Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Trƣờng Đại học Giáo dục đƣợc thành lập theo Quyết định số 441/QĐ- TTg, ngày 03/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Khoa Sƣ phạm - ĐHQGHN, vì là một trƣờng đại học thành viên mới thành lập, nên có nhiều khó khăn.

Thứ nhất, nguồn thu của còn thấp và sử dụng nguồn tài chính của nhà

trƣờng chƣa hợp lý.

Nguồn thu của nhà trường còn thấp, chưa đa dạng.

Học phí là nguồn thu chủ yếu của các trƣờng ĐHCL tuy nhiên với đặc thù của Trƣờng Đại học Giáo dục là ngành sƣ phạm. Theo quy định của Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì sinh viên ngành sƣ phạm đƣợc miễn học phí, nên thu học phí của nhà trƣờng chỉ áp dụng đối với thạc sĩ và nghiên cứu sinh. Đây là một bất cập lớn cho trƣờng trong việc chủ động huy động nguồn lực tài chính. Định mức thu học phí hiện nay không đáp ứng đƣợc yêu cầu tăng cƣờng cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Khó khăn của

trƣờng khi chuyển sang đào tạo theo cơ chế tín chỉ là thu học phí cũng theo cơ chế tín chỉ, điều này gây khó khăn cho nhà trƣờng trong việc tính toán xác định mức thu học phí để đảm bảo không vƣợt khung do nhà nƣớc quy định lại vừa đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo nhà trƣờng đã bỏ ra. Nguồn thu học phí phụ thuộc lớn vào quy mô đào tạo là số lƣợng học viên đầu vào của trƣờng. Việc gia tăng nguồn thu đó có đƣợc khi tăng quy mô sinh viên. Mặt khác, quy mô sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chỉ tiêu ĐHQGHN và đào tạo đặt ra cho trƣờng hàng năm, sự biến động về kinh tế xã hội, sự xuất hiện của nhiều trƣờng đại học mới khiến cho việc xác định số lƣợng sinh viên, học viên tuyển sinh ngày càng khó dự kiến.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác NCKH còn chiếm tỷ trọng thấp. Các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế còn ít cho thấy trƣờng chƣa khai thác hết tiềm lực hiện có cả về khả năng của đội ngũ cán bộ giảng dạy của trƣờng.

Trƣờng mới thành lập nên vị thế thƣơng hiệu của trƣờng còn thấp, chƣa đẩy mạnh và khai thác tối ƣu liên thông, liên kết về mọi mặt trong nhà trƣờng và với các cơ quan đơn vị khác sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo nguồn thu cho trƣờng.

Các nguồn thu sự nghiệp và thu khác mới chiếm trên 40% tổng nguồn kinh phí, do đó đã hạn chế quyền tự chủ của nhà trƣờng do phụ thuộc vào NSNN cấp.

Quản lý sử dụng nguồn tài chính chưa hợp lý.

Nguyên nhân là việc phân bổ các nội dung chi cũng chƣa hợp lý, chi cho nghiệp vụ chuyên môn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập.

Chính sách chi chƣa nhằm tạo ra cơ cấu ngành đào tạo cân đối, giữa chi thƣờng xuyên với chi cho xây dựng cơ bản, chi cho các chƣơng trình mục

tiêu và chi cho cơ sở vật chất trang thiết bị.

Việc khai thác các nguồn thu ngoài NSNN còn nhiều bất cập, trƣờng mới thành lập chƣa có kế hoạch, định hƣớng về các nguồn khai thác và hƣớng sử dụng các nguồn này cho giáo dục đào tạo. Điều này ảnh hƣởng tới việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách của trƣờng. Do đó, việc nâng cao đời sống cán bộ giảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, còn ít đƣợc quan tâm.

Nhà trƣờng còn lãng phí trong việc chi khác đối với các năm đều có xu hƣớng tăng. Năm 2015 khoản chi khác lên tới 172 triệu đồng.

Thời gian vừa qua Trƣờng ĐHGD đã tập trung nguồn để đầu tƣ mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập nhƣng việc sử dụng và quản lý tài sản tại đơn vị còn nhiều bất cập. Phòng Hành chính - Tổng hợp là đầu mối quản lý tài sản nhƣng chƣa có sổ theo dõi chi tiết tài sản nên khó khăn trong quản lý. Một số tài sản thƣờng xuyên bị di dời, luân chuyển, nhập xuất kho không theo quy định (bàn ghế, máy vi tính cá nhân, máy in văn phòng…) gây tình trạng chỗ thừa nhu cầu sử dụng, chỗ thiếu lại đề nghị mua mới.

Thứ hai, trình độ chuyên môn cán bộ phòng Kế hoạch Tài chính còn

chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của trƣờng.

Nguyên nhân của hạn chế này là cán bộ phòng Kế hoạch Tài chính vừa trẻ vừa thiếu kinh nghiệm nên công tác lập dự toán cũng chƣa đạt hiệu quả cao, trình độ chuyên môn và kiến thức quản lý chƣa đƣợc bổ sung kịp thời theo yêu cầu công tác đã ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện và chất lƣợng công tác quản lý tài chính.

Thứ ba, quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trƣờng xây

dựng chƣa đã lâu và chƣa hợp lý.

Nguyên nhân là thiếu hệ thống chỉ tiêu thống nhất về đánh giá hiệu suất công tác của ngƣời lao động để làm căn cứ bình xét thi đua, chi trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc ngƣời nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp cho

tăng thu, tiết kiệm chi thì đƣợc chi trả nhiều hơn. Trong quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng ĐHGD, thu nhập tăng thêm đƣợc tính căn cứ trên hệ số lƣơng theo quy định của nhà nƣớc và mức độ hoàn thành khối lƣợng công việc, vẫn chƣa có căn cứ nào dựa trên chất lƣợng và hiệu quả của công việc.Theo quy định của nhà nƣớc và mức độ hoàn thành khối lƣợng công việc nhƣ vậy khối cán bộ, những ngƣời cùng hệ số lƣơng sẽ nhận thu nhập tăng thêm nhƣ nhau. Cơ chế này phản ánh toàn diện sự đóng góp của mỗi cá nhân, không tạo động lực khuyến khích cán bộ nâng cao hiệu suất lao động.

Việc khuyến khích chi trả thu nhập cho cán bộ, viên chức theo số lƣợng và chất lƣợng chỉ có thể thực hiện đƣợc khi các cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cho mỗi loại hình đơn vị. Trên cơ sở đó, các trƣờng cơ sở đào tạo công lập mới có căn cứ pháp lý để xây dựng các tiêu chí phân loại lao động trong đơn vị của mình.

Mặc dù trƣờng đã cố gắng trong việc cải thiện thu nhập cho cán bộ giảng viên nhƣng nhìn chung vẫn còn thấp. Quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế bị giới hạn bởi thang bảng lƣơng ngạch bậc theo quy định của nhà nƣớc.

Đối với một số khoản chi trong quy chế chi tiêu nội bộ định mức chi hiện nay còn thấp chƣa khuyến khích ngƣời lao động hăng say làm việc.

Các tiêu chuẩn, định mức chậm sửa đổi nhƣ: định mức giờ giảng, định mức thanh toán vƣợt giờ, định mức xăng xe, văn phòng phẩm ... đã làm hạn chế tính tự chủ tài chính của trƣờng.

Đặc biệt là định mức chi trả thanh toán cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Công việc nghiên cứu khoa học là một công việc đòi hỏi phải tốn nhiều công sức nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo và không phải ai cũng có thể làm đƣợc. Nhƣng mức chi trả cho nghiên cứu khoa học hiện nay tại Trƣờng

ĐHGD so với định mức chi trả thanh toán cho việc giảng dạy là thấp dẫn đến không khuyến khích nghiên cứu khoa học.

Hoạt động NCKH vẫn chƣa đƣợc xem là hoạt động cần thiết, thiết thực. Kinh phí NCKH đƣợc cấp thông qua các dự án, đề tài nghiên cứu manh mún, dàn trải và không gắn với các nhiệm vụ khoa học cụ thể, các hƣớng nghiên cứu lớn. Quy trình xét duyệt, đánh giá, nghiệm thu… phải tuân thủ các quy định về tài chính, nặng về thủ tục hành chính, làm nản lòng các nhà khoa học và không có tác dụng thúc đẩy, động viên giảng viên tham gia nghiên cứu.

Thứ tư, kiểm tra, kiểm soát tài chính của nhà trƣờng còn mang tính

hình thức.

Mặc dù đơn vị có tiến hành kiểm tra, thanh tra nội bộ hàng năm nhƣng việc kiểm tra, kiểm soát này còn mang tính hình thức, chƣa có tính thực tiễn. Việc kiểm tra nội bộ không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên định kỳ. Nguyên nhân là những cán bộ làm công tác kiểm tra của trƣờng chủ yếu là kiêm nhiệm do đó chƣa hiểu rõ về các hoạt động tài chính của đơn vị nên việc kiểm tra thanh tra này chƣa đạt hiệu quả mong muốn.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC –

ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)