Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển Trƣờng Đại học Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 87 - 90)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển Trƣờng Đại học Giáo dục

4.1.1. Xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới

Mƣời xu thế chung của giáo dục đại học đã đƣợc tổng hợp bởi một nhóm chuyên gia quốc tế cao cấp về giáo dục đại học (Michael & Kretovics, 2005), cụ thể nhƣ sau:

1) Nhu cầu học tập ở đại học không ngừng gia tăng (Greater Participation)

2) Hệ thống trƣờng học ngày càng phát triển (Greater Institutional Diversification)

3) Đối tƣợng ngƣời học ngày càng đa dạng (Greater Student Diversity) 4) Nguồn tài chính đại học ngày càng phong phú (Greater Diversification of Sources of Funding)

5) Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của trƣờng đại học ngày càng đƣợc tăng cƣờng (Greater Accountability and Control)

6) Mức độ tƣ nhân hóa giáo dục đại học ngày càng tăng (Greater Privatization)

7) Mức độ đóng góp của ngƣời học ngày càng lớn (Greater User-Pay) 8) Qui mô đầu tƣ của Nhà nƣớc cho trƣờng đại học ngày càng gắn với chất lƣợng (Growing Popularity of Performance Funding)

9) Chí phí đại học ngày càng đƣợc chú ý (Greater Cost Consciousness) 10) Xếp hạng đại học ngày càng đƣợc quan tâm (Commercial Ranking of Institutions)

Đối chiếu với 10 xu thế của giáo dục đại học trên thế giới, có thể nhận ra rằng giáo dục đại học của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật và sự vận động chung.

4.1.2. Định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong xu thế phát triển của thế giới thế giới

Từ khi giành đƣợc độc lập Hồ Chủ Tịch đã coi giáo dục là một vấn đề quan trọng là quyết sách hàng đầu để xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, ngƣời nói “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Nên từ Đại hội Đảng lần thứ IV(1979), lần thứ V(1982), lần thứ VI(1986) trong Nghị quyết của Đảng đều nhấn mạnh về phát triển giáo dục và xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng.

Đến Đại hội VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.

Định hƣớng đổi mới trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đƣợc cụ thể hóa tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

4.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Giáo – ĐHQGHN

Trƣờng ĐHGD, ĐHQGHN đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chất lƣợng cao theo mô hình mới lần đầu tiên đƣợc thực hiện ở Việt Nam. Mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2020 của Trƣờng ĐHGD là phấn đấu đạt chuẩn khu vực và quốc tế trở thành trƣờng Đại học định hƣớng nghiên cứu nhằm đào tạo độ ngũ: Giảng viên, giáo viên cho các bậc học; Đàotạo cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục chất lƣợng cao.

Chiến lược phát triển của Trường ĐHGD:

- Giữ vững mô hình quản lý trƣờng thành viên trong ĐHQGHN - đại học đa ngành, đa lĩnh vực, rất phù hợp với sự phát triển của Trƣờng ĐHGD

kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, phấn đấu từng bƣớc đạt các chỉ tiêu về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giảng viên, từng bƣớc đạt tiêu chuẩn của các đại học tiên tiến trong khu vực và tiến tới đạt chuẩn quốc tế.

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo hoạt động của Trƣờng ĐHGD trong giai đoạn mới, tạo điều kiện để phát triển, nhất là đội ngũ lãnh đạo với các vị trí chủ chốt trong đơn vị.

- Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng cao chất lƣợng đào tạo hƣớng tới các chuẩn khu vực và quốc tế. Đào tạo theo phƣơng thức tín chỉ với việc đẩy mạnh việc lựa chọn thời gian học, lựa chọn giảng viên,... để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo.

Định hướng phát triển bền vững về tài chính của Trường ĐHGD với các nhân tố:

- Nguồn NSNN vẫn là nguồn thu chính của Trƣờng ĐHGD. Ngân sách nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở vật chất, chi trả lƣơng cho giảng viên và cán bộ phục vụ. Nguồn NSNN đƣợc cấp hàng năm phải dựa trên đánh giá kết quả thẩm định chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

- Nguồn tài chính từ cộng đồng, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà hảo tâm, của cựu sinh viên học viên nhà trƣờng. - Nguồn thu từ hoạt động của nhà trƣờng, Trƣờng ĐHGD phải đa dạng và mở rộng hơn các hình thức đạo tạo, liên kết đào tạo trong và ngoài nƣớc, mở đƣợc nhiều các lớp nghiệp vụ ngắn hạn để tăng nguồn thu. Trƣờng thực hiện trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trung tâm nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ trực thuộc trƣờng nhằm khuyến khích các trung tâm hoạt động

hiệu quả tăng nguồn thu cho trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 87 - 90)