Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục

4.2.3. Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù

phù hợp

Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định 43/2006/NĐ-CP là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động. Nghị định cũng đƣa ra nguyên tắc chi trả thu nhập tăng thêm là ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì đƣợc trả cao hơn. Do vậy để tạo động lực khuyến khích cán bộ viên chức nâng cao hiệu quả, hiệu suất công tác, phát huy nguồn thu thì nhất thiết phải xây dựng và hoàn chỉnh quy chế khen thƣởng, đánh giá kết quả lao động cá nhân trong đơn vị.

Quy chế này phải đƣa ra các tiêu chí đánh giá cán bộ và tiêu chí đánh giá giảng viên gắn với chất lƣợng công việc, đạo đức tốt, tác phong làm việc năng động tích cực. Đối với cán bộ, tiêu chí đánh giá phải dựa trên các chỉ tiêu: khối lƣợng công việc phải hoàn thành trong năm, chất lƣợng công việc đã hoàn thành đƣợc duyệt hoặc chấp thuận, chấp hành kỷ luật lao động theo quy định, tác phong thái độ làm việc đúng mực… Đối với giảng viên, không chỉ căn cứ vào số lƣợng giờ giảng mà còn phải căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, chất lƣợng công việc. Mỗi giảng viên ở bậc đại học có hai nhiệm vụ cơ bản là dạy và nghiên cứu khoa học. Để đánh giá chất lƣợng giảng dạy thì có thể căn cứ vào chất lƣợng chuẩn bị bài giảng, quá trình đứng lớp, kết quả học tập của sinh viên, đánh giá của sinh viên về chất lƣợng giảng của giảng viên thông qua các phiếu điều tra. Về nghiên cứu khoa học thì căn cứ vào số lƣợng các đề tài khoa học mà giáo viên tham gia, chất lƣợng của các đề tài đƣợc nghiệm thu.

Ngoài ra đối với những phòng, ban, bộ phận, hoặc cá nhân tìm đƣợc hợp đồng dịch vụ cho đơn vị cũng cần có cơ chế thích hợp để khuyến khích tăng thu cho trƣờng. Có cơ chế thƣởng đối với những phòng, ban, bộ phận tiết

kiệm kinh phí khoán chi.

Việc đánh giá kết quả lao động tƣơng xứng với sự đóng góp của mỗi cá nhân và khen thƣởng kịp thời, đúng mức có tác động khuyến khích rất lớn đối với cán bộ, viên chức. Thông qua qui chế này, nâng cao ý thức phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân và giúp Ban Giám hiệu thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế để bộ máy đơn giản, gọn nhẹ và có hiệu quả hơn.

Điều chỉnh quy chế thu chi tiêu nội bộ

Điều chỉnh qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm đảm bảo:

- Tăng thu nhập cho ngƣời lao động gắn với hiệu quả công việc. Nhà trƣờng nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của khối cán bộ hành chính, giáo viên từ đó có căn cứ để chi trả thu nhập tăng thêm.

- Tăng định mức chi đối với ngƣời lao động để khuyến khích ngƣời lao động hăng say làm việc nhƣ: Tăng định mức chi nghiên cứu khoa học thoả đáng với công sức ngƣời nghiên cứu bỏ ra; Tăng chi cho ngƣời ra đề thi, coi thi, chấm thi; Tạo điều kiện về thời gian và tài chính đối với những ngƣời đi học cao học, nghiên cứu sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)