Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Giáo dục

Ngày 21/12/1999, Khoa Sƣ phạm (tiền thân của Trƣờng ĐHGD) chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Việc thành lập Khoa Sƣ phạm đánh dấu sự ra đời một mô hình đào tạo mới trong lịch sử khoa học giáo dục Việt Nam - mô hình đào tạo mở hƣớng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lƣợng cao.

Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, với tất cả những thành tích đã đạt đƣợc, Khoa Sƣ phạm, tiền thân của Trƣờng Đại học Giáo dục đã nhận đƣợc nhiều danh hiệu khen thƣởng các cấp, đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng 3 của Chủ tịch nƣớc, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng ken của Thủ tƣớng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN.

Để ghi nhận và phát triển mô hình đào tạo tiên tiến, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 4 năm 2009 thành lập Trƣờng Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sƣ phạm. Trƣờng Đại học Giáo dục (VNU University of Education - UEd) đã trở thành thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung ĐHQGHN.

Trƣờng Đại học Giáo dục phấn đấu trở thành cơ sở GDĐH theo định hƣớng đại học nghiên cứu nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên, giáo viên cho các bậc học; Cán bộ quản lý giáo dục; Cán bộ giáo dục và cán bộ nghiên cứu về khoa học giáo dục trên cơ sở liên kết với các chuyên gia, cơ sở giáo dục trong và ngoài nƣớc đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế.

Trƣờng có hai cơ sở: Cơ sở 1 tại Nhà G7, số 144, Đƣờng Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Cơ sở 2 tại Nhà C0, số 182, Đƣờng Lƣơng Thế Vinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhiệm vụ chính

- Đào tạo đại học (cử nhân), sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp (bao gồm cả các trƣờng thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp) và giáo viên các bậc học phổ thông; Cán bộ quản lý giáo dục; Cán bộ giáo dục và nghiên cứu về khoa học giáo dục nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế.

- Nghiên cứu về lĩnh vực khoa học sƣ phạm, quản lý giáo dục và các khoa học giáo dục. Tham gia tƣ vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, các địa phƣơng về các vấn đề chiến lƣợc, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học - công nghệ.

- Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giáo dục và cán bộ nghiên cứu về khoa học giáo dục đƣơng nhiệm của các cơ sở GDĐT, các cơ quan quản lý, nghiên cứu về giáo dục - đào tạo.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục

Trƣờng Đại học giáo dục hoạt động theo Quy định về Tổ chức hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN và Quy định về Tổ chức và Hoạt động của trƣờng Đại học Giáo dục ban hành theo Quyết định số 568/QĐ-TCCB ngày 02/07/2015 của Hiệu

trƣởng Trƣờng Đại học Giáo dục.

Trƣờng ĐHGD là cơ sở GDĐH có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Hiệu trƣởng: Là ngƣời đại diện theo pháp luật của trƣờng; Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của trƣờng theo quy định của pháp luật; Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng.

Phó Hiệu trƣởng: Giúp việc cho Hiệu trƣởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trƣờng; Trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trƣởng và giải quyết các công việc Hiệu trƣởng giao. Các phòng, ban chức năng: Có nhiệm vụ tham mƣu và giúp Hiệu trƣởng trong việc quản lý thƣờng xuyên hoạt động của trƣờng, gồm: Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên; Phòng Đào tạo; Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và Quan hệ Quốc tế; Phòng Tổ chức - Cán bộ.

1. Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên 2. Phòng Đào tạo 3. Phòng Hành chính - Tổng hợp 4. Phòng Kế hoạch - Tài chính 5. Phòng Khoa học và Quan hệ Quốc tế 6. Phòng Tổ chức – Cán bộ 1. Khoa các Khoa học Giáo dục 2. Khoa Quản lý Giáo dục 3. Khoa Sƣ phạm 4. Bộ môn Đo lƣờng và Đánh giá

1. Trung tâm Công tác Xã hội và Phát triển cộng đồng 2. Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục 3. Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dƣỡng

4. Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng và Phát triển trí tuệ 5. Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học Giáo dục 6. Trung tâm Thông tin Hƣớng nghiệp và Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lý Hình 3.1: Tổ chức bộ máy Trƣờng ĐHGD

Các khoa, bộ môn là các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên, học viên và các nhiệm vụ khác của trƣờng đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng giao gồm: Khoa Sƣ phạm; Khoa Các khoa học giáo dục; Khoa Quản lý giáo dục; Bộ môn Đánh giá và Đo lƣờng.

Ban Giám hiệu Hội đồng

Khoa học và Đào tạo

BCH Đảng bộ

Phòng chức năng Đơn vị đào tạo Đơn vị nghiên cứu Tổ chức đoàn thể

1. BCH Công đoàn

2. Đoàn Thanh niên

Trong các khoa có các bộ môn thuộc khoa. Bộ môn là đơn vị chuyên môn đào tạo, khoa học công nghệ của một hoặc một số chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trƣờng: Trung tâm Công tác Xã hội và Phát triển cộng đồng; Trung tâm Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục; Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dƣỡng; Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng và phát triển trí tuệ; Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Khoa học giáo dục; Trung tâm Thông tin Hƣớng nghiệp và Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lý;

Quy mô đào tạo

Trƣờng ĐHGD đang thể nghiệm một mô hình mới 3+1 và 4+1 trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Mô hình 3+1 đƣợc thiết kế với thời gian 3 năm đào tạo kiến thức cơ bản tại các trƣờng đại học thành viên của ĐHQGHN và 1 năm đào tạo kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm, giáo dục tại Trƣờng ĐHGD. Mô hình 4 +1 đƣợc thiết kế đào tạo khối kiến thức nghiệp vụ sƣ phạm, giáo dục cho những đối tƣợng cử nhân khoa học, ngành đào tạo tƣơng ứng trong thời gian 1 năm.

Tính đến 2015, Trƣờng ĐHGD đã tuyển sinh đƣợc 16 khóa đào tạo cử nhân sƣ phạm hệ chính quy với 4.658 sinh viên; 14 khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 1535 học viên cao học; 10 khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp giảng dạy bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử với gần 945 học viên; 13 khóa đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 170 nghiên cứu sinh (trong đó có 70 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nƣớc); Bồi dƣỡng hơn 5000 giảng viên của gần 60 trƣờng đại học, cao đẳng về Giáo dục học đại học và Nghiệp vụ sƣ phạm đại học và các khóa bồi dƣỡng ngắn hạn khác.

Đội ngũ cán bộ

Trƣờng ĐHGD đƣợc tổ chức theo "mô hình mở và linh hoạt". Ngoài đội ngũ giảng viên do đơn vị quản lý, trƣờng huy động nguồn nhân lực là đội

ngũ cán bộ khoa học cơ bản thuộc các trƣờng thành viên của ĐHQGHN (Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trƣờng Đại học Công nghệ) tham gia hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời khai thác có hiệu quả đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm chất lƣợng cao là các giảng viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục đang làm việc tại các trƣờng, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong và ngoài nƣớc hoặc đã nghỉ hƣu. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức cơ hữu là 354 ngƣời, bao gồm:

- Cán bộ, viên chức do Trƣờng ĐHGD quản lý có 143 ngƣời, bao gồm: 02 giáo sƣ, 12 phó giáo sƣ, 41 tiến sĩ, 47 thạc sĩ, 36 cử nhân và 5 trình độ khác. - Giảng viên giảng dạy tại các trƣờng đại học thành viên của ĐHQGHN trong giai đoạn đào tạo cơ bản (3 năm đầu) bao gồm rất đông đảo giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ và thạc sĩ.

- Giảng viên đã nghỉ hƣu tiếp tục hợp đồng lao động tại Trƣờng ĐHGD gồm 7 ngƣời bao gồm: 02 giáo sƣ, 03 phó giáo sƣ, 01 tiến sĩ và 01 thạc sĩ.

- Giảng viên kiêm nghiệm đào tạo tại Trƣờng Đại học Giáo dục gồm 07 ngƣời bao gồm : 03 phó giáo sƣ và 04 tiến sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)