Thực trạng quản lý việc sử dụng nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN gia

3.2.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng nguồn tài chính

Những nội dung chi nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, thì thủ trƣởng đơn vị đƣợc quy định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do nhà nƣớc quy định.

3.2.3.1. Nội dung chi

Các nội dung chi đƣợc thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng hoặc chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung, đến nay quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất của trƣờng ĐHGD ban hành năm 2010 đƣợc đơn vị sử dụng trong kiểm soát các khoản chi hiện nay của đơn vị.

Thứ nhất, thanh toán cá nhân.

Tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng của cán bộ viên chức đƣợc chi trả hàng tháng theo hệ số lƣơng (hệ số ngạch bậc và các phụ cấp) và mức lƣơng tối thiểu do nhà nƣớc quy định.

= x

Tiền lƣơng cơ bản hàng tháng

Mức lƣơng tối thiểu chung do nhà nƣớc

quy định

Hệ số theo ngạch bậc và hệ số phụ

Ngoài lƣơng cơ bản đơn vị còn chi trả tiền lƣơng tăng thêm cho ngƣời lao động tiền làm thêm giờ, tiền vƣợt giờ. Phần tăng thêm đƣợc chi trả vào cuối mỗi học kỳ. Việc thanh toán hệ số tăng thêm cho bộ phận quản lý phục vụ đã bao gồm cả việc thanh toán làm thêm giờ hàng ngày, các trƣờng hợp làm thêm giờ theo yêu cầu đặc biệt sẽ đƣợc Hiệu trƣởng căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ xem xét và giải quyết từng trƣờng hợp.

Mức chi trả thu nhập tăng thêm đƣợc tính theo công thức:

= x

Định mức tăng thêm dựa theo ngày công lao động và hiệu quả công việc theo nguyên tắc:

- Hệ số chi trả thu nhập tăng thêm dựa trên ngạch bậc lƣơng, chức vụ đối với cán bộ quản lý.

- Mức chênh lệch hệ số trả thu nhập tăng thêm cho các cá nhân trong đơn vị dựa trên lƣơng ngạch bậc, chức vụ.

- Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ (xếp loại A, B, C) do các bộ phận bình bầu. Mức thanh toán loại A 120%, loại B 100%, loại C 80%.

Chi hỗ trợ nhân viên phục vụ theo hợp đồng khoán, thu nhập tăng thêm: 80% loại C x Số tháng làm việc

Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn.

Công tác phí trong nước

Căn cứ theo tình hình thực tế và theo quy định tại thông tƣ số 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí và trong cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Thanh toán tiền tàu, xe đi và về từ trƣờng đến nơi công tác; Tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác; Phụ cấp công tác phí.

Tiền lƣơng tăng thêm

Số tháng làm việc

Định mức tăng thêm

Thanh toán tiền phƣơng tiện đi công tác bao gồm vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngƣợc lại, cƣớc qua phà, đò, phí sử dụng đƣờng bộ và cƣớc chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác mà ngƣời đi công tác trực tiếp trả.

Ngƣời đi công tác sử dụng xe ô tô cơ quan, phƣơng tiện do cơ quan thuê thì không đƣợc thanh toán tiền tàu xe.

- Thanh toán khoán tiền tự túc phƣơng tiện đi công tác: Mức thanh toán khoán tự túc phƣơng tiện đƣợc tính theo số ki lô mét thực tế và đơn giá thuê xe mức khoán cụ thể: Đối với các tuyến đƣờng có tuyến xe khách, tàu hỏa thanh toán theo đơn giá vận chuyển của xe khách, tàu hỏa hạng phổ thông. Đối với nơi không có xe khách hoặc tàu hỏa thanh toán theo mức 4.000 đ/Km đối với 40km đầu, từ km thứ 41 thanh toán 2.000 đ/km. Di chuyển từ bến tàu, bến xe về nơi công tác hoặc ngƣợc lại thanh toán theo mức 6.000 đ/km đối với 20km đầu, từ km thứ 21 thanh toán 3.000đ/km.

- Phụ cấp lƣu trú: Mức phụ cấp trả cho ngƣời đi công tác là 150.000đ/ngày. Trƣờng hợp đi công tác trong ngày 70.000 đ/ngày.

- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ đến nơi công tác: ngƣời đƣợc cơ quan cử đi công tác đƣợc thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phƣơng thức thanh toán khoán theo mức sau: Đi công tác ở thành phố trực thuộc trung ƣơng: 200.000đ/ngày/ngƣời, riêng ở Tp.HCM: 300.000đ/ngày/ngƣời; Đi công tác các vùng còn lại: 150.000đ/ngày/ngƣời.

Trƣờng hợp mức khoán trên không đủ để thuê chỗ nghỉ đƣợc đơn vị thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) nhƣ sau: Mức thanh toán tối đa không vƣợt quá 900.000đ/ngày/phòng 2 ngƣời đối với thành phố trực thuộc trung ƣơng, 600.000đ/ngày/phòng 2 ngƣời đối với các địa phƣơng khác.

Căn cứ thanh toán khoán thuê chỗ nghỉ là giấy đi đƣờng có ký duyệt đóng dấu của thủ trƣởng cơ quan đóng dấu ngày đi và ngày đến.

Chi hội nghị, hội thảo:

Những cuộc họp nhỏ không có khách mời ngoài trƣờng không chi thù lao cho thành viên tham dự. Những cuộc họp hội nghị có công văn chủ trƣơng của cấp trên hoặc hội nghị toàn thể, có dự trù đƣợc duyệt thù lao cho đại biểu tham dự 100.000đ/ngƣời/buổi đến 300.000đ/ngƣời/buổi. Các trƣờng hợp đặc biệt khác do Hiệu trƣởng quyết định.

Chi hội nghị tổ chức ăn uống cho đại biểu không quá 200.000đ/ngày Các khoản chi khác của hội nghị (tiền thuê hội trƣờng, in tài liệu, nƣớc uống…) lập dự trù kinh phí.

Chi NCKH

- Hoạt động NCKH thƣờng xuyên từ nguồn đào tạo thƣờng xuyên: Báo cáo chuyên đề trong các hội nghị trong nƣớc: 300.000đ/báo cáo; Báo cáo chuyên đề hội nghị nƣớc ngoài: 1.000.000đ/báo cáo; Báo cáo khoa học sinh viên đƣợc chọn: 200.000đ/báo cáo; Giáo viên hƣớng dẫn: 100.000đ/báo cáo

NCKH giải tập thể cấp trƣờng: 500.000đ, giải cá nhân cấp trƣờng: nhất 300.000đ, nhì 200.000đ, ba 100.000đ

- Hoạt động NCKH từ kinh phí NCKH: Chi thực hiện các đề tài NCKH các cấp thực hiện theo quyết định phê duyệt đề tài của cấp có thẩm quyền và dự toán đƣợc lập cho từng năm. Tùy trƣờng hợp cụ thể chủ nhiệm đề tài nộp về trƣờng 5% - 10% phần kinh phí thuê khoán chuyên môn thực hiện tại Trƣờng.

Chi thanh toán thông tin liên lạc: Thanh toán cƣớc phí theo hóa đơn

thực tế không vƣợt quá khung định mức quy định. Điện thoại cố định và di động của các cá nhân thực hiện theo mức khoán, phần vƣợt quá đơn vị không chi trả.

Bảng 3.7: Định mức dùng điện thoại của các đơn vị

Đơn vị tính: đồng

STT Đơn vị/bộ phận Mức khoán

1 Hiệu trƣởng 500.000

2 Phó hiệu trƣởng 300.000

3 Trƣởng phòng chuyên gia cao cấp 250.000

4 Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên 900.000

5 Phòng Hành chính - Tổng hợp 600.000

6 Phòng Kế hoạch - Tài chính 600.000

7 Phòng Khoa học và Quan hệ Quốc tế 600.000

8 Phòng Tổ chức - Cán bộ 600.000

9 Thanh tra, đảng ủy công đoàn 300.000

10 Văn phòng đoàn thanh niên 200.000

Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng ĐHGD.

Thanh toán tiền nguyên nhiên liệu: Thanh toán dầu xe theo từng tháng

căn cứ vào lệnh điều xe, hóa đơn mua xăng dầu cấp tối đa theo định mức.

- Văn phòng phẩm: kinh phí sử dụng văn phòng phẩm từng đơn vị

hàng năm đƣợc cấp tối đa theo định mức. Những chi phí văn phòng phẩm dùng cho phục vụ thi học kỳ, thi tuyển sinh, hội thảo hội nghị lớn … đƣợc thanh toán theo dự trù đƣợc duyệt.

Bảng 3.8: Định mức dùng văn phòng phẩm của các đơn vị

Đơn vị tính: đồng

TT Đơn vị/bộ phận Mức tối đa

1 Ban giám hiệu 4.000.000

2 Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên 3.200.000

3 Phòng Đào tạo 10.500.000

4 Phòng Hành chính - Tổng hợp 7.1 00.000

5 Phòng Kế hoạch - Tài chính 7.200.000

6 Phòng Khoa học và Quan hệ Quốc tế 8.400.000

7 Phòng Tổ chức - Cán bộ 5.100.000

8 Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng GD 4.800.000

9 Cán bộ giảng dạy 200.000

10 Văn phòng Khoa Sƣ phạm 5.400.000

Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng ĐHGD.

Chi thanh toán vượt giờ giảng

Chế độ trả tiền công dạy thêm giờ, cƣờng độ vƣợt định mức lao động, thực hiện theo khả năng tài chính của nhà trƣờng.

Mức thanh toán vƣợt giờ chuẩn nhƣ sau: - Giáo sƣ: 105.000đ/giờ tín chỉ;

- Phó GS: 95.000đ/giờ tín chỉ;

- Giảng viên chính là tiến sĩ: 90.000đ/giờ tín chỉ;

- Giảng viên chính là thạc sĩ, giảng viên là tiến sĩ: 80.000đ/giờ tín chỉ; - Giảng viên: 75.000đ/tín chỉ;

- Trợ lý và tập sự giảng dạy: 60.000đ/giờ tín chỉ.

Quy đổi giờ chuẩn để tính định mức lao động cho giảng viên và làm căn cứ thanh toán vƣợt giờ nhƣ sau:

đƣợc tính bằng 2 giờ chuẩn. Tối đa mỗi tuần không quá 5 giờ. Mỗi đoàn biên chế tối đa 35 sinh viên, nếu đoàn >35 sinh viên tính hệ số 1.2. Giáo viên hƣớng dẫn 2 đoàn 1 đợt thực tập sƣ phạm tại 1 cơ sở thực tập thì tính hệ số 1.2.

- Hƣớng dẫn sinh viên đi kiến tập sƣ phạm cứ 1 ngày làm việc thực tế đƣợc tính bằng 1.5 giờ chuẩn, 1 tuần hƣớng dẫn đƣợc tính không quá 3 giờ chuẩn.

- Giờ chuẩn tính theo niên chế, tính theo giờ tín chỉ định mức nhân với 0.75.

3.2.3.2. Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước

Các khoản mục chi có xu hƣớng tăng qua các năm cho thấy sự ổn định trong công tác quản lý nguồn kinh phí của nhà trƣờng. Các hoạt động giảng dạy và đào tạo đƣợc nhà trƣờng quan tâm hàng đầu thể hiện ở khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn lớn nhất chiếm 50% nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên do NSNN cấp; Cụ thể năm 2013 là 4.700 triệu chiếm 52.21%, năm 2014 là 5.000 triệu chiếm 51.54%, năm 2015 là 5.050 triệu chiếm 50.38% tổng kinh phí NSNN cấp. Kinh phí dành cho hoạt động quản lý hành chính còn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu chi của đơn vị, việc sử dụng chi phí chƣa thực sự tiết kiệm, hiệu quả. Đơn vị không đủ kinh phí dành cho sinh viên đi thực tập, kiến tập. Theo nghị dịnh 49 của Chính phủ sinh viên cử nhân thuộc các trƣờng Sƣ phạm không phải đóng học phí, ngân sách cấp bù của nhà nƣớc cho sinh viên cử nhân sƣ phạm thƣờng không đảm bảo cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hàng năm trƣờng cân đối nguồn thu sự nghiệp để bổ sung hỗ trợ cho các hoạt động này, đây là yếu tố làm ảnh hƣởng đến nguồn lực tài chính trong bối cảnh đổi mới quản lý tài chính hiện nay.

Trong khi đó, các tiêu chuẩn, chế độ chi cho thực tập, kiến tập, số giờ quy chuẩn cho giáo viên hƣớng dẫn đều ban hành từ lâu gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Bảng 3.9: Các khoản chi ngân sách của trƣờng ĐHGD

Đơn vị tính: triệu đồng, %

TT Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Chi thanh toán cá nhân 6.579 48.8% 6.910 47.1% 8.370 53.6% 2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 4.874 36.2% 5.460 37.2% 4.841 31% 3 Chi mua sắm, sửa chữa 1.796 13.3% 1.920 13.1% 2.165 13.8% 4 Chi khác 233 1.7% 390 2.6% 247 1.6% Tổng 13.482 100% 14.680 100% 15.623 100%

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Trƣờng ĐHGD năm 2013, 2014, 2015.

Việc chi trả vƣợt giờ, chi đào tạo bồi dƣỡng cán bộ… còn nhiều hạn chế chƣa tƣơng xứng với công sức giảng viên bỏ ra do đó không tạo đƣợc động lực để họ giành nhiều thời gian nâng cao trình độ và chất lƣợng giảng dạy.

Các khoản chi lƣơng, thƣởng, phụ cấp tăng dần qua các năm với tỷ trọng khoảng 50% nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên do NSNN cấp. Do có sự điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu chung tăng lên hàng năm dẫn đến các khoản đóng góp nhƣ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng tăng theo, phụ cấp lƣơng tăng theo thâm niên của biên chế. Cụ thể năm 2013 là 6.579 triệu chiếm 48.8%, năm 2014 là 6.910 triệu chiếm 47.1% tăng 453 triệu so với năm 2013, năm 2015 là 8.370 triệu chiếm 53.6% tăng 1.460 triệu so với năm 2014. Chi thanh toán cá nhân dần tăng cao năm 2015 là do nhà trƣờng tuyển dụng thêm cán bộ giảng dạy, cán bộ phục vụ để mở rộng quy mô phát triển của nhà trƣờng mặt khác là tăng mức thu nhập cho cán bộ giảng viên.

Giai đoạn 2013 - 2015 khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn vẫn giữ ở mức ổn định mức độ tăng giảm không đáng kể. Cụ thể năm 2013 là 4.874 triệu chiếm 36.2%, năm 2014 là 5.460 triệu chiếm 37.2%, năm 2015 là 4.841 triệu chiếm 31%.

Mua sắm sửa chữa cũng ở mức 14%, lƣợng tiền đầu tƣ cho mua sắm cũng tăng hàng năm. Năm 2013 là 1.796 triệu, năm 2014 là 1.920 triệu, năm 2015 là 2.165 triệu, việc này cho thấy nhà trƣờng dần nâng cấp các thiết bị phục vụ đào tạo, mua sắm thiết bị nhƣ máy tính, máy in, sửa chữa giảng đƣờng đảm bảo việc học, đầu tƣ mua sắm hệ thống máy chiếu và các thiết bị tin học để hiện đại hóa phòng học để phục vụ giảng dạy đƣợc hiệu quả.

Các khoản chi khác chiếm tỷ trọng thấp khoảng 2% và có xu hƣớng giảm, năm 2013 là 233 triệu, năm 2014 là 390 triệu năm 2015 là 247 triệu, việc tiết kiệm các khoản chi này và dùng nguồn kinh phí tiết kiệm đó để đầu tƣ cho hoạt động chuyên môn và tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy là hết sức cần thiết.

3.2.3.3. Sử dụng nguồn thu sự nghiệp và thu khác

Trƣờng ĐHGD xây dựng quy chế, quyết định việc sử dụng nguồn thu phí, lệ phí từ hoạt động đào tạo đúng quy định của Nhà nƣớc và ĐHQGHN:

- Đảm bảo đủ bù đắp chi phí cho các hoạt động trực tiếp đƣợc thu lệ phí nhƣ tuyển sinh; Phục vụ ký túc xá. Trƣờng hợp thu lệ phí không đủ chi thì đơn vị đƣợc cân đối, sử dụng các nguồn kinh phí hiện có của đơn vị để bù đắp chi phí.

- Dành tối thiểu 40% số thu đƣợc để lại theo chế độ để thực hiện cải cách tiền lƣơng theo quy định.

- Đảm bảo quỹ lƣơng cho số nhân lực đơn vị tự xác định và đảm bảo chi phí để thực hiện nhiệm vụ đào tạo và các nhiệm vụ khác đƣợc giao.

Bảng 3.10: Chi từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở trƣờng ĐHGD

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dự toán Thực hiện %TH/DT Dự toán Thực hiện %TH/DT Dự toán Thực hiện %TH/DT Chi thanh toán

cá nhân 3.325 3.335 100.3% 3.360 3.370 100.3% 4.350 4.354 100.1% Chi nghiệp vụ chuyên môn 2.438 2.448 100.4% 2.497 2.502 100.2% 3.269 3.272 100.1% Chi mua sắm, sửa chữa 882 893 101.3% 935 940 100.6% 1.161 1.163 100.2% Chi khác 140 150 107.4% 150 152 101.3% 170 172 100.8% Tổng 6.785 6.826 100.6% 6.932 6.964 100.5 % 8.950 8.961 100.1%

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách Trƣờng ĐHGD năm 2013, 2014, 2015.

Qua bảng 3.10 ta thấy kết quả thực hiện so với dự toán: Từ năm 2013- 2015, số thực hiện so với dự toán đều tăng lên, mức gia tăng thực hiện so với kế hoạch là từ 0.1% - 0.6%, đây là mức thấp. Điều này chứng tỏ công tác dự báo và lập kế hoạch của nhà trƣờng là tƣơng đối tốt. Năm 2013, chi mua sắm sửa chữa thực hiện so với dự toán tăng 1.3% là lớn nhất.

- Thực hiện việc thanh toán và điều tiết nguồn thu giữa các đơn vị theo đúng các quy định của ĐHQGHN.

- Thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo định hƣớng ƣu tiên, phù hợp với kế hoạch chiến lƣợc phát triển ĐHQGHN và đơn vị.

Bảng 3.11: Cơ cấu chi nguồn thu sự nghiệp và thu khác ở trƣờng ĐHGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)