Giải pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng tại BIDV Phú Thọ

4.3.4. Giải pháp xử lý nợ xấu

Nợ xấu là biểu hiện rõ ràng và đáng ngại nhất trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Sự nguy hiểm của nợ xấu đối với từng ngân hàng bắt nguồn từ những ảnh hƣởng của nó đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó bởi một mặt, nợ xấu làm tăng gánh nặng chi phí cho ngân hàng do phải trích lập dự phòng rủi ro và tăng chi phí thu hồi nợ; mặt khác, các khoản nợ xấu chậm đƣợc xử lý sẽ làm tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng.

Để giảm thiểu tổn thất về tài sản đồng thời lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình, BIDV Phú Thọ cần tích cực triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu để thu hồi vốn. Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu BIDV Phú Thọ cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, phân loại chi tiết nợ xấu. Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại

nợ xấu thành các nhóm nhƣ khách quan, chủ quan; nguyên nhân từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng; có tài sản đảm bảo tiền vay, không có tài sản đảm bảo tiền vay,... để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

Hai là, ngân hàng cần tƣ vấn cho khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong

kinh doanh. Những khó khăn chủ yếu do cung cách điều hành, chiến lƣợc kinh doanh bất hợp lý, chậm thích nghi với sự thay đổi của thị trƣờng, mô hình không còn thích hợp,... Cán bộ tín dụng có thể tƣ vấn, giúp đỡ cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh ngày một trầm trọng có thể dẫn

tới phá sản. Cụ thể nhằm vào những hƣớng sau:

- Mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm; - Đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản phẩm mới;

- Thay đổi chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm; - Loại bỏ một số hoạt động không sinh lời;

- Bán bớt tài sản, chuyển nhƣợng một phần doanh nghiệp, …

Ba là, tranh thủ sự hỗ trợ các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phƣơng

và phối kết hợp chặt chẽ trong xử lý nợ xấu

Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phƣơng, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tƣợng chây ỳ, khó thu. Đối với nợ quá hạn, trƣờng hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan bất khả kháng nhƣ thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hoá, ốm đau đột xuất… cần phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn nhƣ: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải là ngƣời gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tƣ vấn cho khách hàng kể cả về phƣơng diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép để thể hiện thiện chí của ngân hàng. Làm tốt đƣợc công tác này, mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng khăng khít hơn, ngƣời có nợ quá hạn ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc trả nợ.

Trƣờng hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tuỳ mức độ và từng trƣờng hợp cụ thể để áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhƣng phải tuân theo nguyên tắc là kiên quyết, dứt khoát. Trƣớc hết, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng tác động, giáo dục tƣ tƣởng để ngƣời vay ý thức đƣợc nghĩa vụ trả nợ. Nếu ngƣời vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn nhƣ phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc ngƣời vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ,…

Trƣờng hợp nợ quá hạn có liên quan đến cán bộ tín dụng tiêu cực, cho vay thiếu khách quan, không đúng chế độ tín dụng thì nhất thiết phải xử lý, quy trách

nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyên đi thu nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật.

Sau khi thực hiện các giải pháp trên, số nợ quá hạn còn lại sẽ bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Đối với nợ xử lý rủi ro: thực chất của nợ xử lý rủi ro là nợ quá hạn thuộc nhóm 5 đã đƣợc xử lý rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Hƣớng xử lý thu hồi nhóm nợ này là tiến hành phân loại và áp dụng các biện pháp thu nợ nhƣ nhóm nợ quá hạn nhƣng đƣợc xử lý mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)