội có 14 QTDND.

NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tây đã thí điểm thành lập các QTDND đợt đầu trong năm 1994 với số lƣợng 12 QTDND. Sau khi sơ kết đánh giá 1 năm thí điểm đã triển khai mở rộng thành lập QTDND ở các huyện, thị xã. Số quỹ hoạt động đến 01/8/2008 là 81 QTDND.

Giai đoạn từ 01/8/2008 đến nay:

Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn TP Hà Nội có tổng số 98 QTDND (chi tiết tại phụ lục số 01). Trải qua hơn 20 năm thành lập và hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích

lệ, các QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.2. Hoạt động của các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội

Sau hơn 20 năm hoạt động, các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội phát triển mạnh về mặt số lƣợng, tăng trƣởng về quy mô và chất lƣợng hoạt động. Đến 31/12/2016 tổng nguồn vốn hoạt động của 98 QTDND cơ sở là 9.215.334 triệu đồng; bình quân trên 94.034 triệu đồng/Quỹ. Tổng dƣ nợ cho vay của các QTDND cơ sở là 5.318.663 triệu đồng, bình quân dƣ nợ trên 54.272 triệu đồng/Quỹ; trong đó nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của các QTDND cơ sở là trên 87.608 triệu đồng, chiếm 1,65% tổng dƣ nợ. Kết quả kinh doanh cụ thể của các QTDND cơ sở đƣợc phản ánh trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội Đơn vị tính: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh Năm 2015 với năm 2014 (%) Năm 2016 với năm 2015 (%) 1 Số lƣợng QTDND 98 98 98 0 0 2 Số lƣợng thành viên tham gia QTDND (ngƣời) 122.060 124.157 125.367 1,72% 0,97% 3 Số lƣợng bình quân thành viên tham gia của mỗi QTDND (ngƣời) 1.246 1.267 1.279 1,72% 0,97% 4 Tổng nguồn vốn 6.981.90 5 7.988.53 5 9.215.33 4 14,42% 15,36% 5 Vốn chủ sở hữu 614.136 659.794 711.527 7,43% 7,84% 6 Vốn điều lệ 249.651 267.970 284.649 7,34% 6,22% 7 Vốn huy động 6.181.29 6 7.214.21 7 8.369.17 9 16,71% 16,01% 8 Vốn đi vay NH Hợp tác xã 147.825 75.910 82.570 -48,65% 8,77% 9 Gửi vốn tại các TCTD khác 2.102.82 8 2.672.29 1 3.363.38 7 27,08% 25,86% 10 Dƣ nợ cho vay 4.408.79 7 4.825.86 6 5.318.66 3 9,46% 10,21%

11 Nợ xấu 86.992 93.062 87.608 6,98% -5,86% 12 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ (%) 1,97 1,93 1,65 -2,03% - 14,51% 13 Tổng lợi nhuận ròng (triệu đồng) 109.173 123.632 130.267 13,24% 5,37% 14 ROA (%) 1,06 1,25 1,42 15 ROE (%) 17,78 18,74 21,1

(Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội 2014 và Báo cáo giám sát của Cục I 2015-2016)

Số liệu từ bảng 3.1 cho thấy số lƣợng thành viên tham gia các QTDND tăng qua các năm về số tuyệt đối, song tốc độ tăng trƣởng bị chậm lại. Cụ thể là: năm 2014 là 122.060 ngƣời, năm 2015 là 124.157 ngƣời, tăng 1,72% so với năm 2014; trong khi năm 2016 là 125.367 ngƣời, tăng 0,97 % so với năm 2015. Tuy nhiên, điều này vẫn chứng tỏ công tác phát triển thành viên của các QTDND luôn đƣợc trú trọng đồng thời thực hiện các chính sách của NHNN tƣơng đối tốt, uy tín của các QTDND đối với ngƣời dân trên địa bàn ngày càng tăng nên đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều ngƣời dân tham gia.

Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn tăng liên tục qua các năm. Năm 2014 là 6.981.905 triệu đồng. Năm 2015 là 7.988.535 triệu đồng, tăng 14,42 % so với năm 2014. Năm 2016 là 9.215.334 triệu đồng, tăng 15,36% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn điều lệ và các quỹ tăng đều đặn trong các năm. Năm 2014 là 614.136 triệu đồng, năm 2015 là 659.794 triệu đồng, tăng 7,43% so với năm 2014, năm 2016 là 711.527 triệu đồng, tăng 6,22% so với năm 2015. Tất cả các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội có vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định (100 triệu đồng) theo quy định của NHNN Việt Nam. Vốn điều lệ của QTDND trung bình chiếm tỷ lệ 4,04%

tổng nguồn vốn, về cơ bản đã đảm bảo tăng năng lực tài chính, tăng khả năng an toàn trong hoạt động, tăng tỷ lệ an toàn vốn và năng lực mua sắm tài sản cố định và khả năng cung ứng tín dụng cho khách hàng.

Về quy mô vốn huy động, các QTDND chủ yếu huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cƣ. Vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2014 đạt 6.181.296 triệu đồng, năm 2015 đạt 7.214.217 triệu đồng, tăng 16,71 % so với năm 2014, năm 2016 đạt 8.369.179 triệu động, tăng 16,01% so với năm 2015. Các QTDND thực hiện tốt các hình thức tuyên truyền, quảng cáo, áp dụng các kênh huy động vốn phong phú, đa dạng các thời hạn và hình thức gửi tiền với mức lãi suất hấp dẫn và phù hợp với thực tế hoạt động, thực hiện đổi mới phong cách làm việc và thái độ giao tiếp, phục vụ thành viên nhanh chóng, kịp thời. Do đó các QTDND đã giữ ổn định nguồn vốn tự huy động trong dân cƣ và có sự tăng trƣởng tƣơng đối tốt. Vốn đi vay từ NH hợp tác xã tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2014 đạt 147.825 triệu đồng, năm 2015 đạt 75.910 triệu đồng, giảm 48,65% so với năm 2014, năm 2016 đạt 82.570 triệu động, tăng 8,77% so với năm 2015. Nhà nƣớc có một số chƣơng trình hỗ trợ cho vay vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ cho ngƣời sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn (nhƣ vốn ICO, AFD, ADB,.. ), do đó các Quỹ đã tiếp cận đƣợc nguồn vốn với lãi suất thấp. Bên cạnh đó đồng nghĩa với việc nguồn vốn huy động tăng thì nguồn vốn đi vay giảm, nếu thừa vốn các Quỹ còn gửi các TCTD khác chủ yếu là gửi tại NH hợp tác xã nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, chứng tỏ các QTDND trên địa bàn đã sử dụng các nguồn vốn một cách linh hoạt.

Xét về hoạt động tín dụng, các QTDND thực hiện cho vay đối với thành viên, giúp các thành viên có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho những lao động nông

nghiệp, nông thôn; góp phần có hiệu quả vào việc duy trì ổn định an ninh trật tự xã hội trong khu vực và trên địa bàn. Dƣ nợ cho vay của các QTDND hàng năm đều tăng. Năm 2014 là 4.408.797 triệu đồng, năm 2015 là 4.825.866 triệu đồng, tăng 9,46 % so với năm 2014. Năm 2016 là 5.318.663 triệu đồng, tăng 10,21% so với năm 2015.

Chất lƣợng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ. Năm 2014, nợ xấu là 86.992 triệu đồng, chiếm 1,97% tổng dƣ nợ, năm 2015, nợ xấu là 93.062 triệu đồng, chiếm 1,93% tổng dƣ nợ, năm 2016, nợ xấu là 87.608 triệu đồng, chiếm 1,65% tổng dƣ nợ. Các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND cơ sở là tƣơng đối thấp. Tỷ lệ này đang có xu hƣớng giảm dần qua các năm, chứng tỏ các Quỹ đang tập trung đôn đốc, xử lý các món vay quá hạn lãi và gốc, tập trung vào chất lƣợng.

Ngoài ra, từ các số liệu trên có thể thấy, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động Nguyên nhân những năm vừa qua, do ảnh hƣởng tiêu cực từ việc suy thoái kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, các doanh nghiệp và cá nhân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; QTDND thận trọng trong việc cho vay.

+ Lợi nhuận ròng (thể hiện ở chỉ tiêu 13 bảng 3.1) đều tăng qua các năm. Năm 2014 đạt 109.173 triệu đồng, năm 2015 đạt 123.632 triệu đồng, tăng 13,24% so với năm 2014, năm 2016 đạt 130.267 triệu đồng, tăng 5,37% so với năm 2015. Điều này chứng tỏ các QTDND hoạt động có lãi nhƣng tốc độ tăng năm sau thấp hơn năm trƣớc.

+ ROA (tỷ số lợi nhuận ròng/tổng tài sản): thể hiện ở chỉ tiêu 14 bảng 3.1. Tỷ lệ này qua các năm lần lƣợt là 1,06%; 1,25%; 1,42%.

+ ROE (tỷ số lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu): thể hiện ở chỉ tiêu 15 bảng 3.1. Tỷ lệ này qua các năm lần lƣợt là 17,78%; 18,74%; 21,10%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quy trình thanh tra tại chỗ đối với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)