CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng hoàn thiện quy trình hoạt động thanhtra tại chỗ đối với các
4.1.1. Định hướng đối với ngânhàng nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, tiếp thu kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến để xây dựng một quy trình thanh tra giám sát hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra tại chỗ.
Thứ hai, NHNN cần khẩn trƣơng hoàn thiện thể chế, chế tài phù hợp cho Đoàn thanh tra và Trƣởng đoàn thanh tra để nâng cao chất lƣợng của công tác thanh tra tại chỗ. Chất lƣợng thanh tra tại chỗ có ý nghĩa quan trọng, bởi vì qua hoạt động này có thể xác định đƣợc một cách tổng quan ƣu, nhƣợc điểm và tồn tại trong việc chấp hành cac cơ chế, quy chế, luật pháp, đánh giá tình trạng của một tổ chức tài chính trong một thời gian nhất định.
Thứ ba, nhận thức sâu sắc việc chuyển từ phƣơng pháp thanh tra truyền thống trên cơ sở tính tuân thủ sang phƣơng pháp thanh tra hiện đại trên cơ sở rủi ro là cần thiết trong việc tổ chức thực hiện thanh tra đối với các QTDND.
Những ƣu điểm của phƣơng pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro so với phƣơng pháp thanh tra tuân thủ nếu đƣợc áp dụng thực hiện đối với các QTDND thể hiện ở phụ lục số 02.
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro tập trung đánh giá tổng thể một QTDND trên cơ sở đánh giá các yếu tố định lƣợng, định tính (nhƣ kiểm tra hồ sơ, tài liệu, các chính sách, quy trình, hệ thống và thực tiễn công tác quản lý, quản trị rủi ro của QTDND) trong đó chủ yếu là các yếu tố định tính đối lập với phƣơng pháp thanh tra tuân thủ đánh giá chủ yếu dựa trên các yếu tố định lƣợng;
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của từng QTDND trong khi thanh tra tuân thủ không đánh giá đƣợc, mà rủi ro là đặc trƣng gắn liền với hoạt động của mọi QTDND;
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm những rủi ro mới xuất hiện tại từng QTDND cũng nhƣ toàn hệ thống. Hay nói khác đi thanh tra, giám sát ngân hàng phải thực hiện dự báo, đánh giá mức độ rủi ro mà một QTDND sẽ phải đối mặt bằng cách lập báo cáo giám sát vĩ mô (lập các giả thiết và kiểm định các giả thiết đó thông qua việc sử dụng các mô hình toán) từ đó đƣa ra những cảnh báo, biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu cho các QTDND;
- Thanh tra trên cơ sở rủi ro cho phép định hƣớng thanh tra, giám sát vào những lĩnh vực của từng QTDND và những QTDND có mức độ rủi ro cao, có tác động lớn đến an toàn của hệ thống các QTDND từ đó phân bổ nguồn lực thanh tra tốt hơn đồng thời việc thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn.
Thứ tư, xây dựng khuôn khổ quy trình và phƣơng pháp thanh tra - giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với thanh tra - giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao chất lƣợng của các cuộc thanh tra và cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các QTDND.
Quy trình thanh tra giám sát cơ sở rủi ro gồm 06 bƣớc, bƣớc 1 là hiểu QTDND. Bƣớc này dựa trên Nguyên tắc Cơ bản 19 của Uỷ ban Basel. Thanh tra viên đƣợc giao nhiệm vụ lập bản tình hình và chiến lƣợc của QTDND phải hiểu và tóm lƣợc các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của QTDND và đề xuất chiến lƣợc thanh tra, để tóm lƣợc các vấn đề và lĩnh vực cần phải đƣợc thanh tra tại chỗ. Bằng việc tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro lớn thông qua việc lập Ma trận rủi ro (Bảng 4.1):
Bảng 4.1. Ma trận rủi ro
Mức độ rủi ro Chất lƣợng của quản lý rủi ro
Tốt Đạt yêu cầu Yếu
Cao Trung bình Cao Cao
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Thấp Thấ
p
Trung bình
(Nguồn: Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro)
Qua bảng phân tích ma trận rủi ro sẽ giúp thanh tra viên xác định các lĩnh vực có mức đô ̣ rủi ro rũng cao phải đƣợc xem xét thông qua thanh tra tại chỗ. Những lĩnh vực có mức đô ̣ rủi ro vừa cũng có thể đƣợc xem xét thông qua thanh tra tại chỗ, phụ thuô ̣c vào mức đô ̣ quan trọng và xu hƣớng của rủi ro. Các hoạt đô ̣ng ch ứa đựng rủi ro với mức đô ̣ r ủi ro cũng thấp thì có thể đƣợc rà soát nhanh chóng hoặc đƣợc loại khỏi phạm vi thanh tra tại chỗ và ngƣợc lại phục vụ cho bƣớc 2 đƣợc chính xác cho từng QTDND.
Bƣớc 2, liên quan đến việc lập kế hoạch thanh tra đối với từng QTDND; những bƣớc này thƣờng đƣợc hoàn thành tại NHNN bởi thanh tra viên tại chỗ đƣợc giao nhiệm vụ giám sát và báo cáo về tình hình hoạt động của các QTDND giữa các kỳ thanh tra. Thực hiện bƣớc này của quy trình trên, sử dụng mô hình CAMELS để tính toán, phân tích từng chỉ tiêu, từng cấu phần nghiệp vụ theo CAMELS (mô hình CAMELS đƣợc thể hiện ở phụ lục số 03), từ đó đƣa ra đƣợc cảnh báo sớm cho các QTDND trong trƣờng hợp QTDND có những rủi ro, thậm chí là các rủi ro tiềm ẩn, để từ đó có cái nhìn chung nhất về một QTDND giúp cho NHNN đƣa ra kế hoạch thanh tra một cách cụ thể cho từng QTDND.
Bƣớc 3, 4, 5 và 6 liên quan đến việc xác định, thực hiện, báo cáo, ra kết luận thanh tra và đôn đốc chỉnh sửa sai phạm sau thanh tra; những bƣớc này đƣợc hoàn thiện bởi đoàn thanh tra tại chỗ với kết luận và các biện pháp sửa
chữa đƣợc chuyển cho bộ phận giám sát để thực hiện 01 chu trình giám sát tiếp theo.
Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các QTDND phải đảm bảo các nguyên tắc chủ chốt theo các chuẩn mực đánh giá của Ủy ban Basel trong công tác thanh tra tại đơn vị:
Nguyên tắc 1: Tập trung vào rủi ro trọng yếu
Công tác thanh tra, giám sát thực hiện đánh giá rủi ro tập trung vào việc nhận diện các rủi ro trọng yếu có thể xảy đến với một QTDND, có khả năng gây tổn thất cho ngƣời gửi tiền. Thanh tra, giám sát đƣợc thực hiện trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về QTDND.
Các rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân hàng đƣợc xác định gồm 5 loại rủi ro chính: Rủi ro tín dụng; rủi ro thị trƣờng; rủi ro hoạt động; rủi ro tuân thủ pháp luật và rủi ro thanh khoản. Rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lƣợc không đƣợc coi là một loại rủi ro cố hữu riêng lẻ. Hai loại rủi ro này là hệ quả của năm loại rủi ro cố hữu nói trên.
Nguyên tắc 2: Hƣớng tới tƣơng lai, can thiệp sớm
Bản chất đánh giá rủi ro trong hoạt động của QTDND là mang tính hƣớng tới tƣơng lai. Quan điểm này thúc đẩy việc nhận dạng sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời khi cần đƣa ra các hành động chỉnh sửa, do đó các vấn đề của QTDND có thể đƣợc giải quyết hiệu quả và thỏa đáng hơn.
Nguyên tắc 3: Nhận xét dự báo hợp lý, có cơ sở
Đánh giá rủi ro trong hoạt động của QTDND cần dựa vào những phán đoán, nhận xét dự báo hợp lý, có cơ sở. Nguyên tắc này rất cần thiết trong hoạt động cảnh báo sớm, khi mà tình hình tƣơng lai của thế giới vốn dĩ rất dễ thay đổi. Khi thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, những phán đoán, nhận xét cần phải có căn cứ, cơ sở hợp lý, dựa trên bằng chứng và kết quả phân tích.
Nguyên tắc 4: Hiểu rõ nguồn gốc rủi ro
Đánh giá rủi ro đòi hỏi phải hiểu rõ nguồn gốc của rủi ro trọng yếu có thể xảy ra đối với một QTDND. Các hoạt động trọng yếu có thể đƣợc lựa chọn trên cơ sở định lƣợng (nhƣ tỷ lệ phần trăm của hoạt động so với tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận ròng, vốn phân bổ hay khả năng xảy ra tổn thất lớn của QTDND) và/hoặc lý do định tính (nhƣ tầm quan trọng chiến lƣợc, tỷ lệ tăng trƣởng dự kiến, rủi ro, tác động lên giá trị thƣơng hiệu hay danh tiếng/uy tín, hoặc mức độ rủi ro của một quy trình có quy mô toàn doanh nghiệp).
Nguyên tắc 5: Quản lý rủi ro
Các tiêu chí chính đánh giá nhƣ sau: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh; đo lƣờng các loại rủi ro; sự tuân thủ các chính sách và kiểm soát nội bộ; chất lƣợng quản lý nhân sự; hành vi đạo đức;…
Nguyên tắc 6: Điều chỉnh linh hoạt
Đánh giá rủi ro là công việc phải thực hiện liên tục và linh hoạt nhằm phát hiện sớm những rủi ro phát sinh từ chính QTDND cũng nhƣ từ môi trƣờng kinh doanh bên ngoài. Do đó, cán bộ thanh tra cũng cần phải linh hoạt trong thực hiện đánh giá rủi ro, những thay đổi của rủi ro cũng sẽ thay đổi thứ tự ƣu tiên trong công việc đánh giá rủi ro đối với QTDND.
Nguyên tắc 7: Đánh giá tổng thể đối với QTDND
Để có thể đƣa ra đánh giá về rủi ro tổng thể của một QTDND cán bộ thanh tra, giám sát cần phải đánh giá về thu nhập, vốn tƣơng ứng với tổng rủi ro từ các hoạt động trọng yếu của QTDND và khả năng thanh khoản của QTDND. Cụ thể nhƣ sau:
+ Thu nhập:
Thu nhập là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của QTDND. Thu nhập sẽ hấp thu tổn thất thông thƣờng và tổn thất dự kiến trong một thời hạn nhất định và là nguồn bổ sung đối với vốn chủ sở hữu của QTDND.
Khi xác định chất lƣợng thu nhập cũng cần xem xét đến nguồn thu nhập, trích lập đủ dự phòng, tác động của các khoản thu nhập và chi phí bất thƣờng, chính sách trả cổ tức cũng nhƣ kết quả hoạt động so với nhóm đồng hạng. Mức độ đủ thu nhập của QTDND sẽ đƣợc đánh giá trong bối cảnh bản chất, quy mô, mức độ phức tạp và hồ sơ rủi ro của QTDND.
+ Vốn:
QTDND cần duy trì mức đủ vốn trên mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Hiệu quả của quy trình quản lý vốn của QTDND đối với việc duy trì đủ vốn tƣơng ứng với tổng rủi ro ròng của tất cả các hoạt động trọng yếu cũng cần đƣợc cân nhắc đến khi tiến hành đánh giá vốn. Các QTDND có mức tổng rủi ro ròng cao hơn sẽ phải duy trì mức vốn cũng nhƣ chất lƣợng vốn cao hơn và phải có quy trình quản lý vốn tốt hơn. Việc đánh giá đƣợc xét trong bối cảnh bản chất, quy mô, mức độ phức tạp và hồ sơ rủi ro của QTDND.
+ Khả năng thanh khoản:
Cán bộ thanh tra đánh giá khả năng thanh khoản của QTDND căn cứ vào việc xem xét mức rủi ro thanh khoản và chất lƣợng quản lý khả năng thanh khoản. QTDND phải nắm giữ một lƣợng tài sản có có tính thanh khoản cao, phù hợp với mức độ chênh lệch kỳ đáo hạn giữa tài sản có và tài sản nợtrên bảng cân đối tài khoản, trong đó đã tính đến khả năng xảy ra những sự kiện khó khăn, căng thẳng nghiêm trọng trong ngắn hạn.
Thứ năm, ngoài ra cần lƣu tâm tới yếu tố con ngƣời và hoạt động đào tạo, phân bổ nguồn lực. Hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro đặt ra yêu cầu rất cao về kĩ năng và kinh nghiệm của ngƣời thanh tra, đòi hỏi đầu tƣ, tạo điều kiện đào tạo, nghiên cứu qua các khoá đào tạo chính quy và qua công việc. Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, NHNN sẽ tiếp tục thực thi chiến lƣợc, kế hoạch đào tạo, đánh giá và luân chuyển cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng một cách bài bản, khoa học, hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn, với
một loạt các giải pháp cụ thể, đồng bộ, khả thi, trong đó có việc tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra, giám sát cho cán bộ; tổ chức đào tạo trên diện rộng cho toàn bộ cán bộ thanh tra ngành ngân hàng về thanh tra trên cơ sở rủi ro; xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực thanh tra trên cơ sở rủi ro có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp...