Thực trạng công tác lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN gia

3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch

Hàng năm trƣờng ĐHGD đơn vị sử dụng ngân sách tiến hành lập và xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm sau để nộp ĐHQGHN.

Trƣờng ĐHGD là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí nên công tác lập kế hoạch ngân sách là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong hoạt động đào tạo của mình.

Để lập kế hoạch dự toán ngân sách phòng kế hoạch tài chính căn cứ: - Căn cứ vào quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

- Căn cứ vào số lƣợng biên chế hàng năm do ĐHQGHN giao để xây dựng dự toán ngân sách cấp tiền lƣơng, bảo hiểm, phụ cấp.

QTL = Lmin × ( K2 + K3) × L × 12 tháng Trong đó:

QTL: Quỹ tiền lƣơng, tiền công của trƣờng trong năm;

Lmin: Mức lƣơng tối thiểu chung (đồng/tháng) hiện hành do nhà nƣớc quy định;

K2: Hệ số lƣơng cấp bậc chức vụ bình quân của trƣờng; K3: Hệ số phụ cấp lƣơng bình quân của trƣờng.

- Căn cứ vào số lƣợng sinh viên, học viên hiện có và đƣợc giao chỉ tiêu của năm tiếp theo để xây dựng dự toán ngân sách cấp bù học phí.

Số tiền ngân sách cấp bù học phí = Tổng số sinh viên x Mức thu học phí theo quy định

- Căn cứ vào những văn bản quy định có liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách.

- Căn cứ vào tình hình thu chi thực tế của trƣờng những năm trƣớc và nguồn thu - chi năm hiện tại.

Việc lập kế hoạch ngân sách hàng năm của Trƣờng ĐHGD thực hiện qua các bƣớc sau:

Một là, căn cứ hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch ngân sách của ĐHQGHN

vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại. Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp của năm trƣớc liền kề, quy mô đào tạo và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm phù hợp với kế hoạch chung của ĐHQGHN

Hai là, tiến hành xây dựng kế hoạch theo định hƣớng đã đƣợc hƣớng

dẫn và tổ chức lấy ý kiến các khoa, các phòng ban để xây dựng kế hoạch thu chi NSNN của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo và báo cáo về ĐHQGHN.

Ba là, ĐHQGHN rà soát lại toàn bộ các nhiệm vụ chi của từng đơn vị

để cân đối số kiểm tra đƣợc giao và trực tiếp làm việc với các đơn vị để ƣu tiên chi cho các nhiệm vụ đặc biệt. ĐHQGHN tổng hợp dự toán của các đơn vị gửi Bộ Tài chính.

Bốn là, khi có quyết định chính thức về chỉ tiêu NSNN giao cho

ĐHQGHN; ĐHQGHN tiến hành giao dự toán cho trƣờng theo các nội dung đã thể hiện trong quá trình làm việc và hƣớng dẫn lập kế hoạch chi tiêu của ĐHQGHN, để tránh tình trạng phải điều chỉnh hoặc chi không hết vào cuối

năm ngân sách. Công việc này kết thúc trƣớc ngày 31/12 tài chính năm trƣớc theo đúng quy định của luật NSNN.

Năm là, khi kế hoạch dự toán của Trƣờng ĐHGD đã đƣợc thẩm định và

phê duyệt, ĐHQGHN ra quyết định chính thức giao cho trƣờng ĐHGD.

Công tác lập kế hoạch dự toán và giao dự toán NSNN của Trƣờng ĐHGD vẫn thực hiện theo phƣơng pháp truyền thống là lập và phân bổ ngân sách dựa trên các yếu tố đầu vào chƣa chú trọng đầu ra. Việc quản lý ngân sách truyền thống chủ yếu dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán. Cách quản lý theo kiểu truyền thống là quá trình quản lý áp đặt từ phía các nhà quản lý nguồn lực từ trên xuống thƣờng dẫn đến kết cục hiệu quả quản lý thấp, phân bổ dàn trải thiếu trọng tâm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

Kế hoạch dự toán của Trƣờng ĐHGD lập thƣờng bị ĐHQGHN cắt giảm nhiều, tỷ lệ thực hiện chỉ nằm trong khoảng từ 90% - 95%. Điều này có thể lý giải bởi một vài nguyên nhân sau:

Một là, ĐHQGHN cấp kinh phí cho những kế hoạch, những nhiệm vụ

của trƣờng trong thời gian ngắn. Những kế hoạch nào mà trƣờng không bảo vệ đƣợc trƣớc lãnh đạo cấp trên sẽ bị loại bỏ. Do đó mà công tác lập kế hoạch và bảo vệ kế hoạch tài chính cần đƣợc quan tâm đặc biệt, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm.

Hai là, bộ máy quản lý tài chính còn hạn chế.

Ngƣời đứng đầu bộ máy quản lý tài chính của trƣờng có năng lực trình độ chuyên môn cao nhƣng lại xuất phát điểm chƣa đúng chuyên sâu lĩnh vực quản lý tài chính, còn cán bộ Phòng Kế hoạch Tài chính chƣa có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tài chính kế toán hành chính sự nghiệp. Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán của trƣờng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng hiệu quả của việc quản lý tài chính. Qua đó cho thấy môt

số hạn chế của Phòng Kế hoạch Tài chính:

- Đội ngũ cán bộ chƣa có nhiều kinh nghiệm về công tác kế toán hành chính sự nghiệp.

- Trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ để ứng dụng công nghê thông tin vào công tác tài chính kế toán còn hạn chế.

- Cập nhật chính sách, chế độ mới về kế toán tài chính còn chậm trễ.

Ba là, sự phối kết hợp giữa kế hoạch và thực hiện kế hoạch chƣa tốt.

Ngƣời thực hiện kế hoạch thì chƣa hiểu rõ về công tác tài chính còn ngƣời lập kế hoạch tài chính thì lại chƣa thấu đáo về công việc trong kế hoạch cần phải thực hiện dẫn đến khó khăn trong việc thuyết phục cơ quan lãnh đạo cấp trên cho những kế hoạch của trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)