Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 78 - 82)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục

3.3.1. Những kết quả đạt được

Một là, thực hiện đầy đủ qui định của Nhà nƣớc về công tác quản lý tài

chính.

Trƣờng ĐHGD đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nƣớc về cơ chế quản lý tài chính. Hàng năm, trƣờng luôn cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và cập nhất các chế độ quản lý tài chính mới của Nhà nƣớc đồng thời báo cáo đầy đủ về tình hình tài chính của trƣờng lên ĐHQGHN. Các khoản thu chính từ học phí, lệ phí thu đúng theo khung nhà nƣớc quy định, các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo thu trên cơ sở hợp đồng theo nguyên tắc bù đắp đƣợc chi phí và có tích lũy.

Công tác quản lý tài chính của Trƣờng ĐHGD thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc và của ĐHQGHN. Việc lập kế hoạch và dự toán hằng năm của trƣờng theo đúng hƣớng dẫn của ĐHQGHN. Kế hoạch tài chính đƣợc xây dựng theo chỉ tiêu đào tạo hàng năm do ĐHQGHN giao, các hợp đồng liên kết đã ký kết và dự kiến sẽ triển khai trong năm. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trong việc

quản lý và sử dụng các nguồn tài chính sau khi xin ý kiến của Hội đồng Khoa học và Đào tạo. Hội đồng Khoa học và Đào tạo có vai trò tƣ vấn cho Hiệu trƣởng trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính. Hiệu trƣởng báo cáo trƣớc Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm về tình hình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của năm học trƣớc cũng nhƣ kế hoạch của năm học tới và dịp tổng kết năm học theo quy định của ĐHQGHN.

Công tác tài chính và quản lý tài chính của Trƣờng ĐHGD trong thời gian qua tuân thủ các văn bản quản lý từ cấp Nhà nƣớc, ĐHQGHN đến cấp trƣờng. Hàng năm, nhà trƣờng thực hiện lập dự toán, báo cáo tài chính (bao gồm cả nguồn NSNN và nguồn thu bổ sung) trình ĐHQGHN thẩm định và phê duyệt. Việc chi tiêu căn cứ vào các văn bản quy định của nhà nƣớc, của ĐHQGHN và quy chế chi tiêu nội bộ.

Công tác công khai tài chính hàng năm đƣợc thực hiện nghiêm túc. Các khoản thu chi hàng năm định kỳ đều đƣợc công bố công khai theo quy định công khai tài chính của nhà nƣớc. Công khai tài chính của nhà trƣờng đƣợc thực hiện bằng hình thức công khai tại hội nghị cán bộ viên chức, niêm yết công khai tại phòng Kế hoạch Tài chính, và công khai tại website của Trƣờng ĐHGD theo quy định. Đến nay, Trƣờng ĐHGD chƣa có sai phạm về quản lý tài chính.

Công thức xác định kết quả hoạt động tài chính và trình tự phân phối kết quả theo đúng quy định của Nhà nƣớc, đồng thời đảm bảo tính cân đối, hợp lý của nguồn vốn, an toàn tài chính. Thu nhập bình quân của cán bộ, giảng viên ngày càng tăng lên đã có tác dụng khuyến khích cán bộ, giảng viên chuyên tâm hơn với công tác giảng dạy, gắn bó với trƣờng.

Trƣờng chủ động sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị học tập cần thiết nhằm bảo đảm chất lƣợng đào tạo, nhờ đó quy mô đào tạo của trƣờng mở rộng, số lƣợng sinh viên đăng ký tuyển sinh vào trƣờng đã tăng lên.

Hai là, xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ góp phần tăng tính tự chủ trong quản lý tài chính.

Bƣớc đầu thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo đƣợc những thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trƣờng, qua đó tính tự chủ của nhà trƣờng trong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính, mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn. Nhà trƣờng đƣợc quyền quyết định các khoản thu, mức thu đối với các hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ, đƣợc chủ động sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên, nguồn thu sự nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Nhà trƣờng đƣợc quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ thƣờng xuyên cao hơn hoặc thấp hơn mức do nhà nƣớc quy định, đƣợc chi thu nhập tăng thêm. Song song với điều đó, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trƣờng cũng đƣợc nâng lên.

Trƣờng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ từ năm 2003, định kỳ có sửa đổi bổ sung những điểm cho phù hợp với hoạt động của đơn vị. Năm 2007, trƣờng đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ theo hƣớng dẫn mới của ĐHQGHN và Bộ Tài chính. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng công khai về từng cán bộ viên chức, tạo điều kiện cho các đơn vị trong trƣờng chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí và hiệu quả.

Ba là, nguồn thu sự nghiệp của trƣờng có xu hƣớng tăng lên.

Chính sách trao quyền tự chủ đã giúp nhà trƣờng chủ động và tích cực chủ động khai thác các nguồn thu. Các khoa, phòng, ban đều chủ động trong việc khai thác nguồn thu mang lại lợi ích cho trƣờng, các đơn vị đẩy mạnh khai thác các nguồn thu sự nghiệp, thu học phí, lệ phí, từ các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án đề tài, các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục đào tạo trong và ngoài nƣớc đảm bảo thu đúng thu đủ theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy. Đến nay, trƣờng đã và đang triển

khai khoảng 70 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 01 đề tài cấp Nhà nƣớc, 01 nhiệm vụ đặc biệt cấp ĐHQGHN, 35 đề tài/dự án trọng điểm, đặc biệt cấp ĐHQGHN; Đã tổ chức thành công 33 hội thảo khoa học quốc tế và nhiều hội thảo khoa học quốc gia.

Triển khai ứng dụng kết quả Dự án “Đầu tư chiều sâu tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho giáo viên và chuyên gia

đào tạo”. Trƣờng đã tổ chức 5 khoá tập huấn “Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

cho giáo viên trường THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế” cho hơn 250 giáo

viên trƣờng THPT chuyên của Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt. Các khóa tập huấn đã đƣợc Bộ GD và ĐT, các Sở GD và ĐT và các trƣờng THPT chuyên đánh giá cao. Nhà trƣờng còn đƣợc Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ tập huấn Chƣơng trình giá trị sống và kỹ năng sống cho các giáo viên cốt cán giáo dục công dân của các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, đƣợc Bộ GD&ĐT và học viên đánh giá cao.

Để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và nghiên cứu, Nhà trƣờng có nhiều công trình nghiên cứu và hợp tác áp dụng công nghệ tiên tiến trong dạy học. Các chƣơng trình hợp tác với công ty Microsoft, Intel, Đại học Khảo thí Cambridge, Dự án Nuffic v.v.., đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ trong dạy học trong đó có công nghệ thông tin của giảng viên trong trƣờng, đồng thời góp phần nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các lớp sinh viên, học viên do trƣờng đào tạo.

Bốn là, cải thiện cơ sở vật chất.

Mua sắm tài sản, đầu tƣ CSVC từ quỹ hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, tham dự các hoạt động đấu thầu dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhà trƣờng.

Năm là, thực hiện tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên trong đơn vị.

tiết kiệm chi thƣờng xuyên bên cạnh đó trƣờng năng động trong khai thác nguồn thu từ liên kết đào tạo, hoạt động dịch vụ … bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ đó có nguồn kinh phí trả thu nhập tăng thêm cho ngƣời lao động, cải thiện đời sống của ngƣời lao động, tăng đơn giá thanh toán vƣợt giờ, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, viên chức đi tham quan, du lịch hàng năm.

Bảy là, cơ cấu chi tiêu có xu thế phù hợp hơn.

Việc sử dụng nguồn tài chính cũng ngày càng hợp lý hơn theo hƣớng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất. Nhờ đó, quy mô và chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng ngày càng đƣợc nâng cao, số lƣợng học sinh sinh viên đăng ký thi tuyển sinh vào trƣờng ngày càng đông và mở rộng .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)