Phân tích TD

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 53 - 54)

Ch-ơng 2 : Quản trị RRTD của chi nhánh NHCT Hà Tây

2.2.3. Phân tích TD

Phân tích TD là công việc hết sức quan trọng và cần thiết vì mục đích của phân tích TD là nhằm thiết lập hệ thống phòng ngừa RRTD tr-ớc khi quyết định cho vay cũng nh- trong quá trình quản lý tiền vay. Trong nền kinh tế thị tr-ờng, phân tích TD giúp cho NH có thể đánh giá đúng khách hàng cũng nh- tình trạng, mức độ RR của các khoản TD đã cung cấp để đ-a ra các biện pháp quản lý phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn TD. Nếu phân tích TD không hiệu quả sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NH và có thể gây ra nhiều RR.

Dựa vào kết quả phân tích và chấm điểm TD và xếp hạng khách hàng theo định kỳ, chi nhánh sẵn sàng đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay hợp lý cho những khách hàng có đủ điều kiện cho vay, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động SXKD hiệu quả, đảm bảo tạo ra nguồn trả nợ NH cả gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo chi nhánh chủ tr-ơng kiên quyết từ chối các ph-ơng án/dự án kém hiệu quả, RR cao, kiểm soát chặt chẽ và từng b-ớc giảm thấp d- nợ đối với các khách hàng khó khăn về tài chính, hoạt động kém hiệu quả.

2.2.4. Giải ngân và giám sát các khoản vay:

Thông th-ờng, NH áp dụng ph-ơng thức cho vay từng lần với các khách hàng có mức độ giao dịch không th-ờng xuyên. Đối với khách hàng truyền thống hoặc có quan hệ t-ơng đối th-ờng xuyên và có độ tin cậy cao thì NH th-ờng cho vay theo hạn mức. Sau khi có quyết định cho vay, tuỳ từng nhóm khách hàng, từng loại hình cấp TD, từng kỹ thuật cấp TD thì cán bộ TD sẽ áp dụng các hình thức giải ngân khác nhau. CBTD kiểm tra kỹ các hồ sơ, chứng từ làm cơ sở cho từng lần giải ngân. Ví dụ: đối với cho vay để mua vật t- hàng hoá, máy móc thiết bị thì giải ngân bằng chuyển khoản trả thẳng cho đơn vị bán hàng trên cơ sở các hợp đồng, hoá đơn chứng từ cung cấp vật t- hàng hoá. Đối với giải ngân các dự án đầu t- thì việc giải ngân gắn liền với tiến độ thực hiện của dự án. Dù theo hình thức nào thì việc giải ngân đều phải thực hiện theo nguyên tắc: “Việc cấp TD phải có hàng hoá đối ứng và phù

Đồng thời, chi nhánh chỉ đạo cán bộ th-ờng xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng để đảm bảo mỗi lần cấp thêm vốn phù hợp tiến độ sử dụng của họ. Bất cứ một thông tin nào cho thấy khách hàng làm sai so với ph-ơng án/dự án đã đ-ợc thẩm định hoặc những dấu hiệu báo hiệu khả năng RR mất vốn xẩy ra, NH sẽ ngừng ngay việc cấp vốn và tìm các biện pháp giải quyết (đã sử dụng biện pháp cứng rắn, đôi khi dùng biện pháp mềm mỏng nhằm thu hồi đ-ợc vốn). Bằng biện pháp này chi nhánh đã hạn chế đ-ợc rất nhiều RR xẩy ra khi khách hàng có ý định gian lận hay chiếm dụng vốn.

Ngoài việc kiểm tra các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp, lãnh đạo chi nhánh luôn quán triệt CBTD phải xuống cơ sở xem xét tình hình SXKD, đôn đốc khách hàng trả nợ. Kết quả khảo sát thực tế định kỳ tại cơ sở SXKD của khách hàng sẽ là thông tin để NH tiến hành thẩm định về thực tế các chỉ tiêu tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tr-ờng hợp khách hàng khó khăn, NH sẽ trực tiếp t- vấn, cùng khách hàng tìm cách cách khắc phục. Nếu khách hàng không thể khắc phục đ-ợc khó khăn và đang đứng tr-ớc nguy cơ mất khả năng thanh toán, buộc NH phải dùng những biện pháp nh- thanh lý TSĐB, quan hệ với các cấp chính quyền địa ph-ơng để tìm ph-ơng án tối -u cho việc thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 53 - 54)