1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường
trường đại học công lập
Quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL ảnh hƣởng rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế, có thể chia làm hai nhóm nhân tố ảnh hƣởng sau:
Nhóm 1: Các nhân tố bên ngoài
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước
đối với giáo dục và đào tạo: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp
nghiệp nói chung và các trƣờng ĐHCL nói riêng là một bộ phận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị sự nghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Do đó, nếu chính sách quản lý tài chính của Nhà nƣớc phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của trƣờng ĐHCL thì đó là động lực động lực để mỗi trƣờng phát huy đƣợc thế mạnh trong hoạt động quản lý tài chính của mình.
Chính sách của Nhà nƣớc thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nƣớc quản lý hết các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Các trƣờng đại học đƣợc cấp toàn bộ kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nƣớc và nguồn này đƣợc sử dụng theo quy định của Nhà nƣớc. Chính sách đó Nhà nƣớc muốn tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân trong xã hội đều có cơ hội học tập, tuy nhiên do nguồn ngân sách Nhà nƣớc còn hạn hẹp nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu học của tòa xã hội kể cả về số lƣợng và chất lƣợng đào tạo.
Sau đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, nền kinh tế chuyển đổi theo kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã đạo điều kiện cho kinh tế - văn hóa - xã hội phát triển. Trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những thay đổi vƣợt bậc theo hƣớng xã hội hóa giáo dục, làm giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nƣớc.
Đến giai đoạn hiện nay chính sách tài chính của Nhà nƣớc trong giáo giáo dục đào tạo đối với các trƣờng ĐHCL đổi mới theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy.
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội: Thay đổi của nền kinh tế - xã hội
và chính sách chi tiêu công cho giáo dục và đào tạo là những nhân tố dẫn tới đổi mới hệ thống tài chính GDĐH. Sự thay đổi đó đã tạo ra nền GDĐH đại chúng và chính sách của GDĐH cũng dần thay đổi theo hƣớng gắn chặt hơn với cấu trúc kinh tế - xã hội.
Lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và trƣớc yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lƣợng lao động xã hội đang có sự thay đổi về chất. Thay vì đòi hỏi một đội ngũ lao động phải đƣợc đào tạo trong các trƣờng dạy nghề, trƣờng trung học chuyên nghiệp, trung học kỹ thuật trƣớc khi bƣớc vào thị trƣờng lao động nhƣ trƣớc đây, ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lƣợng lao động đƣợc qua đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao.
Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội, hệ thống giáo dục đại học ở nƣớc ta đều đƣợc mở rộng quy mô để tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên vào học. Kết quả là, số lƣợng các cơ sở đào tạo đại học tăng, mạng lƣới các trƣờng Đại học ngày càng đa dạng hơn.
Quy mô sinh viên tăng, số lƣợng trƣờng Đại học tăng nhƣng chi phí công cũng nhƣ các nguồn lực cung cấp cho phát triển trƣờng Đại học không tăng tƣơng ứng. Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng trong các trƣờng Đại học. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lƣợng giáo dục đại học, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý đại học đã đƣợc triển khai áp dụng. Ngày nay, nâng cao chất lƣợng trong các trƣờng Đại học không còn là việc riêng của từng hệ thống đại học đơn lẻ mà đã trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính toàn cầu của mọi quốc gia.
- Trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của trường Đại học
công lập: Khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý tài chính
phải thay đổi cho phù hợp, tránh lạc hậu và phải phù hợp với trình độ quản lý chung của trƣờng Đại học, giúp trƣờng dễ dàng tiếp cận và thực hiện đúng mục tiêu của cơ chế quản lý tài chính.
Khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển, tính truyền thống về nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy trong trƣờng Đại học bị phá vỡ. Để tăng tính hấp dẫn của mỗi khóa học và đảm bảo tính phù hợp của khóa học với thực tế sản xuất và đời sống, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và hoạt động của trƣờng Đại học phải có sự chủ động về học thuật để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của cuộc sống.
Để khỏi bị lạc hậu, trƣờng Đại học thƣờng xuyên phải gắn kết chặt chẽ với công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Ngoài mục tiêu nâng cao chất lƣợng giảng dạy mang tính truyền thống, hoạt động nghiên cứu của trƣờng Đại học hiện nay còn phải đạt mục tiêu mở rộng nguồn thu nhằm tăng thu nhập của trƣờng. Muốn vậy, trƣờng Đại học thƣờng xuyên phải chuyển các nguồn lực nghiên cứu vào các đề tài và lĩnh vực mới. Để đảm bảo thành công chính sách ƣu tiên cho nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong môi trƣờng cạnh tranh, quy trình cấp vốn cho hoạt động, nghiên cứu phải hết sức năng động và linh hoạt. Hệ thống quản lý tài chính đại học cần phải đƣợc thay đổi cho phù hợp.
Nhóm 2: Nhóm nhân tố vi mô
- Chiến lược phát triển của các trường ĐHCL: Chiến lƣợc phát triển
của mỗi trƣờng ĐHCL là khác nhau nên nó sẽ tác động đến phƣơng thức quản lý tài chính của mỗi trƣờng khác nhau. Các trƣờng ĐHCL cần vạch rõ chiến luợc phát triển của mình trong dài hạn để đƣa quy trình quản lý tài chính hiệu quả nhất. Mỗi trƣờng theo đuổi mục tiêu, chiến lƣợc khác nhau nên có kế hoạch quản lý tài chính là khác nhau.
- Quy mô và lĩnh vực đào tạo của trường ĐHCL: Quy mô và lĩnh vực
đào tạo của trƣờng ĐHCL là nhân tố tác động lơn đến công tác quản lý tài chính ở đơn vị; ở trƣờng có quy mô lớn phải phân cấp quản lý tài chính nên
bộ máy cồng kềnh không linh hoạt, còn trƣờng có quy mô nhỏ việc quản lý tài chính dễ dàng thay đổi về chính sách hay nhu cầu thị trƣờng lao động.
Lĩnh vực đào tạo của các trƣờng ĐHCL cũng tác động tới quản lý tài chính. Đối với những trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm thì chi phí cho thí nghiệm, thực hành, trang thiết bị cơ sở vật chất sẽ cao hơn các trƣờng khác. Nên định mức đào tạo cho mỗi sinh viên là khác nhau.
- Nhiệm vụ được nhà nước giao đào tạo hàng năm đối với trường
ĐHCL: Mỗi trƣờng ĐHCL hàng năm đều đƣợc nhà nƣớc giao chỉ tiêu đào
tạo, thực hiện những hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, chƣơng trình dự án…do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao. Những hoạt động này tác động trực tiếp đến mức chi của đơn vị. Nhiệm vụ nhiều hay ít ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng thêm hoạt động sự nghiệp của trƣờng ĐHCL, dẫn tới ảnh hƣởng đến mức thu sự nghiệp.
- Trình độ quản lý của lãnh đạo tại trường ĐHCL: Trình độ quản lý của
lãnh đạo trƣờng ĐHCL, ở đây là hiệu trƣởng có tác động lớn đến cơ chế quản lý tài chính của đơn vị. Hiệu trƣởng trƣờng ĐHCL là ngƣời có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế thu - chi nội bộ, quyết định việc xây dựng dự toán, quy định tiền lƣơng và trích lập các quỹ của đơn vị. Do vậy, quản lý tài chính nhƣ thế nào, hiệu quả ra sao cũng bị tác động lớn từ quan điểm và trình độ quản lý của hiệu trƣởng trƣờng ĐHCL. Nhận thức của ngƣời đứng đầu trƣờng ĐHCL về quản lý tài chính sẽ tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng.
- Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của trường ĐHCL: Quản lý tài chính
bị ảnh hƣởng khá lớn từ bộ phận quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL. Các chính sách, quy chế chi tiêu tài chính nội bộ liên quan đến tất cả bộ máy quản lý. Các bộ phận này tƣơng tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý,
trong đó có chức năng quản lý tài chính. Bộ phận quản lý tài chính của trƣờng ĐHCL quản lý hầu hết hoạt động thu chi của đơn vị, tuy nhiên quản lý nó nhƣ thế nào đôi khi lại do bộ phận khác đảm nhận. Các bộ phận trong bộ máy quản lý có vai trò quan trọng trong việc tƣ vấn lãnh đạo đƣa ra các chính sách thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ làm ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả quản lý tài chính của đơn vị.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính:
Trình độ năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính sẽ quyết định chất lƣợng hiệu quả của công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý tài chính của trƣờng ĐHCL. Trƣờng nào có đội ngũ chuyên viên làm công tác tài chính trình độ chuyên giỏi thì trƣờng đó sẽ có hoạt động tài chính mạch lạc hiệu quả, và ngƣợc lại.
- Chấp hành Pháp luật và quy định của Nhà nước về quản lý tài chính
trong trường ĐHCL: Việc có thực hiện nghiêm túc văn bản Pháp luật và các
quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính của trƣờng ĐHCL hay không; Thông tin tài chính minh bạch trong trƣờng ĐHCL nhƣ thế nào. Đây yếu tố chủ quan trong thực hiện quản lý tài chính trong trƣờng ĐHCL. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý tài chính trong trƣờng ĐHCL. Trƣờng nào thực hiện đúng Pháp luật và quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính và có thông tin tài chính minh bạch đƣợc công bố rộng rãi thì trƣờng đó sẽ có công tác quản lý tài chính tốt. Còn các trƣờng thực hiện không nghiêm túc Pháp luật và quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính cũng nhƣ thiếu thông tin minh bạch tài chính thì công tác quản lý tài chính của trƣờng đó là sai phạm, yếu kém.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ các bộ giảng dạy: Chất lƣợng đào
tạo quyết định khả năng mở rộng của trƣờng ĐHCL. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn giỏi, trƣờng ĐHCL có sức cạnh tranh hơn những
trƣờng công lập hay dân lập cùng lĩnh vực. Từ đó trƣờng có khả năng mở rộng về quy mô và huy động đƣợc nguồn thu sự nghiệp tốt hơn nhƣ vậy khả năng tự chủ tài chính sẽ cao hơn.