Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 34)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trường đại học

học công lập

Quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL liên quan mật thiết đến các chất lƣợng đào tạo. Chất lƣợng đào tạo lại bị tác động nhiều nhân tố, trong đó một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng là quản lý tài chính. Dựa trên quan điểm đó, ta có thể đƣa ra những tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trƣờng ĐHCL nhƣ sau:

Tiêu chí thứ nhất, tỷ lệ nguồn thu trong tổng nguồn thu, tỷ lệ này đƣợc xác

định nhƣ sau:

Nguồn thu trong năm N+1

Tổng nguồn thu năm N+1

Tiêu chí này đánh giá tính tự chủ của trƣờng ĐHCL, trong tổng nguồn thu có hai nguồn thu là thu từ kinh phí NSNN cấp hàng năm và nguồn thu sự nghiệp của trƣờng. Tỷ lệ nguồn thu từ kinh phí NSNN cấp trên tổng nguồn thu lớn thì trƣờng ĐHCL đó có tính tự chủ thấp và ngƣợc lại. Đa phần các trƣờng ĐHCL ở nƣớc ta hiện nay nguồn kinh phí từ NSNN cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Tiêu chí thứ hai, tỷ lệ tăng chi cho thanh toán cá nhân, tỷ lệ này đƣợc xác

định nhƣ sau:

Mức chi bình quân cho cá nhân năm N+1 Mức chi bình quân cá nhân năm N

Tiêu chí này đánh giá, nếu tốc độ tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên đều qua các năm thì các trƣờng ĐHCL này bền vững về mặt tài chính. Mức

Tỷ lệ tăng chi cho

thanh toán cá nhân =

chi trả cho thanh toán cá nhân ổn định là một trong những điều kiện để tái sản xuất sức lao động của cán bộ giảng viên. Giảng viên đƣợc nhận mức thu nhập thỏa đáng thì họ chuyên tâm với nghề, đối với nghề dạy học càng đòi hỏi giáo viên chuyên tâm với nghề cao hơn.

Tiêu chí thứ ba, tỷ trọng đầu tư cho nghiệp vụ chuyên môn trong tổng chi

Tổng chi nghiệp vụ chuyên môn năm N+1

Tổng chi năm N+1

Tỷ trọng này cho thấy mức độ đầu tƣ cho công tác chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu của nhà Trƣờng nhƣ: Hội thảo, hội nghị khoa học, seminar, bồi dƣỡng đào tạo cán bộ, mua sắm giáo trình sách báo, vật tƣ thí nghiệm, chi phí cho giáo viên sinh viên thực tập, chi thanh toán dịch vụ công công phục vụ công tác chuyên môn…Tỷ trọng này thể hiện mức độ đầu tƣ cho nghiệp vụ chuyên môn của trƣờng ĐHCL, trƣờng nào đầu tƣ nhiều cho nghiệp vụ chuyên môn trƣờng đó sẽ có nền tảng vững chắc.

Tiêu chí thứ tư, tỷ trọng đầu tư trang thiết bị trong tổng chi

Mua sắm trang thiết bị, sửa chữa năm N+1 Tổng chi năm N+1

Đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập tạo nên chất lƣợng đào tạo là mục tiêu lớn nhất các trƣờng ĐHCL đề ra. Những trƣờng có nguồn tài chính dồi dào sẽ đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất nhƣ: phòng học tiêu chuẩn; phòng thí nghiệm; phòng thực hành; khu nghỉ ngơi tập luyện, các trang thiết bị khác đi kèm phục vụ giảng dạy, nghiên cứu...thì những trƣờng này có chất lƣợng sinh viên ra trƣờng sẽ khác các trƣờng khác.

Tiêu chí thứ năm, chênh lệch thu chi trong hoạt động đào tạo

Chênh lệch thu chi trong đào tạo = Tổng thu năm - Tổng chi năm Tỷ trọng mua sắm

thiết bị, sửa chữa

=

Tỷ trọng đầu tƣ cho

Tiêu chí đáng giá kết quả hoạt động tài chính của trƣờng ĐHCL. Chênh lệch thu chi càng lớn thì thể hiện đƣợc hoạt động của trƣờng càng phát triển, thu nhập của cán bộ giảng viên ngƣời lao động đƣợc ổn định và tăng lên, nhà trƣờng sẽ chủ động trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

Ngoài năm tiêu chí cơ bản trên trong nội bộ mỗi trƣờng ĐHCL có thể xây thêm một số tiêu chí để đánh giá công tác quản lý tài chính của mình. Nhƣ tiêu chí: Tỷ lệ chi cho nghiên cứu khoa học; Tỷ lệ chƣơng trình liên kết nƣớc ngoài trong tổng chƣơng trình đào tạo; Tỷ lệ thất thoát tài chính hàng năm; Mức độ sai phạm trong quản lý tài chính hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)